Mình có dàn âmly sony STR-DK5 muốn thêm loa sub woofer nữa thi mua loại

nào cho tương thích.xin mách giúp.Cảm ơn nhiều
Gà con
Gà con
Trả lời 16 năm trước
Bác thử tham khảo bài này xem có giúp gì cho bác không nhé! Em thì ko có kinh nghiệm mua loa nên đúng là vụ này em chịu rồi [:(][quote] Chỉnh bass cho home theater Mặc dù đã đầu tư một "núi tiền" vào bộ dàn xem phim với đầy đủ thiết bị tăng âm, thu, phát và hệ thống loa đa kênh, bạn vẫn cảm thấy chưa thoả mãn với âm thanh của nó. Trong đa số trường hợp, việc cài đặt lại hệ thống tỏ ra đúng đắn hơn là tốn thêm tiền nâng cấp. Cài đặt hệ thống rạp hát gia đình không đến nỗi quá khó khăn. Với quyển hướng dẫn sử dụng receiver, bạn có thể tự cài đặt, ghép nối các thiết bị với nhau. Sau một số lần chỉnh sửa, bạn có thể làm cho hệ thống loa 5.1-7.1 của mình tái tạo âm thanh sống động như trong rạp chiếu phim. Loa siêu trầm (subwoofer) trình diễn tiếng bass mạnh đến độ cửa kính rung bần bật. Nhưng sau một thời gian nghe, bạn sẽ cảm thấy tiếng bass sao mà khó chịu, khiến người nghe thấy ấm ách trong lòng. Âm thanh giữa cặp loa chính và loa siêu trầm hình như lệch pha, trong khi bạn đã cài đặt đúng quy trình trong sách hướng dẫn. Việc tốt nhất nên làm lúc này là thử vài động tác set up đơn giản, xem tình hình có thể cải thiện được hay không. Phần lớn những người mới chơi hệ thống hometheater chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ năng kiểm soát tiếng bass. Kiểm soát tiếng bass nghĩa là khai báo cỡ loa (size) và điểm cắt tần số phù hợp nhất trên thiết bị điều khiển trung tâm receiver để mang lại khả năng xử lý tối ưu của cả hệ thống. Tuy nhiên, điểm cắt, tần số cắt là gì? Crossover frequency (tần số cắt) là ranh giới giữa chế độ tần số được thiết lập cho loa trầm với chế độ tần số được thiết lập cho loa trung; hoặc tương tự như vậy, giữa loa trung và loa tép. Crossover point (điểm cắt tần số) của loa subwoofer là điểm khống chế khoảng hoạt động của loa siêu trầm. Trên điểm đó là khoảng hoạt động của loa front, rear và center. Large speaker là loa cỡ lớn, có dải tần xấp xỉ từ 20Hz đến 20kHz. Trong toàn bộ dải tần đó loa siêu trầm hoạt động mà không gây méo tần số. Do có thể hoạt động ở dải tần rộng như vậy, loa này không nhất thiết phải có subwoofer đi kèm. Small speaker là loa cỡ nhỏ, không thể hoạt động trong toàn bộ dải tần từ 20Hz đến 20kHz. Vì vậy cần phải có thêm loa siêu trầm phối ghép với nó để có thể bổ sung hiệu ứng âm thanh ở khoảng tần số thấp. Chẳng hạn như tiếng đạn đại bác, tiếng sấm hoặc những nốt nhạc cực thấp trong dàn nhạc. Receiver (còn có thể gọi là ampli tích hợp đa kênh) hay bộ xử lý đa kênh (preampli đa kênh) đều có chức năng kiểm soát tần số cắt cho các loa trong hệ thống rạp hát gia đình. Một số receiver đời cũ hay các receiver đời mới rẻ tiền hoặc loại "tất cả trong một" thường thiết lập sẵn chế độ tần số cắt cố định (thường là ở mức 80 hay 90Hz). Đối với loại này, bạn không thể điều chỉnh kích cỡ của loa cũng như không thể điều chỉnh mức tần số cắt. Loại receiver thứ hai khá phổ biến hiện nay, là loại thiết lập sẵn nhiều mức tần số cắt (còn gọi là variable crossover). Loại receiver này cho phép bạn có thể đặt chế độ loa ở cỡ lớn (large) hay nhỏ (small) và lựa chọn một trong các mức tần số cắt đã được định sẵn cho các loa để đạt tới sự phối hợp tối ưu giữa loa subwoofer và các loa khác. Loại thứ ba là các receiver cao cấp do một số ít hãng sản xuất. Loại này sử dụng chipset Circus, cho phép người sử dụng tự thiết lập tần số cắt cho từng loa siêu trầm, loa chính (front), loa tay (rear), loa phía sau (rear back) và loa trung tâm (center). Receiver và preampli đa kênh loại này chỉ được sử dụng trong các hệ thống đa kênh đắt tiền và nó cũng đòi hỏi người sử dụng ít nhất phải có một chút chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các bước cài đặt chính xác. Việc cài đặt các thông số về tần số cắt cho loa trên receiver có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kiểm soát tiếng bass. Tuy nhiên, để có thể set up đúng hệ thống của mình, bạn phải hiểu được nguyên lý thiết lập mức cắt tần số và tác động của nó với chất lượng trình diễn tổng thể của hệ thống. Nếu cài đặt sai, bạn không thể nghe thấy hết các tầng trình diễn âm thanh trong đĩa DVD. Hơn nữa, việc cài đặt sai tần số làm cho các loa trong hệ thống bị hiện tượng rối tiếng và méo tiếng. Hiện tượng này nảy sinh do dải tần mà receiver thiết lập để cho các loa hoạt động không phù hợp với dải tần thực tế của loa và làm cho chúng không thể xử lý được. Đối với một hệ thống quá chênh lệch (chẳng hạn loa chính là loại loa cột lớn nhưng loa surround lại là loa máy tính), việc cài đặt tần số cắt sẽ phải chấp nhận hy sinh một vài hiệu ứng surround để đảm bảo tính cân bằng chung. Một kinh nghiệm trong việc xác định tần số cắt là căn cứ vào đường kính củ loa bass thành phần. Trong hệ thống loa vệ tinh với các loa bass đường kính từ 3-4 inch (7,5-10 cm), ta có thể thiết lập mức cắt tần số trong khoảng 100-120Hz. Đối với loa bookself, mức này là từ 60-100Hz. Đối với loa cột có bass lớn hoặc nhiều loa bass, bạn có thể thiết lập bất kỳ mức nào trong khoảng từ 40-80Hz. Đó là về lý thuyết, còn theo khuyến cáo của THX, bạn nên thiết lập mức cắt đồng loạt 80Hz và đặt cỡ loa "Small" đối với tất cả các loa. Đối với hệ thống không đồng bộ (các loa thành phần trong hệ thống không cùng chủng loại), khi cài đặt mức tần số cắt crossover, cần chú ý những điểm sau: Đặt tần số cắt ở mức tối thiểu mà cặp loa thành phần nhỏ nhất trong hệ thống có thể chịu đựng được. Nếu hệ thống của bạn quá chênh lệch (chẳng hạn loa chính là loại loa cột lớn nhưng loa surround lại là loa máy tính) thì sẽ phải chấp nhận hy sinh một vài hiệu ứng surround để đảm bảo tính cân bằng của cả hệ thống. Thay đổi mức cắt tần số và cỡ loa sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều tới mức âm lượng của các loa. Vì vậy bạn nên test thử nhiều lần mức tiếng (level) của các loa thành phần cho tới khi bạn nhận thấy sự cân bằng tổng thể của cả hệ thống. Thông thường trong các receiver, mức level này được setup qua menu SPL. Bên cạnh việc cài đặt đúng mức cắt tần số, ta cũng phải lựa chọn cỡ loa lớn (large) hay nhỏ (small) cho hợp lý. Một số người cho rằng việc đặt chế độ large sẽ làm loa bookshelf thể hiện tốt hơn! Đây là ngộ nhận tai hại. Việc thiết lập cỡ loa large có nghĩa là làm cho receiver hiểu rằng chiếc loa đó có thể hoạt động trong toàn dải tần từ 20Hz-20KHz và nó sẽ gửi tất cả các tín hiệu trong toàn dải tới loa mà không cắt đi dải tần nào. Trong trường hợp bạn không dùng subwoofer thì việc thiết lập chế độ large với một đôi loa cột có dải tần rộng là hợp lý. Nhưng nếu có loa siêu trầm thì việc thiết lập chế độ large có nghĩa là bạn đã để đôi loa chính xử lý khoảng dải tần cực thấp, trong khi đó lại là phạm vi xử lý của loa sub. Trong khi đó, một đôi loa bookshelf dải tần từ 50Hz đến 20kHz 3dB không thể xử lý được những tín hiệu ở khoảng tần số dưới 50Hz. Nên nếu setup ở chế độ large thì trên thực tế nó sẽ gây ra hiện tượng méo tiếng hoặc phải loại bỏ những tín hiệu dạng sóng ở khoảng tần số thấp mà nó không thể tái hiện được. Giả sử toàn bộ tín hiệu tần số trong khoảng 25 - 50Hz được receiver gửi tới loa bookshelf, cặp loa này sẽ phải rất vất vả tái tạo những âm thanh ở khoảng tần số mà nó không được phép hoạt động. Tai hại hơn, những tín hiệu trong khoảng tần số thấp này cũng không được gửi tới subwoofer vì chiếc receiver đã bị "đánh lừa"! Thực tế cho thấy, nếu thiết lập mức cắt tần số ở 80Hz thì các loa bookshelf sẽ hoàn toàn thoải mái trong việc xử lý các tín hiệu trong khoảng tần số mà nó có thể tái hiện tốt. Do đó, phát huy tối đa hiệu năng và giảm được hiện tượng méo tiếng. Vậy, đáp án cuối cùng là phải cài đặt các loa bookshelf và loa vệ tinh ở chế độ small và dành những tín hiệu ở dài tần thấp cho loa siêu trầm xử lý. Ngoài ra, sóng âm ở khoảng tần số thấp dưới 120Hz có tính vô định hướng. Điều đó có nghĩa là việc đặt subwoofer ở một chỗ cố định cũng có thể tái tạo được âm thanh vòm nhờ vào khả năng của bộ xử lý surround trong receiver. Do đó, việc thiết lập chế độ small đối với tất cả các bookshelf, và loa vệ tinh, kết hợp với sử dụng subwoofer sẽ làm cho tiếng bass của cả hệ thống đạt tới sự hoà hợp. Đối với loa cột lớn, việc setup chế độ small cũng đạt được hiệu quả tích cực. Mặc dù loa cột có dải tần rộng hơn rất nhiều so với loa bookshelf, nhưng nó không thể tái tạo được tín hiệu ở dải tần cực thấp, trong khoảng xử lý của subwoofer. Nếu thiết lập chế độ large cho loa cột thì cả loa cột và loa sub sẽ cùng xử lý dải tần thấp, do đó gây nên hiện tượng quá dư thừa tiếng bass. Khi cài đặt chế độ small và thiết lập mức tần số cắt ở khoảng 60Hz thì loa cột sẽ chỉ phải tập trung xử lý những tín hiệu âm thanh trên dải tần 60Hz. Như vậy, âm thanh được cải thiện đáng kể. (nguồn: sohoa)[/quote]
Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Em nghĩ bác nên mua sub woofer cùng hãng với ampli. Hay bác làm bộ Koda em thấy cũng khá ổn. Cách ghép sub woofer thêm vào bộ dàn khá đơn giản. Vì sub thường đã có sẵn amp bên trong do đó rất thuận tiện. Phía sau của Preamp, thường là có hai đôi (left & Right) ngõ ra, một thì đã nối qua Amp. Đôi (ngõ ra của Preamp) còn lại, dùng cặp dây RCA interconnects nối vào phía sau của sub, nối thêm dây nguồn cho cái sub. Mở máy bộ dàn và cái subwoof. Chỉnh volume của sub cho phù hợp với dàn Stereo. Chỉnh nút Phase và Frequency cho phù hợp tai nghe. Bác định mua sub tầm bao nhiêu để em tư vấn tiếp hihi[:-P]
Trả lời 16 năm trước
Tôi đã dùng qua bộ này, chất âm nghe TB. Có đường cắm loa sub ở phía sau .Bạn mua sub Ya hoặc Koda nghe ổn .
Shop HangBinhDan
Shop HangBinhDan
Trả lời 15 năm trước
Em có con SUB bác xem có chơi ko nhé http://hangbinhdan.com/index.php?page=shop.browse&category_id=8&option=com_virtuemart&Itemid=33&vmcchk=1&Itemid=33