Những bí quyết làm nên thành công của tập đoàn xe tải FAW của TRUNG QUỐC

Trả lời 15 năm trước
[b]Bí quyết thành công của xe hơi Trung Quốc[/b] Chiếm lĩnh dần thị phần trong nước, tăng cường xuất khẩu, ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đang gặt hái thành công sau nhiều năm theo đuổi chính sách "mượn" công nghệ tiên tiến, thu phục nhân tài từ các nước phát triển. Dự kiến, Trung Quốc sẽ chiếm 10% lượng xe xuất khẩu toàn cầu vào 2010. Theo kết quả thống kê năm 2005, doanh số tăng 26,9% so với 2004 lên 3,1 triệu xe, thị trường xe Trung Quốc đang có bước phát triển ấn tượng. Trong đó, các hãng xe nội địa chiếm tới 28,7% thị phần. Đứng đầu trong các hãng xe nội địa là Chery Automobile với thị phần 7%. Trong khi đó, toàn bộ các hãng xe Mỹ chiếm 14% và riêng General Motors là 10,7%. Trong cuộc chiến giành thị phần xe trong nước, Chery và Geely là hai thương hiệu chính. Hiện tại, hai nhà sản xuất này đã chiếm phần lớn thị phần của phân khúc B. Giám đốc trung tâm dự đoán thị trường xe hơi Trung Quốc cho biết 2006 sẽ là năm của các hãng xe nội địa. Xiali Charade, chiếc sedan có giá 38.000 NDT (4.700 USD) lắp đặt nhà máy Tianjin FAW Xiali Automobile là mẫu xe bán chạy nhất tháng 1/2006 với 19.138 chiếc. Giá rẻ, bền, dễ sửa chữa là những ưu điểm của Charade. Những năm đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp ôtô, chất lượng thấp là nguyên nhân chính khiến xe hơi Trung Quốc không tiếp cận được thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, Geely, Chery cùng Great Wall đã tìm đường xuất khẩu xe sang các nước Hy Lạp, Syria, Ukraine, Columbia, nơi yếu tố quyết định chỉ là giá cả. Syria là nước nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc với 600 chiếc trong 10 tháng năm 2005. Trong số xe xuất khẩu, Chery sử dụng động cơ 2.0 từ những năm 1990 của Mitsubishi để lắp trên mẫu xe mới nhất SUV Tiggo. Tuy nhiên, ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc không dừng lại ở đó. Để hướng tới thị trường cao cấp châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc ra sức tìm kiếm nhân tài trên thế giới và đưa về các hãng sản xuất xe hơi và phụ kiện. Mục tiêu của chính sách đó là các kỹ sư và chuyên gia cao cấp xuất thân từ thủ phủ ngành công nghiệp ôtô Mỹ, Detroit. Có hàng nghìn sinh viên Trung Quốc đến Mỹ những năm 1980-1990 và đạt chứng chỉ, bằng cấp tốt nhất như của MIT, Harvard, Michigan. Bên cạnh đó là các nhân viên làm việc cho Ford, GM hay Chrysler. Họ là những người đủ kinh nghiệm và trình độ để thẩm định cũng như nâng cao chất lượng xe. Thành quả sau 2 năm xây dựng đội ngũ chuyên gia mang lại cho công nghiệp xe hơi Trung Quốc bộ mặt mới. Chính sách đào tạo kỹ sư quốc tế giúp các nhà sản xuất chế tạo được các loại động cơ công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn Euro IV, tiêu chuẩn khí thải cao nhất hiện nay của châu Âu. Nếu Trung Quốc tập trung sản xuất xe chất lượng cao thì việc giữ giá thấp là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, các hãng xe nước này đã khéo léo "mượn" công nghệ của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới bằng cách hợp tác liên doanh. Họ sản xuất xe mà không mất tiền nghiên cứu hay phát triển. Mẫu xe bán chạy nhất Chery QQ dựa trên chiếc Daewoo Matiz, còn Geely Haoqing lắp ráp từ mẫu xe cũ Daihatsu Charade. Khi các nhà sản xuất trong nước đủ lớn mạnh, đồng thời, các liên doanh ngày càng khắt khe hơn trong việc chuyển giao công nghệ thì ngành ôtô Trung Quốc đi "mua". Sự kiện Lifan bỏ tiền thôn tính nhà máy sản xuất động cơ của BMW và Chrysler tại Brazil là bước khởi đầu cho chính sách đó. Bên cạnh, giá nhân công rẻ cũng là cách để các hãng giảm giá thành. Chính phủ Trung Quốc có chính sách rõ ràng và định hướng tốt cho tương lai. Ngoại trừ Geely Motors, hầu hết các hãng sản xuất nội địa đều do địa phương, tỉnh và chính phủ quản lý. Tất cả chúng có mối liên hệ với nhau và nằm trong chiến lược chung để phát triển. Theo dự đoán của các chuyên gia, vào 2010, Trung Quốc có thể chiếm 10% tổng số xe xuất khẩu trên toàn cầu.