Làm thế nào khi trẻ bị tia lưỡi?

Xin cho hỏi cháu được 5,5 tháng, tôi dùng Nystatin đánh tưa cho cháu có được không? Lưỡi cháu rât nhiều tưa, đánh sáng sạch thì sau 1 ngày là dầy một lớp trắng phủ lưỡi. Sáng đánh tưa thì cháu ăn ngon miệng nhưng nếu để 2 ngày không đánh là cháu ăn kém hơn. Lúc đó miệng thở hơi hôi và hơi có vị chua (như vị của thức ăn trớ ra vậy). Xin bác sĩ giúp vì mỗi lần đánh tưa tôi hay phải đưa sâu vào để chà bề mặt lưỡi, cháu bị ọe (ra rớt) tôi sợ cháu quen và hay ợ . Xin cảm ơn!
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu. Nguyên nhân chính là do một loại vi nấm (thường là Candida albicans) gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất làtrẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời. Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa, do tay, do đồ chơi hoặc chai đựng sữa, kể cả môi trường sống. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi. Xử lý: Cần giữ vệ sinh vú mẹ và các vật dụng cho trẻ (rửa sạch, luộc kỹ), giữ tay trẻ sạch sẽ. Thuốc: Trước đây và cho đến nay mọi người thường mách bảo nhau cách quấn mảnh gạc sạch vào đầu ngón tay trỏ, tẩm vào mật ong để đánh tưa. Đánh tưa đến khi sạch màng giả trẻ rất đau rát vì màng giả bám chặt vào niêm mạc. Đánh xong miệng lưỡi trẻ đỏ ửng, đau rát đến nỗi sợ bú. Nhưng điều quan trọng hơn là trong mật ong thường có độc tố của loại vi khuẩn có tên là clostridium botulium tiết ra, độc tố này độc với thần kinh cơ, gây liệt cơ. Vì vậy không nên dùng mật ong để đánh tưa. Tốt nhất là cho trẻ uống nystatin - loạithuốc kháng nấm có tác dụng đặc hiệu với Candida albicans. Liều dùng do bác sĩ chỉ định. Bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian sau: Lấy một ít lá rau ngót rửa sạch, ngâm thuốc tím để diệt khuẩn rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng gạc mềm thấm nước này, nhẹ nhàng lau lưỡi cho trẻ mỗi ngày 2 lần. Để phòng tưa lưỡi, cần giữ vệ sinh vú mẹ và các vật dụng cho bữa ăn của trẻ. Khi ăn xong, nên vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý (natri clorid).