1.Cách dùng dao, nĩa khi ăn các món nhiều xương (sườn nướng, đùi cánh, gà..) ?

Về cách dùng dao nĩa trong các món ít xương hay toàn thịt thì em cũng có biết sơ sơ, ăn các món bình thường thì vô tư thoải mái. Nhưng cứ đến những món nào có nhiều xương ( vd : sườn nướng, đùi gà nướng, cánh gà rán...) là em pótay vì ko biết dùng dao nĩa lọc thịt ra như thế nào, lóng nga lóng ngóng thế là bực mình cầm lên ăn luôn [:,)] Có bác nào biết cách dùng dao nĩa lọc thịt có xương 1 cách nhẹ nhàng êm ái thoải mái thì chỉ em với ạ [:-/]
Tử vi lá số
Tử vi lá số
Trả lời 16 năm trước
Dĩa cầm ở tay trái, dao ở tay phải. Dĩa được dùng đễ giữ đồ ăn (thức ăn) cần cắt nguyên ở một vị trí trên đĩa. Dao khi đó sẽ làm nhiệm vụ cắt từ tốn, nhẹ nhàng, không gầy ồn ào ầm ĩ, không gây náo loạn cái sự hừng hực ăn uống. Khi đang cắt thức ăn, các bạn lưu ý là dĩa nằm ở vị trí úp, tức là phần lưng lồi của dĩa ở phía trên, mũi dĩa ở mặt đĩa. Khi giữ thì giữ chặt tay để miếng thức ăn đừng bị trượt đi trượt lại trên mặt đĩa, trông chúng ta sẽ khá ngớ ngẩn giữa đám thực khách sành ăn. Vì thế giữ chặt. Nhưng cũng lưu ý đừng chặt quá, nếu chặt quá trông bạn sẽ rất căng thẳng (vì sợ miếng thịt sắp mọc cánh bay đi mất) hoặc một sơ ý nhỏ cũng có thể lật tung cả cái đĩa, do vừa gồng tay dao tay dĩa như Hercules. Tệ hại hơn là đổ vỡ dây chuyền. Tôi đã chứng kiến có người gồng mình giữ chiếc dĩa và nghiến răng cắt thịt bò hơi dai, chỉ hơi quá chút thôi, thì sức khỏe phi phàm của anh ta cho cả cái bàn ăn khách sạn "kềnh" không kịp cứu chữa. Một điểm quan trọng nữa là vị trí tay. Tay ở vị trí úp mu bàn tay và song song với dĩa khi đang cắt. Như thế là vị trí chính bạn sẽ thấy thoải mái, dễ chịu nhất, cũng là hợp lý nhất. Đừng bao giờ dùng cả bàn tay "tóm lấy dĩa" như cầm vợt cầu lông, vì trông rất kỳ quặc. Khi đã cắt xong đưa lên ăn, thì tay cầm thoải mái hơn, xúc như thìa. Nhưng lưu ý là đừng bao giờ bỏ dao dĩa xuống, để đổi dĩa sang tay phải cho thuận việc xúc nhé. Tôi nghe nói họ kiêng việc đó! (Giống người Việt kiêng gõ đũa vào nhau trong bữa ăn vậy). Khi ăn chưa xong thì lúc nghĩ để nói chuyện, đặt dao dĩa đàng hoàng ở 2 bên dĩa, và đặt úp lưng dĩa lên phía trên. Lúc ăn xong rồi, muốn ra dấu để người phục vụ hiểu mà dọn hoặc thay giúp (nếu ăn à-la-carte) thì đặt ngửa dĩa và dao song song vào lòng đĩa. Ở Pháp thì đặt ngữa dĩa và dao hơi bắt chéo nhau thì cũng là ra hiệu kết thúc hoặc thay lượt dao-dĩa đó. Một lưu ý rất quan trọng là với một miếng thịt dài, hay trứng ốp-la cuộn, hoặc ham, đừng bao giờ làm một việc mà người Việt vui tính-ít hiểu biết rất thích làm: Cắt sẵn nhỏ các miếng ra ăn cho tiện. Cái này xuất phát từ khả năng kiểm soát dĩa dao kém, nên họ thường tiện tay xẻ hết cả ra, ngồn ngồn một đĩa đầy đã cắt sẵn. Nó tạo cảm giác "tâm hồn ăn uống" thái quá, và làm người khác liên tưởng tới đứa trẻ lên 3 lên 4, khi bàn tay chúng chưa thể điều khiển tốt, bố mẹ thường phải cắt hộ. Tạm thế, có gì nhớ ra thì sẽ bổ sung.
Wasabi
Wasabi
Trả lời 16 năm trước
Đàn bà, xôi nếp, thịt gà. Cả 3 thứ ấy toàn là dùng tay.[:D]