Mình rất hay bị mệt,ngủ nhiều,sức đề kháng kém,đi khám bảo rối loạn thần kinh thực vật,không biêt có đúng không?

Mình rất hay bị mệt,ngủ nhiều,sức đề kháng kém,đi khám bảo rối loạn thần kinh thực vật,không biêt có đúng không?

Năm nay mình 20 tuổi,triệu chứng mệt thì từ nhỏ,cảm thấy mệt nằm một lúc lại khỏe,xong lai mệt,buổi sáng dậy mệt,thường cố gắng lắm mới dậy được.Mùa hè hay ra mồ hôi chân tay,liên tục,đi khám nhiều nơi bác sỹ bảo rối loạn hệ thần kinh thực vật.Nhưng hôm nọ minh tình cờ đọc trên mạng thấy mình có các triệu chứng bệnh tiểu đường:khát nước ,uống nhiều nước nhưng uống bao nhiêu vấn khát,ăn nhiều cũng lên cân nhưng lại dễ sút cân.Thể trạng bây giờ chỉ hơi gầy 1 tý,cao 1mét 67,nặng 54 kg,nhưng do mệt nằm nhiều nên người không đều :tay bé tý gầy,bụng hơi phệ,nhìn phia sau thấy người to,nhìn phía trước mặt gầy.

Hễ làm việc 1 tý là lại mệt,cảm thấy khỏe vào buổi chiều và tối,đi học 1 buổi về lại mệt ,đi khám X-quang,cắt lớp,điện não đồ,lưu huyết não ở vùng đầu thấy vẫn binh thường.Hiện ăn uống vẫn bình thường,ăn tốt.Mình đoán bị bệnh tiểu đường,vì thấy các dấu hiệu của bệnh này,mỗi khi mình ngủ nhiều mới cảm thấy khỏe...

Mình đang rất lo lắng,mong các bạn,cô bác biết bệnh của mình hãy tư vấn hộ,và nếu đi khám thì khám ở đâu,mình đang là sinh viên,không có điều kiện chữa bệnh,nhưng có thẻ bảo hiểm.Xin cám ơn!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Nhiều người mệt mỏi không rõ nguyên nhân tại sao. Dưới đây là 10 bệnh có thể làm bạn cảm thấy như vậy.

Trong số 20 - 30% trường hợp mệt mỏi thì có nguyên nhân là từ một bệnh dưới đây. Nếu bệnh tật gây cho bạn sự mỏi mệt thì bạn sẽ cảm thấy đột ngột mỏi mệt hoặc ngày càng mệt mỏi hơn.

Nếu cảm thấy quá mệt khi đi bộ, làm việc, tắm hay đơn giản là mặc quần áo thì hẳn đó là một bệnh nghiêm trọng. Vậy sự mệt mỏi của bạn có phải là triệu chứng của một bệnh nào đó?

1. Suy nhược và u sầu

Cứ 10 người thì có 1 người bị suy nhược trong một giai đoạn nào đó. Rất nhiều người suy nhược phàn nàn rằng họ thấy mệt mỏi. Sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin có thể gây ra mệt mỏi, thờ ơ và có cảm giác đau đầu.

2. Bệnh thiếu máu

Thiếu sắt hay hồng cầu có thể khiến lượng ôxy tới các tế bào giảm và nếu não, cơ bắp và một số bộ phận khác không đủ ôxy sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đi bộ, hay làm việc gì cần tới thể lực.

3. Bệnh về khớp

Đặc điểm của các bệnh này, kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da.

4. Trục trặc tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất ra các hormone quyết định tốc độ chuyển dưỡng của cơ thể. Nếu hormone tuyến giáp quá ít thì sẽ làm quá trình chuyển dưỡng chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, da và tóc trở nên khô, xỉn và bạn có thể tăng cân do cơ thể chậm “đốt cháy” calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức mà cơ thể bị suy nhược.

5. Tiểu đường và kháng cự insulin

Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản. Chỉ một sự cố gắng nhỏ cũng đủ để làm bạn thấy mỏi mệt vô cùng.

6. Có vấn đề về huyết áp

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là 1 triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn thấy mệt mỏi.

Huyết áp thấp thường khiến người mang bệnh bị chóng mặt và lờ đờ.

7. Những bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt.

Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương hay cơ tim, tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), HIV (kèm thêm giảm cân, tiêu chảy, viêm phổi, thiếu máu), lao và viêm gan.

8. Ngừng thở khi ngủ và có vấn đề về tai mũi họng

Viêm mũi mãn tính (dị ứng), viêm xoang, sưng amidan, ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng ôxy cung cấp cho các tế bào. Thậm chí bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

9. Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nào đó ở tim, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn.

10. Những triệu chứng không nên bỏ qua

Một số triệu chứng kết hợp với những đợt mệt mỏi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó. Đó có thể là tiếng chuông cảnh báo mà bạn cần hết sức lưu tâm khi đau ngực, thở gấp, các cơ bắp trở nên yếu ớt, có ý nghĩ tự tử.

Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay trầm cảm nặng. Hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay tập luyện, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi.

Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh liên quan tới tuyến giám, viêm nhiễm mãn tính.

Sốt và đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm nghiêm trọng chẳng hạn như HIV, sốt Malta, tuberculosis, hay endocarditis.

Da vàng hay xám hoặc mắt vàng có thể biểu hiện của thiếu máu hay viêm gan.

Một số biểu hiện khác chẳng hạn như nhìn 1 hóa 2, mắt mờ, nổi gân ở cổ, da mất cảm giác, đau ở vùng dạ dày, yếu cơ, lõm ở tay/nách/háng, xuất huyết... cũng cần đi khám ngay.

pq
pq
Trả lời 14 năm trước

Sau một thời gian làm việc, năng lực hoạt động của cơ thể tạm thời bị giảm sút. Hiện tượng đó gọi là mỏi mệt. Biểu hiện dễ thấy nhất là mắt thâm quầng, khuôn mặt đờ đẫn.

Nguyên nhân sinh mệt mỏi tùy thuộc vào những hoạt động khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do hệ thống thần kinh trung ương - bộ phận chỉ huy - bị mệt mỏi trước tiên. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: thiếu ôxy do làm việc nặng mà không kịp thở hoặc làm việc nơi không thoáng khí; thiếu chất bồi dưỡng do làm việc lâu, cơ thể bị đói gây hạ đường huyết; có nhiều chất độc tích lũy trong cơ thể do phổi hoạt động kém, khí carbonic ứ đọng không được thải bỏ kịp thời; nhiệt độ cơ thể tăng do làm việc ở nơi nhiệt độ cao, ngoài nắng; cơ thể bị mất nước (làm giảm thể tích máu). Các bệnh về mắt, stress cũng gây mệt mỏi (vì thần kinh căng thẳng khiến chúng ta nín hơi, làm giảm lượng ôxy đến tim).

Nếu khắc phục được những nguyên nhân trên thì hệ thần kinh trung ương sẽ lâu mệt mỏi hơn, chứ không thể loại trừ hoàn toàn được mệt mỏi. Do đó, ngoài việc rèn luyện thể lực thì vấn đề nghỉ ngơi tích cực là cách khắc phục mệt mỏi hiệu quả nhất. Nghỉ ngơi tích cực có nhiều hình thức đa dạng. Khi học tập, nghiên cứu, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể nghe nhạc để thư giãn hoặc làm những công việc lao động chân tay như quét nhà, chăm sóc cây cảnh... Nhưng hình thức nghỉ ngơi tích cực tốt hơn cả là tập thể dục. Cử động bắp thịt sẽ tạo nên những xung động và cảm ứng thần kinh rất lớn. Các nhà khoa học đã chứng minh khi các cơ vận động thì thần kinh trung ương được nạp thêm năng lượng, và đó là cơ sở của sự nghỉ ngơi tích cực.

Một số động tác thể dục chống mệt mỏi thường là các động tác vận động bắp thịt và cơ kết hợp với thở sâu. Ví dụ: Khi ngồi cúi mình làm việc lâu thấy mệt mỏi, bạn có thể ưỡn mình để cơ duỗi cột sống và cơ căng lồng ngực hoạt động...