Thuốc trị bệnh trĩ nào tốt? Có thuốc trị bệnh trĩ nào để ngừa phẫu thuật không?

Thuốc trị bệnh trĩ có loại nào hiệu quả? Thuốc trị bệnh trĩ loại nào an toàn? Em muốn mua thuốc trị bệnh trĩ làm từ thảo dược nhưng không biết loại nào cả. Các bác chỉ cho em với nhé. Mẹ em bị bệnh trĩ độ 2. Cho em hỏi thêm cái thuốc trị bệnh trĩ Safinar do công ty dược TW Mediplantex sản xuất có tốt không? Em xem trên internet, và trên tivi thấy giới thiệu rất nhiều.

Thuốc trị bệnh trĩ
Thuốc trị bệnh trĩ
Trả lời 12 năm trước

Bệnh trĩ dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều

Bệnh trĩ dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều

Bệnh trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ. Vì xấu hổ, rất ít người chịu đi khám, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.

Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.

Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm - Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.

Benh tri de mac do ngoi may tinh

Chữa trị bệnh trĩ như thế nào?

Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,...; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo trĩ... Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.

Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,...

thuoc tri benh tri thuoc tri benh tri SAFINAR 3
Thuốc tiêu trĩ Safinar làm co búi trĩ ra sao?

Thuốc đông dược Tiêu trĩ SAFINAR chứa các dược liệu quí Hòe giác, Đương quy, Phòng phong, Chỉ xác, Hoàng cầm, Địa du với các dược tính thanh nhiệt, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Thuốc tiêu trĩ Safinar dùng cho các trường hợp: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ có viêm, táo bón, đi ngoài ra máu. Thuốc tiêu trĩ Safinar do công ty CP Dược TW Mediplantex sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, đã được ứng dụng lâm sàng được sử dụng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân trĩ, chính là giải pháp hiệu quả an toàn giúp người bệnh trị bệnh trĩ nhanh và ngừa bệnh trĩ tái phát.

Máy tính là trợ thủ đắc lực trong công việc, học tập của phần lớn học sinh, sinh viên và giới văn phòng hiện nay. Hãy biết sử dụng nó một cách hợp lý để giảm nguy cơ các bệnh không đáng có, đặc biệt là bệnh trĩ – căn bệnh thầm kín với mỗi người.

Điện thoại tư vấn : 0436686226 – 0466756717

Bạn có thể xem tư vấn điều trị bệnh trĩ ở đây nhé: TS Phạm Hưng Củng (Viện YHCT Trung Ương)

http://www.youtube.com/watch?v=p16XnjegS4Q

Nguyetkim.com RC
Nguyetkim.com RC
Trả lời 12 năm trước

Bạn dùng thuốc kết hợp với các dòng thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe bạn nhé. Thuốc tốt cho một bệnh nhưng cũng làm cơ thể bạn mất cân bằng về hệ miễn dịch. Chúc bạn mau khỏe.

Nguyễn Minh Hiếu
Nguyễn Minh Hiếu
Trả lời 12 năm trước

Hôm trước mình cũng mua Safinar cho mẹ dùng, thấy bà khen hiệu quả.

Khuất Hương Giang
Khuất Hương Giang
Trả lời 12 năm trước

Có lẽ là Ok. Hôm trước mình cũng thấy đứa bạn mua Safinar dùng

nguyen xuan anh
nguyen xuan anh
Trả lời 12 năm trước

Dùng cây rau dấp cá ăn hàng ngày là trĩ cũng biến mất.Ngoài ra uống thêm rau bắp.

Le Nam Huy
Le Nam Huy
Trả lời 12 năm trước

Bí xanh và cà trắng dùng cho người bệnh trĩ rất tốt đó nha

Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Thu Hương
Trả lời 12 năm trước

Cách chữa trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ và các phương pháp chữa trị

1- Bệnh trĩ là gì?

Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.

Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

2-Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh?

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.

3-Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ?
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

- Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

- Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v.v. cao hơn

- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

Điều trị nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

Điều trị bằng thủ thuật:

1-Chích xơ:

Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết quả tốt và tránh được các biến chứng. Mục đích chính của chích xơ là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu. Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2,

2-Thắt trĩ bằng vòng cao su:

Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.

3-Quang đông hồng ngoại:

Phương thức sử dụng nhiệt điều trị trĩ đã được thực hiện hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phương pháp làm đông là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Với tia Laser, dòng điện cao tần cũng có tác động làm đông như tia hồng ngoại, nhưng sự chính xác về độ sâu xuyên thấu của tác động làm đông của 2 phương pháp này không chính xác bằng tia hồng ngoại với máy quang đông. Sự xuyên thấu mô của tia hồng ngoại được định trước bằng cách điều chỉnh tốc độ của tia và độ hội tụ chính xác trên lớp mô này. Máy quang đông hồng ngoại có lợi là không gây nhiễu các dụng cụ điện tử gắn trên người bệnh như máy điều hòa nhịp tim.

Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2. Phương pháp này có ưu điểm là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả nhưng có nhược điểm là máy khá đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần.

PHẪU THUẬT

Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới này dựa trên nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật sau này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.

Chỉ định điều trị
- Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Một sai lầm thường mắc phải là cắt trĩ cho một bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Có thể trĩ là triệu chứng của ung thư trực tràng, có thể là ung thư trực tràng xuất hiện trên một bệnh nhân có trĩ đã lâu. Vì vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
-Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
- Chỉ định mổ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.

- Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

- Trĩ nội:

- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 4: cắt trĩ.

- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Quý vị và các bạn cần lưu ý rằng tất cả các phương pháp trên chỉ có tác dụng giúp người bệnh giải quyết “mang tính cấp cứu” sự khó chịu, đau đớn do búi trĩ gây ra mà chưa giải quyết được triệt để bệnh trĩ. Để giải quyết triệt để, giúp cho bệnh không bị tái phát sau này, người bệnh cần phải điều trị nguyên nhân gây ra căn bệnh như: bệnh táo bón, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, phát hiện và giải quyết các bệnh khác liên quan khác nói ở mục: “Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ”.

Quý vị có thể tham khảo bài thuốc đông y của Tập đoàn Quốc tế TIENS dưới đây sử dụng sau khi cắt trĩ hoặc trong trường hợp bệnh nhân không muốn giải quyết vấn đề bằng dao kéo, tránh những biến chứng sau này:

Vì nguyên nhân của bệnh trĩ thường là do bệnh táo bón gây ra. Vì vậy sản phẩm của Tập đoàn TIENS tập trung vào giải quyết bệnh táo bón và giúp cho cơ trơn có thể đàn hồi trở lại, tức là làm cho búi trĩ có thể co lên. Các sản phẩm dùng để trị bệnh này bao gồm:

  1. Canxi sữa trà đại chúng (358.600 đ/hộp 10 gói nhỏ) uống 2 gói nhỏ/ngày có tác dụng kích thích men tiêu hóa, giúp cơ trơn hoạt động tốt hơn và đàn hồi hơn, giúp búi trĩ có thể co lên trên và không bị xa xuống dưới như trước đó nữa.
  2. Kẹo sơ (407.500 đ/lọ 60 viên) dùng 12 viên /ngày có tác dụng cung cấp chất xơ, giúp chữa bệnh táo bón. Sản phẩm được dùng với nhiều nước (2,5 lít nước/ngày) nhằm tăng thể tích phân và đánh tan các cục phân cứng trong ruột, đào thải các vi khuẩn có hại bám xung quanh thành ruột, tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
  3. Vi khang: (456.400đ/hộp 30 viên)thành phần chủ yếu là dầu mầm phôi tiểu mạch, Lecithin, Beta carotene, Vitamin E. Ngày uống 3 viên có tác dụng tăng cường sức bật và sức bền của cơ thể, tăng cường sức sống cho các tế bào, tránh được tác hại của các gốc tự do, phòng chữa căng thẳng và mỏi mệt, chống xơ cứng động mạch, phòng ngừa lão hóa.

Thực tế lâm sàng đã cho kết quả tốt với nhiều người sau khi sử dụng sản phẩm 2-3 tháng.

Mọi thông tin về sản phẩm của TIENS xin liên hệ : (04) 39133355 hoặc 0904-96-96-99

Tham khảo: Cách dùng sản phẩm TIENS chữa 56 bệnh trong đó có bệnh trĩ

Chúc bạn luôn khỏe mạnh,luôn sáng suốt để lựa chọn SP tốt cho mình

Tư vấn NovaAds
Tư vấn NovaAds
Trả lời 12 năm trước

Bệnh trĩ và cách điều trị

Nguyên nhân

Căn nguyên của bệnh trĩ vẫn còn nhiều bàn cãi. Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức tì sinh ra trĩ.

Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng... có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.

Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại.

- Trị nội được chia làm 4 độ:

Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.

Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.

Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.

Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.

Búi trĩ ở độ III, IV thường phải phẫu thuật.

- Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ.

Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trị và trị ngoại

Phương pháp điều trị

Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.

Tuy vậy chỉ có 10% - 15% số người có bệnh trĩ cần được điều trị và trong số bệnh nhân này chỉ có 5% - 10%là phải phẫu thuật.

Thông thường, người bệnh thấy chảy máu khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để khám bệnh và nếu cần thiếu thì nội soi hậu môn, trực tràng, đại tràng để tìm ra bệnh cho chính xác vì có thể có một số bệnh khác phối hợp như hậu môn như rò, nứt kẽ hậu môn, polype, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng hậu môn gây chảy máu.

Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tác mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét... thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị... để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

Cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ nội hay ngoại và dựa vào mức độ của bệnh. Sau khi khám mới có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ...) hao85c bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su...) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser...).

Y học cổ truyền ViệtNamcũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột... hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi... như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ... Tóm lại, trĩ hay trĩ ngoại đều có chỉ định điều trị khác nhau.

Sau cùng, lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y tùy thuộc quyết định của người bệnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn có lời khuyên: bệnh trĩ cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị hầu tránh những trường hợp có bệnh khác kèm theo như chảy máu u bướu ở vùng hậu môn trực tràng... và khi điều trị cần đến những cơ sở y tế có uy tín, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh những biến chứng, di chứng đáng tiếc có thể xảy ra về sau như đau, bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, s5o gây biến dạng, hẹp hậu môn...

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể có nhiều biến chứng và hậu quả là không ít người bệnh tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong gia đình

Nguồn: Tiếng anh thương mại

dotranphu
dotranphu
Trả lời 11 năm trước

Tránh xá Maria ra là đc :d

Trần Lão Gia
Trần Lão Gia
Trả lời 11 năm trước

Mình có anh bạn Thượng tá Công An TP HCM, cách đây 1 năm anh ấy đi họp Bộ ngoài Hà Nội, phải đi cấp cứu vì trĩ quá nặng, Anh ấy phải chuyển ngay vào TP HCM để có cắt mổ thì còn có người nhà chăm sóc, Và dịp may đã đến khi có chị em bạn mách dùng một dòng thảo dược của PHÁP, sau ít ngày búi trĩ đã co lên, và đến giờ thì vô cùng tốt.
Vậy Nếu bạn muốn được điều trị dứt điểm , chắc chắn, an toàn, hiệu quả, hãy liên lạc 0983 712 866 hoặc qua email: thaigia642@yahoo.com.vn , mình sẽ giúp thêm thông tin điều trị bằng thảo dược của Arkopharma - PHÁP. Chắc chắn bạn sẽ còm bị nhẹ hơn anh bạn mình.