Tư vấn về hạ lipid máu?

Tôi bị tăng lipid máu, dù đã điều chỉnh chế độ ăn ít mỡ đến mức tối đa nhưng vẫn không hạ. Phải làm sao?
Con Nan
Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Mỡ máu hay lipit máu? Thuật ngữ hiện nay người ta thường dùng để chỉ lipid máu là mỡ máu. Theo đó, tình trạng tăng lipid máu được gọi là “mỡ trong máu cao”. Thực ra thuật ngữ này không hoàn toàn chính xác. Lipid máu không phải là một chất đơn thuần mà là tên gọi chung của rất nhiều chất có cấu tạo và các thành phần hóa học khác nhau như cholesterol, phospholipid, triglycerin, lipoprotein, axit béo… Thay vì gọi “mỡ máu”, chúng ta nên gọi là “lipid máu” mới thật chính xác. Trong cơ thể con người, có nhiều loại lipid có lợi, nhưng cũng có nhiều loại trở nên có hại cho con người nếu chúng bị thừa, gây nên hiện tượng tăng lipid máu. Nguy cơ lớn nhất có thể xảy đến với người bị tăng lipid máu, đó là gây xơ vữa động mạch. Khi lipid đọng lại trong thành mạch máu sẽ tạo thành các mảng vữa hẹp lòng mạch, giảm tính đàn hồi của mạch và cản trở dòng chảy của máu gây nên các tai biến tim mạch, tuần hoàn não, trong đó nặng nhất là nhồi máu cơ tim và xuất huyết não, nhũn não…dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng bại liệt nặng nề. Thuốc - liệu pháp bất đắc dĩ Thông thường khi được phát hiện là có hiện tượng tăng lipid máu, người bệnh sẽ được tư vấn một chế độ ăn thích hợp để làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, khi đã áp dụng triệt để chế độ này mà lượng lipid trong máu vẫn cao, lại kèm thêm các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, nghiện thuốc lá, tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị bệnh mạch vành… thì dùng thuốc là biện pháp tốt nhất. Theo các bác sĩ tim mạch, thuốc hạ lipid máu tuy không thể làm tan được các mảng vữa đã có nhưng ngăn chặn được việc hình thành các mảng vữa mới. Việc dùng thuốc cũng phải tuân thủ theo chỉ định sau khi bác sĩ đã xác định được týp tăng lipid máu (cholesterol, triglycerin…) cũng như dựa trên kết quả xét nghiệm máu (xét nghiệm cholesterol toàn phần, triglycerin và một số xét nghiệm bổ sung). Các cách hạ lipid của thuốc Khi vào cơ thể, thuốc làm hạ lipid máu bằng hai cách: Ngăn chặn tái hấp thu muối mật vào máu và ngăn chặn các axit béo chuyển thành các loại lipid trong gan. Bình thường, mật do gan sản xuất được đổ vào ruột qua các đường dẫn để trợ giúp tiêu hóa. Trong mật có nhiều muối mật mà muối mật lại có nhiều cholesterol. Sau khi xuống ruột, muối mật được tái hấp thu vào máu nên đã làm tăng lượng cholesterol trong máu. Trong ruột, thuốc hạ lipid máu sẽ gắn vào muối mật để chống lại việc hấp thu muối mật vào máu, do đó làm giảm lượng muối mật trong máu (và cũng làm giảm cholesterol), kết quả là lipid máu được hạ xuống. Cơ chế ngăn axit béo chuyển thành các loại lipid trong gan của thuốc được hiểu như sau. Bình thường, các axit béo trong máu được chuyển biến ở gan thành nhiều loại lipid khác nhau nhờ tác động của một số enzym. Thuốc hạ lipid máu (như lipavlon, lopid, probucol…) sẽ làm biến đổi hoạt động của các enzym này nên ngăn chặn được việc chuyển biến axit béo thành các lipid, nhờ đó lipid máu cũng được hạ xuống. Nhiều tác động không mong muốn Thông thường thì trong thời gian đầu dùng thuốc, bạn sẽ không thấy có sự chuyển biến nào rõ rệt, đó là do tình trạng tăng lipid máu và xơ vữa động mạch trong một thời gian dài chưa gây nên những triệu chứng gì bất thường, do đó bạn khó có thể nhận ra sự khác biệt. Tuy vậy, thời gian này, bạn sẽ thấy mình xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, táo bón (nếu dùng cholestyramin) hoặc đại tiện lỏng (nếu dùng lipavlon, probucol). Mặt khác, các loại thuốc hạ lipid máu không thể chữa được các nguyên nhân tăng lipid, do đó bạn phải dùng thuốc lâu dài, và hễ dừng uống thì tình trạng đó lại xuất hiện trở lại. Các loại thuốc này có thể phá hủy sự cân bằng một số loại lipid có trong máu, vì thế bạn phải thường xuyên xét nghiệm máu, đặc biệt khi bạn là người có chức năng gan kém. Những thuốc tác động đến muối mật như cholestyramin không bị hấp thu ở ruột do đó ít có tác dụng phụ; tuy vậy chúng cũng hạn chế việc hấp thu các vitamin tan trong mỡ (vitamin A, D, E, K) cho nên nhiều khi phải bổ sung các vitamin đó cho cơ thể. Những thuốc tác động đến gan, nhất là loại clofibrat (lipavlon, miscleon) có thể gây sỏi túi mật.