Bệnh điếc đột ngột..Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, cách phòng tránh ra sao?

[:(]
Order153
Order153
Trả lời 15 năm trước
Hầu như ngày nào khoa Tai mũi họng, bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng không thể nghe được, phải trao đổi thông tin bằng cách viết ra giấy. Chị Hằng (P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM) cho biết: "Tôi đang làm việc bình thường tại cơ quan, đột nhiên cảm thấy nhức đầu, choáng váng, tai trái thấy "e... e... e" như có tiếng ve kêu, cứ nghĩ là không có chuyện gì. Tôi chỉ biết rằng tai mình có vấn đề khi nghe điện thoại. Khi bắt máy, theo thói quen, tôi đưa điện thoại lên tai trái nghe nhưng không nghe được gì. Chuyển qua tai phải thì nghe được bập bõm. Tưởng điện thoại bị trục trặc, tôi thử nói chuyện với người khác nhưng cũng không nghe được. Hoảng hốt, tôi vội nhờ đồng nghiệp đưa tới bệnh viện". Chị được các bác sỹ chẩn đoán là điếc đột ngột độ 3. Điếc đột ngột là gì? Điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe xảy ra một cách đột ngột và diễn tiến trong vòng 12 giờ. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Triệu chứng đầu tiên là ù một bên tai rồi nhanh chóng dẫn đến nghe kém, đến khoảng trưa thì điếc hẳn và có thể điếc đặc. Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều với người làm việc văn phòng, học sinh. Đáng báo động ở chõ bệnh đang có xu hướng "trẻ hóa". Trước đây chỉ có người ở dộ tuổi 30 - 50 mắc nhưng hiện nay, trẻ em cũng có thể bị bệnh này. Bé N.A (4 tuổi) ở 16/7 Ngô Bệ, P.13, Q.Tân Bình được phát hiện bị điếc đột ngột sau một ngày đi học mẫu giáo về. Điếc đột ngột được xem là bệnh mang tính cấp cứu. Bệnh nhân bị điếc không phải do thủng màng nhĩ bởi ảnh hưởng của tiếng ồn ào mà do hẹp mạch máu nuôi thần kinh tai trong, gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được xác định nhưng có thể do một số tác nhân sau: siêu vi trùng, rối loạn vi tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc hay căng thẳng thần kinh, stress kéo dài. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi, bị ngã, chấn thương thần kinh thính giác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, điếc đột ngột thường chỉ xảy ra ở một bên tai. Điều trị như thế nào? Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Do xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện trễ khiến viêc điều trị gặp nhiều khó khăn. Dựa vào các nguyên nhân thường gặp và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân, bác sỹ sẽ đưa ra một số phác đồ điều trị cấp cứu có hiệu quả. Các phương pháp được lựa chọn là: Tăng cường việc lưu thông máu, điều trị viêm nhiễm, dùng thuốc kháng viêm Corticoides, thuốc dãn mạch, thuốc chống siêu vi trùng, tăng lượng ôxy ở tai trong, dùng thuốc kích thích vùng thần kinh thính giác, phẫu thuật lấy bỏ u thần kinh thính giác. Bệnh có thể hồi phục một phần hay hoàn toàn trong vòng 24 giờ nhưng cũng có khi không hồi phục, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng người. Cách phòng tránh Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, bạn cần tuyệt đối không để bị chấn thương ở vùng đầu (tai); không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương cho tai. Tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang có hoạt tính bảo vệ khi ra đường, tránh những nơi có nguy cơ dễ lây bệnh siêu vi. Ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Khi phát hiện mắc bệnh, phải đến bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng trong vòng 24 giờ để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.