Tục dựng cây Nêu ngày tết ở Việt Nam ở Thành phố liệu có phổ biến bằng ở Nông thôn ko?

Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Tục dựng cây nêu Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
LỄ THƯỢNG NÊU Lễ thượng nêu muộn nhất phải được cử hành vào ngày 30 tháng chạp Âm lịch, cùng ngày với lễ cúng tất niên tiếp đón những vong linh người quá cố trở về ăn tết với gia đình. Cây nêu được trồng ngay trước cửa nhà từ ngày trước cửa nhà từ ngày đó cho cho đến ngày mùng 7 tết là hạ nêu. - Tại sao có tục lệ trồng cây nêu? - Tại sao cây nêu được trồng trong bảy ngày tết / Theo sách Ấu học Tầm Nguyên thì vào ngày tất niên 9 ngày 30 tết ), trên thiên đình, Ngọc Hoàng Thượng Đế ( gọi nôm là ông trời ) có triệu tập một đại hội được gọi là “ Thiên đình đại hội thường niên” vào ngày này, không riêng các quan lo việc nhà trời, mà tất cả thần linh coi việc cai trị người dưới trần thế cũng đều phải về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế tại thiên cung. Chính trong dịp này, Táo Quân là một trong những vị thần lo việc cai trị dưới thế gian đã dâng sớ lên Ngọc Hoàng báo cáo mọi việc lành dữ, tốt xấu suốt năm qua của loài người. Mặt khác, dưới chín tầng âm ti địa ngục, những âm hồn có thân nhân trên trần thế cũng như những cô hồn bất hảo lạc lõng bơ vơ đều được Diêm Vương giải thoát cho về dương gian hưởng tết đầu xuân. Vì dương gian bỏ ngỏ ( các quan chắn giữ bảo vệ loài người đều phải đi chầu Ngọc Đế cả ) nên các cô hồn không nhà bất hảotha hồ tác yêu, tác quái . Lí do đó đã khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế phải tìm biện pháp bảo vệ loài người bằng cách dùng bùa Bát quái để yểm trừ ma quỹ, vì sợ bùa ở dưới thấp, ma quỹ không thấ, nên phải treo trên cao, do đó mới nảy sinh tục lệ trồng cây nêu, vì nêu theo nguyên ngữ là “đưa lên cao” màu sắc sặc sỡ trên cây nêu và những âm thanh phát ra trên ngọn nêu,chính là để xua đuổi ma tà. Tục về “ cây nêu” nay ít người còn nhớ đến vì coi như đấy là một tục lệ mê tín dị đoan. Bạn muốn tìm hiểu thêm về Sự tích cây nêu ( YẾM BÙA BÁT QUÁI., LỄ HẠ NÊU ) thì mời vào Blog tôi tham khảo nhá : http://vn.myblog.yahoo.com.kim.longkhanh