Bao Thanh Thiên có thật ko các bạn?

Ko bít Bao Thanh Thiên bên trung quốc có thật ko nhỉ
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 15 năm trước
Bao Thanh Thiên có thật nhưng những vụ án được dựng thành phim thì có hư cấu (VD những tình tiết có ma quỷ) cho vụ án thêm ly kỳ, hấp dẫn. Thông tin thêm nhé: Bao Công Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Tượng Bao CôngBao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Hắc Tử là người tỉnh Lư Châu, Hợp Phì (nay là tỉnh An Huy), cha là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình Bộ Thị Lang. [sửa] Cuộc đời Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, tính tình đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Do cha mẹ tuổi già sức yếu, không thể đến sống ở Kiến Xương, nên Bao Công phải xin từ quan, ở lại quê nhà tận tình chăm sóc cha mẹ. Từ bỏ danh lợi để làm tròn chữ hiếu, tấm lòng hiếu thảo của Bao Công là tấm gương sáng cho người dân ở Lư Châu noi theo. Tuy nhiên, đa số những bộ phim dựng lại cuộc đời của Bao Công đều tập trung vào sự công chánh liêm minh của ông, bỏ quên câu chuyện về lòng hiếu thảo. Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới trở lại quan trường. Trước tiên, nhậm chức tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là tri huyện Đoan Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Đông). Từ khi làm quan, huyện nào có Bao Công ngồi ở công đường, nơi đó bọn tham quan không còn đất dung thân, khiến người dân kính phục. Sau khi ông mãn nhiệm ở Đoan Châu, tiếng thơm về lòng tận tụy và thanh liêm của ông lan truyền khắp nơi. Ông được triệu về kinh thành nhậm chức Trung thừa, rồi được thăng chức Giám Sát Ngự Sử, Tam Tư Hộ Bộ Phó Sử, đến Thiên Chương Các Thị Chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế). Năm 1052(?), Bao Công vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá là làm phật lòng vua Nhân Tông, bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử, một chức quan khá cao. Vua Nhân Tông chỉ định cho Bao Công rời khỏi kinh thành một thời gian. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức tri phủ ở Khai Phong Phủ. Đây là chức vị rất quan trọng (tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo về trị an của kinh thành, là chức quan nổi bật trong triều. Lúc ở Khai Phong Phủ, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính vua, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy các từ trong phim có câu “Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong Phủ”. Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khuông Mật Phó Sử, tương đương với phó tể tướng. Công nguyên 1062, ông lâm bệnh ở phủ nha, không lâu sau qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Triều đình phong Lễ Bộ Thượng Thư và truy tặng hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Vì Bao Công cả đời làm quan thanh liêm, người dân trăm họ gọi ông là Bao Thanh Thiên, các sĩ phu tôn xưng là Bao Công. Khi ông qua đời, vua Tống Nhân Tông đích thân là chủ lễ truy điệu, tang lễ được tổ chức long trọng, phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu Bao Công về mai táng ở quê nhà ông. Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông.. Phim về Bao Công Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Link http://vi.wikipedia.org/wiki/Bao_C%C3%B4ng
pham dinh loc
pham dinh loc
Trả lời 15 năm trước
theo toi hinh tuong bao thanh thien la co that.nhung thuc te ma noi thi bao thanh thien ma ngoai doi khong giong nhu trong cac bo phim truyen hinh trung quoc ma chung ta da tung xem.o do nhan vat nay da duoc them nhieu tinh tiet
giuahoangmacanhditimem
giuahoangmacanhditimem
Trả lời 15 năm trước
có thật bạn ạ
Kimleo
Kimleo
Trả lời 15 năm trước
Có thật ở đời thực nhưng khi lên phi thì nhân vật được hư cấu hơn với tình tiết có thể xét xử ở địa phủ>[:D]