Anh chị có thể cho em ý kiến về bài nghị luận "tuổi trẻ hôm nay suy nghĩ và hành động gì để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông"

Van de giam thieu tai nạn giao thong em co xem bai cua ban trandung8x nhung van con nhieu van de chua ro lam, anh chi co the cho em y kien tham khao them duoc ko
Phan Hung Son
Phan Hung Son
Trả lời 15 năm trước
Tai nạn giao thông là những rủi ro liên quan đến tính mạng mà người tham gia giao thông gặp phải. Có rất nhiều, vô vàn nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Để giải quyết được bài toán này, chúng ta phải đặt nó lên trên bàn, dùng các phương pháp suy diễn, diễn giải logic để bóc tách từng vấn đề ra nhằm đưa tới những kết luận phù hợp với điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay. Trước hết, tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng GTVT đã lập lên diễn đàn Hiến kế giảm thiểu tai nạn giao thông nhằm kêu gọi nhân dân hiến dâng kế sách cho nghành GTVT. Song, thiết nghĩ, một xã hội tiên tiến, phát triển là một xã hội đã có sự phân công hoá về lao động và sản xuất nhằm tạo ra tính chuyên môn, chuyên hoá trong lao động. Nói một cách đơn giản thì là: việc của ai người đó làm. Người nông dân không thể hiến dâng một kế sách hay để giảm thiểu tai nạn giao thông, họ chỉ có thể học và nhớ nội dung qui định về an toàn giao thông được đặt ra và qui định bởi những người đã có kiến thức học hành bài bản và có kinh nghiệm công tác trong nghành, và ngược lại, những người lãnh đạo giỏi chuyên môn trong nghành cũng rất khó có thể cầm cày để giúp nông dân cày ruộng. Vì vậy, mục đích của diễn đàn đó là sự lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của người dân về giảm thiểu tai nạn giao thông, nó thực chất là cách vi hành của các vị lãnh đạo trong thời đại internet. Còn về kế sách, nó sẽ được xây dựng dựa trên học thức chuyên nghành cùng ý kiến đóng góp của nhân dân. Dựa trên quan điểm của mình, tôi xin chia các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như sau: 1. Cơ sở hạ tầng giao thông. 2. Hệ thống luật pháp qui định về an toàn giao thông bắt buộc đối với người tham gia giao thông. 3. Phương pháp xử phạt hành chính đối với người vi phạm luật an toàn giao thông (đặc biệt nhấn mạnh đến người làm luật). 4. Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông của người dân. Xét một cách tổng thể, chúng ta còn quá yếu kém trong cả 4 vấn đề nêu trên. Vì vậy, số lượng các vụ tai nạn giao thông tăng cao trong thời gian vừa qua cũng là một điều quá dễ hiểu. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông? 1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông? Đây không phải là việc làm một sớm, một chiều vì điều này liên quan đến năng lực kinh tế, tốc độ và chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Tôi xin có ý kiến ở đây là: chúng ta nên áp dụng mô hình hạ tầng cơ sở giao thông của các nước tiến (cụ thể là những nước nào, chắc các bác trên Bộ cũng biết), đừng phải tự nghĩ, tự mò mẫm rồi lại đập đi, làm lại, chắp vá...tốn tiền của của nhân dân, nhà nước. Chúng ta nên làm chậm nhưng chắc. 2. Hệ thống luật pháp về an toàn giao thông? Tôi xin các bác 8 chữ: đầy đủ, gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. 3. Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông? Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong kế sách giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? phương cách làm ra sao để đánh thức, bật thức, thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng. Và khi mặt nhận thức đã tăng cao thì phương pháp xử phạt những người vi phạm giao thông (đặc biệt là những người làm luật) cũng sẽ được giải quyết. Đó là những nét sơ bộ để giải bài toán giảm thiểu tai nạn giao thông. Bạn cũng có thể làm theo dàn bài này: TNGT ko bỏ qua bất kì một ai,từ người già tới trẻ nhỏ,từ nam đến nữ.Và chỉ những người tuân thủ đúng những quy định về ATGT mới có thể thoát khỏi vòng lưới nguy hiểm này. Không nói gì xa, cta có thể bắt gặp ở bất kì đâu hình ảnh của những cô cậu học sinh vô tư điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi cho phép mặc cho hậu quả của hành động đó vô cùng nghiêm trọng Ta cũng cóthể thấy từ khi có những quy định đôi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mọi người đều tham gia một cách nghiêm túc bởi họ biết được ý nghĩa của việc đó đối với bản thân mình và xã hội.Nhưng bên cạnh đó có những người,chấp hành miễn cưỡng và chỉ sử dụng chúng nhằm đối phó với cơ quan công an,hoặc là sự trách nhiệm với việc quên mang mũ bảo hiểm.Hay những người fản đối kịch liệt và không một lần đội bởi “nó chẳng sành điệu chút nào”. Đã ko tuân thủ quy định, họ còn chê cười những người đội mũ là ko sành điệu.Nhưng đó chỉ là cái nhìn hạn hẹp mà thôi.Họ đâu có biết rằng nếu như có tai nạn xảy ra thì sẽ ra sao?Liệu lúc đó đẹp hay xấu, sành điệu hay không sành điệu có còn quan trọng nữa ko?Và lúc đó,ai mới chính alf người cười, ai là kẻ khóc. Và học sinh cũng không nằm ngoài vòng lứoi này.Thực sự là khó khăn khi fải qua con đường có trường học vào đúng giờ tan trường.Tiếng trống trường điểm,học sinh tràn ra đường như vỡ bờ.Chen lấn, xô đẩy, tiếng cười nói, đùa vui của học sinh, đúng là một cảnh tượng hỗn loạn.Nhưng đằng sau những tiếng cười là nước mắt của bao nhiêu người cha, người mẹ.Họ đâu biết đc rằng sự vô tâm của họ lại fải trả một cái giá quá đắt vậy chứ. Nhóm 3 nhóm 5 tụm lại nói chuyện ngay giữa đường, hay chạy qua đường như ko có người vậy.Bỗng nhiên sự im lặng bao trùm lên ,ko còn hỗn loạn, ko còn cười nói mà là những cái nhìn đổ dồn về nơi đang xảy ra sự bất thường đó.Một tai nạn đã xảy ra, mọi người khác chỉ biết nhìn rùi chia buồn cho số phận hẩm hiu của người học sinh kia nhưng rồi đâu lại vào đó.Vẫn như chưa có chuyện gì xảy ra, vẫn vui cười nói chuyện.Họ đâu biết rằng bây giờ thì không fải là họ rơi vào hoàn cảnh đó những rồi sẽ có một ngày người đó là chính họ.Nhưng đâu fải mỗi họ đâu mà còn là những người đang đi qua con đưòng đó.Vì thế khi đi qua những nơi như vậy mọi người fải tập trung hết sức bởi biết đâu sẽ có một cô cậu học sinh nào nhảy ra trc xe mình.Những người đi đường có đáng fải nhận hậu quả mà không fải họ gây ra ko? Thể hiện khả năng của mình với mọi người xung quanh cũng là một việc rất có ích.Nhưng thể hiện bằng việc đua xe, lạng lách đánh võng, bốc đầu xe.............. với tốc độ cao ở những nơi đông người qua lại.Và hậu quả là..........! Có những ông bố bà mẹ làm việc quần quật chỉ mong cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng rồi chỉ sau một đêm, tất cả đều trở về con số không tròn trĩnh bởi đứa con muốn thể hiện mình bằng những trò vô nghĩa kia. Không chỉ gây ra nỗi đau cho chính bố mẹ của mình, mà còn gây ra nỗi đau tột cùng cho những gđình đc xem là xấu số khác trong đêm đó.Chỉ vì muốn thể hiện mình mà làm vậy có thực sự đáng ko? Chúng ta là thế hệ trẻ của đất nước, là tương lai của đất nước ko thể fá đi chính tương lai của mình hay tương lai của đnc bởi những hành động vô ý thức,những thú vui tiêu khiẻn và vô bổ và tiêu khiển đó.VÀ thử nghĩ xem, đâu có khó khăn gì khi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nó còn giúp chúng ta giảm thiẻu các chấn thương nghiêm trọng ở não khi xảy ra tai nạn.Không vi phạm các quy định khi tham gia giao thông như vựot đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, ko đi ngược chiều,ko đua xe,lạng lách đánh võng,.................Một điều quan trọng là hãy nắm rõ luật ATGT khi tham gia giao thông.Nếu thực sự cần thì hãy chuẩn bị cho mình một cuốn và luôn mang theo nó và đồng thời tuyen truyền cho mọi người xung quanh,tổ chúc các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về ATGT.Thường xuyên nắhc ở mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.Tuy đó chỉ là một đóng góp bé nhỏ nhưng sẽ mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông ,bảo vệ mọi người và chúng ta.Rồi sẽ ko còn một ai fải đau lòng trc những tác hại cho vi phạm các quy định ATGT nữa, và cùng nhau xây dựng đất nước lớn mạnh và giàu đẹp/. Hoặc là: 1. Trả lời các câu hỏi sau rồi ráp lại thành bài văn. Mở bài: Nghe qua cái đề bài, bạn liên tưởng & nghĩ ngay đến cái gì vậy? Thân bài: Theo bạn TNGT từ đâu mà ra? từ chỗ 2 xe đụng nhau suy ra các nguyên nhân sau: -ai lỗi ai phải (vi phạm luật GT?) -cả 2 cùng phải (vậy tại vì thiết kế đường sai?) -nhân tố khác tác động vào (ví dụ: đá banh ở lòng đường rồi văng banh vào mặt người đi xe gây tai nạn ? bị rải đinh bể bánh xe gây ra tai nạn) -các nguyên nhân khác (ngủ gật, cãi nhau trong khi lái xe, say rượu, muốn tự tử v.v.?) Với mỗi nguyên nhân này, bạn nghĩ cách đơn giản để khắc phục xem. Đề bài kêu mình "suy nghĩ" và "hành động", vừa rồi chỉ là "suy nghĩ" thôi. Bây giờ chuyển sang phần hành động. Hành động gì đây? -tự bảo vệ mình: bằng cách nào bạn đoán đại đi -bảo vệ người khác -tuyên truyền luật lệ giao thông: hơi khó vì sẽ bị chê cười ... Kết luận: bạn so với cảm giác ban đầu (mở bài) và so với cảm giác bây giờ, rồi bạn phán đại 1 câu gì đó là xong. 2. Bài này chỉ hỏi về "suy nghĩ" không bắt "hành động" nên bạn có thể suy nghĩ lung tung thoải mái rồi sau đó xếp các ý nghĩ lại thành trật tự nào đó. Bạn lấy giấy viết ra, nghĩ đâu viết đó. Cứ gạch đầu dòng từng ý nghĩ. Nghĩ gì viết nấy. Đúng sai tính sau. Sau khi có khoảng 10-15 ý nghĩ, bạn có thể ngừng lại và sắp xếp chúng theo các trình tự sau: -thời gian (từ xưa đến nay) -không gian (từ gần đến xa) -lô gic (từ đơn giản đến phức tạp) Vây là bạn đã có 1 bài văn rồi đấy Bạn tham khảo và làm bài nhé. Chúc bạn thành công!