Khi lãi suất ngân hàng tăng đến chóng mặt, tình trạng này dự báo hiểm họa gì cho nền kinh tế ?

Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng , ở một góc độ nào đó thì đây là tín hiệu đáng mừng nhưng bên cạnh đó kèm theo những tín hiệu dự báo rủi ro mà nếu không kiểm soát được sẽ trở thành hiểm họa cho nền kinh tế . Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”. Tôi xin lấy ví dụ về thị trường chứng khoán, nguồn vốn tư nhân (bao gồm vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp) đổ vào ồ ạt thường đã làm tăng mạnh giá các loại chứng khoán, trong khi tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần chỉ tăng ở mức thấp hơn nhiều, Đây là một sự tăng trưởng ảo, có nghĩa là doanh thu của đa phần các doanh nghiệp niêm yết tăng nhưng không theo kịp đà tăng CK . Thị trường chứng khoán đang bùng nổ theo kiểu bong bóng và đang đối mặt với rủi ro bong bóng xì hơi. Rồi tiếp đến thị trường địa ốc . Bạn có thể so sánh giá đất cua 1 số nơi tại Saigon cao ngang ngữa với Tokyo trong khi đó nền kinh tế Việt Nam có thực sự tăng nhanh như nhà đất không? Điều này nói lên một số lượng tiền khổng lồ bị cuốn hút vào thị trường BĐS và thị trường này cũng đang bùng nổ theo kiểu bong bóng và nếu nhà nước không kiểm soát được cũng sẽ bị xì hơi. Nếu thị trường địa ốc đang tăng chóng mặt bỗng nhiên khựng lại, sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, mà trước nhất sẽ là ngân hàng. Một số Ngân hàng tăng lãi suất nhằm thu hút khách hàng, đối phó với việc tăng dự trữ bắt buộc nhưng xét theo quy luật thị trường, có cung ắt có cầu. Mà đã nâng lãi suất vay thì cũng đồng nghĩa với việc tăng lãi suất cho vay, làm thị trường càng nóng lên dữ dội. TT Chứng khoán và ngân hàng là 2 hoạt động mà qua đó có thể đánh giá sự ổn định của 1 nền kinh tế. Tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt liên tục suốt từ năm 2002, có lúc lên tới 4.9% GDP . Nói cách khác, tăng trưởng xuất khẩu không đủ bù đắp được sự tăng mạnh mẽ của nhập khẩu ở Việt Nam trong mấy năm qua. Theo tôi nhà nước nên kiểm soát nền kinh tế để nó phát triển theo đúng thực tế của nó, chắc chắn sẽ chậm lại hoặc có thể tụt lùi nhưng ổn định, đừng vì phấn đầu theo những mục tiêu đã đề ra để rồi không kiểm soát được lạm phát và có thể dẫn đến hiệu ứng Domino rất nguy hiểm. Chỉ là những nhận xét thiển cận của tôi, có thể không chính xác đâu, các bạn nếu am hiểu thì hãy góp ý thêm.Thks