Tại sao khi xuất khẩu hàng hoá các nước phát triển thường dùng các tiêu chuẩn kỉ thuật như 1 công cụ bảo hộ tinh vi?

Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời đây cũng là rào cản hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường sống... Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Nó sẽ giúp làm giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng. Theo quy định, Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đòi hỏi các nước tham gia Hiệp định phải chấp hành. Trước tiên, các bên cam kết không tạo ra các hàng rào về kỹ thuật đối với thương mại bằng cách phải minh bạch hóa các quy định theo các nguyên tắc xây dựng chung; phân định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật; hàng hóa phải được đối xử bình đẳng; xây dựng hệ thống phân phối hỏi đáp thông tin về các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa ở mỗi nước; các hàng hóa chỉ có thể thiết lập các yêu cầu kỹ thuật khi liên quan đến vệ sinh, an toàn, điều kiện môi trường… Chúng ta hiện chưa có những điều khoản tự bảo vệ này. Vậy bắt đầu như thế nào? Theo một số chuyên gia, mục đích rào cản đối với thương mại chủ yếu bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường… Tính bình đẳng, tính minh bạch trong thực thi Hiệp định TBT không cho phép sự chiếu cố đối với trình độ kỹ thuật hoặc khả năng tài chính của bất kỳ quốc gia thành viên nào, đồng thời hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng không hẳn là bùa hộ mệnh đối với các nước phát triển. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại luôn được hiểu đầy đủ là phương án phòng vệ chính đáng của mỗi quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, phù hợp lợi ích quốc gia và quốc tế. Đồng thời, đây cũng là các rào cản “hợp lý” nhằm hạn chế nhập khẩu, trong đó hạn chế nhập khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn từ các nước, tăng chi phí kiểm tra và kiểm định hàng hóa cũng như các chi phí lưu kho, bảo quản làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Vấn đề còn lại chính là phương thức tạo ra các rào cản này sao cho hợp với quy định chung của Hiệp định TBT. (Phỏng theo Thời báo kinh tế Việt nam và Sài gòn Giải Phóng)