Việc phá giá đồng tiền có cứu vãn được thâm hụt cán cân thanh toán không?

Lê Hồng Quang
Lê Hồng Quang
Trả lời 15 năm trước
Phá giá đồng tiền làm giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm. P* = P/E. trong đó P* là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ. P là giá trong nước, E là tỷ giá. Khi E tăng 1%, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm; có thể tác động đến khối lượng xuất khẩu theo 3 cách: - Khối lượng xuất khẩu tăng mạnh hơn 1% (cầu sản phẩm nhạy cảm với giá) làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ. - Khối lượng xuất khẩu tăng 1%, giá trị xuất khẩu không đổi. - Khối lượng xuất khẩu tăng thấp hơn 1% hoặc giảm, giá trị xuất khẩu giảm. Đồng thời phá giá đồng tiền làm giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. P = E.P*. Tác động đến khối lượng và giá trị hàng nhập khẩu tương tự như hàng xuất khẩu. Tóm lại, phá giá đồng tiền chắc chắn cải thiện được thâm hụt cán cân thanh toán , nếu hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều là những hàng hóa nhạy cảm với giá. Nếu hàng nhập khẩu và xuất khẩu là những hàng hóa không nhạy cảm với giá, tức là sự thay đổi giá không tác động đến khối lượng hàng xuất nhập khẩu thì phá giá đồng tiền không cải thiện được thâm hụt thương mại. Theo suy nghĩ cá nhân, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam : Tiêu, điều, cafe, dầu thô, gạo, thủy sản, cao su, may mặc, giày dép là những loại khá nhạy cảm với giá. Nếu giá cả các sản phẩm này trên thị trường quốc tế không đổi, phá giá VND có thể làm tăng giá trị xuất khẩu. Trong khi những mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, hàng điện tử, otô, mỹ phẩm, rượu ngoại là những mặt hàng ít nhạy cảm với giá. Vậy phá giá VND, có lợi cho cán cân thương mại của Việt Nam.