So sánh màn hình wide và màn hình thông thường?

Chọn màn hình máy tính LCD dạng Wide (16:10) hay Thông thường (4:3)? Hiện nay trên thị trường tràn ngập màn hình rộng (wide) cho TV và cả cho máy tính, người tiêu dùng đang bối rối giữa hai sự lựa chọn: chọn màn wide hay màn thường?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Khái niệm Màn hình Wide là dạng màn hình có tỷ lệ chiều ngang/chiều cao là 16:9 hoặc 16:10 Trong khi đó màn hình TV thông thường (truyền thống) có tỷ lệ tương tự là 4:3. Màn hình máy tính truyền thống có tỷ lệ 4:3 hoặc 5:4 (tùy theo cách thiết lập độ phân giải màn hình do người dùng tự chọn).Lịch sử Do đi theo định dạng của tấm film 35mm có tỷ lệ 4:3 (chính xác là 1.37:1), nên chuẩn tỷ lệ màn hình được phát minh và công nhận từ năm 1932 trên toàn cầu - màn hình TV cũng có tỷ lệ chiều ngang/chiều cao (hay chiều dọc) là 4:3 như film 35mm. Vào thời điểm đó, mọi phim ảnh đều được quay và phát theo tỷ lệ 4:3. Tuy nhiên, đến thập niên 1950 một cuộc cách mạng trong phim ảnh đã kéo tỷ lệ trên thay đổi đến 1.6:1 (16:10), 1.66:1, 1.75:1 và thậm chí đến 2.39:1, và người ta gọi đó là phim màn ảnh rộng. Theo thời gian, hai chuẩn tỷ lệ màn hình phổ biến nhất được dùng rộng rãi là 4:3 và 16:10 (hoặc 16:9), trong đó 4:3 chủ yếu dùng cho nhiếp ảnh, TV còn 16:10 chủ yếu dùng cho phim màn ảnh rộng chiếu tại rạp. Để chuyển đổi từ phim màn ảnh rộng sang định dạng xem được trên TV, người ta phải chấp nhận cắt hai phần ở hai đầu phim màn ảnh rộng hoặc thu hẹp chiều cao phim. Định dạng Video CD cũng đi theo định dạng của TV, tức là dùng tỷ lệ 4:3. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi đến thời đại của công nghệ DVD, người ta đã xuất bản các phim độ nét cao hơn theo nguyên dạng của màn ảnh rộng, tức là có tỷ lệ 16:10. Các TV thời hiện đại càng ngày càng lớn và để phục vụ cho trào lưu "rạp hát tại gia" thưởng thức phim màn ảnh rộng độ nét cao ngay tại nhà, nó cũng có tỷ lệ 16:10. Ưu điểm của TV 16:10 là xem phim chuyển đổi từ phim màn ảnh rộng thì tuyệt vời vì không bị cắt hai đầu hay thu hẹp chiều cao, nhưng nhược điểm là xem truyền hình thì khá tệ do hiện nay đài phát ở phần lớn các nước (kể cả các nước rất tân tiến) vẫn theo tỷ lệ 4:3 do vậy hình ảnh bị méo và vỡ. Có lẽ các TV LCD, Plasma cỡ lớn hiện đại ngày nay chỉ phát huy hết tác dụng của mình khi các đài truyền hình chuyển từ định dạng 4:3 hiện nay sang 16:10, mà điều này khó có thể xảy ra trong tương lai gần bởi vì phim 35mm (định dạng 4:3) vẫn ngự trị thế giới quay phim và nhiếp ảnh phổ thông, phần lớn các video camera hiện nay vẫn đều theo tỷ lệ 4:3, mà video camera là nguồn chính của đài phát TV. Màn hình máy tính wide Theo trào lưu của model TV, màn hình máy tính hiện nay cũng chạy theo định dạng 16:10 (lưu ý là cũng có màn hình wide dạng 16:9). Định dạng 16:10 cũng có những ưu điểm nhất định, nhưng cũng có nhiều hạn chế: Ưu điểm của màn hình máy tính dạng wide Nếu bạn là "dân PRO" trong chuyện làm việc đa nhiệm (làm nhiều việc cùng một lúc). Ví dụ bạn có thể chia màn hình wide làm 2 nửa, một nửa bạn làm việc (soạn thảo văn bản, làm bảng tính..), nửa còn lại chiếu phim, có nghĩa là vừa xem phim vừa làm việc. Thường xuyên soạn thảo các tài liệu theo khổ A4 để in theo chiều nằm ngang (khác với chiều nằm dọc thông thường). Khi đó bạn có thể xem dễ dàng gần như trọn vẹn trang định in trong màn hình mà không phải kéo qua kéo lại. Thường xuyên mở nhiều cửa sổ cùng lúc. Chẳng hạn duyệt web, soạn thảo văn bản, bảng tính... Khi đó màn hình wide sẽ dễ dàng hơn để cho bạn có thể đặt các tài liệu cạnh nhau trên màn hình để cùng theo dõi chúng, nhất là khi cần tổng hợp nhiều tài liệu nhỏ vào chung một tài liệu lớn. Xem phim màn ảnh rộng phát qua đĩa DVD. Cần làm việc với bảng tính có rất nhiều cột. Tỷ lệ khá tiện cho laptop, vì tỷ lệ kích thước màn hình và bàn phím khá tương đồng Rẻ hơn màn hình thông thường nếu có cùng một đường chéo màn hình như nhau Nhược điểm của màn hình máy tính dạng wide http://maytinhthudo.info/nimgs/1_12_2007/Wide-Vs-Normal-screen.gif Hình minh họa màn hình wide và màn hình thường: bạn có thể thấy rất rõ là với cùng một đường chéo như nhau là 19", rõ ràng diện tích hiển thị của màn hình wide nhỏ hơn nhiều so với màn hình thường Với cùng một kích thước công bố như nhau, màn hình wide 16:10 nhỏ hơn màn thường 4:3 khoảng 6,8%, còn màn 16:9 nhỏ hơn 12,3%. Có nghĩa là màn hình 19" wide chỉ tương đương màn hình thông thường loại 17" (chính xác là 19" wide loại 16:10 thì bằng 17,6" thường, 19" wide loại 16:9 thì bằng 16,7" thường), hoặc màn 15" wide tương đương màn thường loại 13". Do vậy nếu bạn thấy màn hình wide loại 19" rẻ như màn thường 17" thì cũng đừng mừng quá, vì hai màn hình đó kích thước gần như tương đương. Đây chính là điều quan trọng nhất đối với các hãng SX: trong khi màn hình họ SX ra chỉ tương đương với màn 17" thông thường, nhưng lại được quyền công bố với khách hàng rằng đây là màn hình 19", do đó dễ bán hàng hơn (theo một nghĩa nhất định, đây cũng là một xảo thuật tinh vi trong kinh doanh của các hãng SX) Phần lớn các ứng dụng soạn thảo tài liệu, bảng tính, lướt web... hiện nay đều tối ưu cho dạng màn hình thông thường (4:3). Bạn cũng cần lưu ý là các ứng dụng hiện nay dùng rất nhiều các thanh công cụ, menu, dòng trạng thái, tiêu đề cửa sổ... ở trạng thái nằm ngang, vì vậy ở màn hình wide nó sẽ nhanh chóng chiếm hết chiều cao của màn hình và phần còn lại để bạn làm việc rất ít. Chẳng hạn màn hình wide dạng 19" có 900 dòng kẻ ngang, trong khi màn 19" thông thường có tới 1024 dòng kẻ ngang, tức là cao hơn đến tận 14%. Phần thừa hai bên của màn hình rộng khó tận dụng. Nếu bạn kéo trang soạn thảo văn bản rộng ra, nó sẽ trở nên rất khó theo dõi vì dòng viết quá dài, bạn sẽ bị lẫn lộn giữa dòng trên và dòng dưới. Nếu muốn sắp xếp các thanh công cụ theo chiều dọc cũng rất khó, các chữ chú thích trở nên khó đọc. Phần thừa này chỉ bổ béo cho các công ty báo chí: họ tha hồ chèn các hình ảnh quảng cáo vào hai bên cánh gà và cho chạy qua chạy lại nhức cả mắt (phụ họa thêm là các phần mềm báo điện tử ngày nay cho phép nhận dạng chính xác màn hình đang sử dụng của độc giả và do đó họ sẽ lập trình để chạy các quảng cáo tương ứng với màn hình của khách hàng). Một số card điều khiển màn hình đời cũ không tương thích với màn hình wide.Tóm tắt các lưu ý về lựa chọn màn hình Cần đặc biệt lưu ý về kích thước màn hình. Như đã phân tích ở trên, bạn đừng để cho các thông số inches của màn hình đánh lừa, vì màn wide 19" chỉ tương đương màn thường 17", 17" wide tương đương 15" và 15" tương đương 13". Vì vậy màn hình 15" wide là siêu nhỏ trong thời đại hiện nay, bạn sẽ khó lòng làm được việc gì với loại màn hình đó. Nếu bạn là người thích làm 2 việc cùng một lúc hoặc với 2 tài liệu cùng lúc, hoặc do đặc thù công việc cần màn hình wide thì hãy sử dụng nó. Nếu chỉ chạy theo mốt thì hãy chọn màn hình wide tối thiểu là 17", khuyến nghị nên từ 19". Hãy tránh xa màn hình 15" wide. Không nên mua màn hình wide có tỷ lệ 16:9 mà nên chọn loại 16:10 Nếu bạn có các nhu cầu thông thường, không chạy theo mốt và không có nhu cầu gì đặc biệt thì hãy chọn màn thông thường loại 4:3. Nếu tiết kiệm có thể chọn màn hình 15", hoặc dư dả thì 17" hoặc 19". Nếu cần cân nhắc về giá, bạn hãy cân nhắc giữa 19" wide và 17" thường, 17" wide và 15" thường, chứ đừng so sánh giữa 19" wide và 19" thường. Có nghĩa là nếu bạn thấy giá màn hình wide 19" tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút màn 17" thường thì nên chọn màn hình 19" wide. Ngược lại, nếu giá màn 19" thường tương đương hoặc cao hơn một chút màn 19" wide thì mua 19" thường là giải pháp tối ưu.Thông tin thêm: Nếu bạn cần mua TV, thì cần lưu ý là TV LCD 32" chỉ bằng TV thông thường loại 29" nếu xem toàn màn hình (tức là chấp nhận hình người bị méo). Còn nếu bạn để đúng tỷ lệ 4:3 để cho hình không méo, thì TV LCD 32" chỉ tương đương TV thường loại 23". Do vậy đừng ảo tưởng TV LCD 32" là hoành tráng, nó thậm chí còn bé hơn chiếc TV 25" cũ kỹ của bạn đang dùng ở nhà. Màn hình máy tính phần lớn là nhìn gần và nhìn hình ảnh tĩnh (soạn thảo tài liệu, văn bản, xem video trên web với tốc độ hình 25-30 hình/giây...) nên các thông số tốc độ hồi phục (refresh rate), tương phản (constrast), độ sáng (cd/m2)... không cần cao như TV, vì TV sinh ra là để luôn luôn hiển thị các hình ảnh động với tốc độ cao và cần độ sáng lớn vì phải nhìn ở khoảng cách xa. Quan trọng nhất đối với màn hình máy tính là chất lượng của panel LCD về mặt độ nét, có nghĩa là mức độ chính xác khi chế tạo từng điểm ảnh của panel. Độ chính xác này sẽ quyết định đến độ sắc nét của hình ảnh, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến mắt (sự cận thị, loạn thị). Chú ý là mắt người bình thường phân biệt rõ được hình ảnh in ở mức 300dpi (tức 300 điểm ảnh/inche dài), thậm chí là 600dpi hoặc cao hơn. Trong khi các màn hình LCD ngày nay chỉ dao động quanh ngưỡng 72dpi - 100dpi, do vậy việc các điểm ảnh được chế tạo chính xác vào đúng vị trí mong muốn là việc quan trọng.Tài liệu tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Widescreen (http://en.wikipedia.org/wiki/Widescreen) http://en.wikipedia.org/wiki/Academy_ratio (http://en.wikipedia.org/wiki/Academy_ratio) Tác giả: Invento (theo Wikipedia). http://maytinhthudo.info/imgs/WhiteDot.gif