Cách viết bảng kế hoạch phát triển hoạt động thương mại bán lẻ như thế nào?

tôi muốn viết bảng kế hoạch phát triển các hoạt động thương mại bán lẻ tại địa phương, phải viết như thế nào?
cance
cance
Trả lời 15 năm trước
Dựa vài bài viết này rồi viết kế hoạch cụ thể bạn nhé Phát triển hệ thống bán lẻ trong nước Thị trường bán lẻ (TTBL) ngày càng có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm lưu thông hàng hóa ổn định, lành mạnh. TTBL nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức to lớn, cần có những giải pháp xây dựng nền thương mại trong nước vững mạnh, chuẩn bị cho việc mở cửa TTBL vào đầu năm 2009. Thị trường đa dạng Có thể coi thị trường bán lẻ là "hàn thử biểu" của phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Những năm qua, TTBL phát triển nhanh, từng bước tiếp cận cơ chế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khoảng 20%/năm (khoảng 45 tỷ USD), bảo đảm tiêu thụ hầu hết hàng hóa sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Hệ thống phân phối bán lẻ các vật tư chiến lược như xăng, dầu, thép, xi-măng, phân bón được tổ chức khá vững chắc, với mạng lưới bán lẻ khắp cả nước. Nhiều thành phần kinh tế tham gia phân phối hàng hóa, nhưng đối với một số vật tư chiến lược thì doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn là lực lượng nòng cốt trên thị trường. Xăng, dầu nhập khẩu do 11 DNNN thực hiện. DN quốc doanh và dân doanh tham gia phân phối trên thị trường nội địa gồm 300 tổng đại lý, hơn 6.000 đại lý và 11.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Tổng công ty CP phân bón và hóa chất dầu khí chiếm 60% thị phần phân u-rê, Tổng công ty xi-măng Việt Nam chiếm 41% thị phần xi-măng, Tổng công ty thép chiếm 35% thị phần thép xây dựng cả nước. TTBL hàng hóa tiêu dùng rất đa dạng, với hơn 9.000 chợ, 200 siêu thị và trung tâm thương mại, 900.000 cửa hàng bán lẻ và 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể trong cả nước tham gia bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Hiện nay, chợ chiếm 40% thị phần, cửa hàng bán lẻ chiếm 40% và trung tâm thương mại, siêu thị chiếm 15% thị phần bán ra, phần còn lại do các DN sản xuất tự phân phối. Hình thức kinh doanh bán lẻ đang thay đổi theo hướng văn minh hiện đại. Ðã xuất hiện một số mô hình kinh doanh tiên tiến, trong đó Liên hiệp HTX thương mại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) vừa được Tạp chí Bán lẻ châu Á bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Sài Gòn Co.op đã bước đầu hình thành hệ thống phân phối theo chuỗi, gồm 16 siêu thị và 10 cửa hàng phục vụ người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Công ty TNHH cà-phê Trung Nguyên đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và liên kết nhiều cửa hàng nhỏ thành hệ thống có quy mô lớn, với hơn 1.000 cửa hàng. Các DN bán lẻ vừa qua đã vượt qua khó khăn, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, lưu thông hàng hóa ổn định. Tuy nhiên, thực trạng TTBL hiện còn nhiều bất cập, phát triển chưa bền vững, dễ bị tác động của giá cả thị trường thế giới và những đột biến về quan hệ cung - cầu trong nước. Trong quản lý, Nhà nước chưa can thiệp kịp thời để chi phối, lập lại trật tự, dập ngay những cơn "sốt" của thị trường hàng hóa. Ðối với hệ thống phân phối lương thực, gần như toàn bộ hoạt động mua bán lúa gạo trên thị trường nội địa đều do công ty tư nhân chi phối. Trước một tin đồn thất thiệt gây sốt ảo chúng ta gặp lúng túng do thiếu hàng, chưa có mạng lưới phân phối tung hàng bán ra tại các khu vực trọng điểm để dập tắt cơn sốt, đưa thị trường trở lại bình thường. Nguyên nhân do từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các cửa hàng bán lẻ của DNNN bị giải thể nhưng chưa có hệ thống bán lẻ thay thế. Trong khi đó, DN thương mại quốc doanh lại thiếu vắng, chưa thể hiện vai trò chủ đạo chi phối thị trường, nhất là vào những thời điểm căng thẳng, gay gắt. Các DN bán lẻ còn yếu về nội lực, hầu hết nguồn nhân lực bán lẻ chưa qua đào tạo. Trong số hàng triệu lao động trong ngành bán lẻ mới chỉ có 4-5% số lao động được đào tạo chuyên ngành, hậu cần cho TTBL còn thiếu đồng bộ, mặt bằng kinh doanh bán lẻ thiếu trầm trọng. Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối còn lỏng lẻo, vì vậy nguồn hàng cho TTBL không ổn định. Hơn thế nữa, sự liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước còn rời rạc, yếu kém. Ngay ở địa bàn TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn Co.op và Satra, đã có nhiều cuộc họp bàn phương án liên doanh nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Chuyện bốn DN bán lẻ hàng đầu Việt Nam là: Sài Gòn Co.op, Satra, Hapro và Tập đoàn Phú Thái liên kết từ tháng 5-2007 được dư luận hoan nghênh, nhưng đến nay mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Trong hệ thống phân phối còn nhiều cấp trung gian, nhiều đầu mối bán buôn, bán lẻ trên cùng khu vực địa lý cho nên hàng hóa đến các cửa hàng bán lẻ với giá bán cao, thiệt thòi thì người tiêu dùng phải chịu, còn lợi nhuận lại vào túi các đơn vị trung gian. Sự tăng trưởng của TTBL dù ở mức 20% mỗi năm nhưng chủ yếu dựa vào phát triển ở đô thị, trong khi thị trường nông thôn chiếm 70% số dân cả nước thì còn yếu ớt, ít sôi động. Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op Nguyễn Ngọc Hòa, nhận xét: TTBL còn tản mạn, tự phát, quy mô nhỏ, thiếu ổn định và chưa bền vững do chưa tổ chức được một TTBL hợp lý và lành mạnh để đáp ứng nhu cầu xã hội. Giải pháp đồng bộ TTBL Việt Nam với số dân đông, trong đó có hơn 50% số dân độ tuổi dưới 35 có nhu cầu tiêu dùng cao đang hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Lưu thông hàng hóa, nhất là khâu tổ chức TTBL là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, có tác động chi phối sự vận động của đời sống kinh tế - xã hội. Giải pháp hàng đầu là tổ chức và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống bán lẻ, nhất là các DN sản xuất, kinh doanh lớn. Trong phát huy vai trò chủ lực của DNNN, sớm hình thành mạng lưới phân phối hợp lý, thông suốt trên phạm vi cả nước, từng bước chiếm lĩnh địa bàn trọng yếu, đủ nguồn lực để can thiệp, chi phối quan hệ cung cầu, không để xảy ra cơn sốt những mặt hàng chiến lược phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, như vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, thuốc chữa bệnh... Xây dựng cơ chế, chính sách để các DN quốc doanh và dân doanh cùng tham gia cạnh tranh cung ứng hàng hóa để hàng hóa đến người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất. Ngay từ bây giờ, cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa, tiến tới xây dựng những DN bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, nhất là thời điểm mở cửa thị trường cho các hãng bán lẻ lớn trên thế giới vào kinh doanh từ đầu năm 2009. Muốn tăng sức mạnh nội lực, các DN bán lẻ cần hợp tác liên kết, coi đây là yêu cầu tự thân trong quá trình phát triển. Xóa bỏ cung cách kinh doanh "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ", sáp nhập DN bán lẻ nhỏ với DN bán lẻ lớn, cùng nhau tồn tại và phát triển. Quá trình liên kết giữa các DN bán lẻ sẽ giúp giảm chi phí, tạo kênh phân phối và nguồn hàng ổn định. Các nước phát triển đang giảm bớt các siêu thị bán lẻ, xuất khẩu các siêu thị bán lẻ sang các nước đang phát triển như Việt Nam để phát triển thương mại điện tử ở nước họ. Các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh chủ yếu tập trung ở các đô thị và một số đối tượng khách hàng nhất định. Cho nên cần tập trung phát triển hình thức bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng) đồng thời hướng tới thương mại điện tử. Phương thức bán lẻ truyền thống có thể bị thu hẹp nhưng chợ vẫn là kênh mua sắm chủ yếu của người dân lao động, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nơi giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa nông thôn và thành thị. Cần củng cố, đổi mới nâng cấp các chợ trong chuỗi các giải pháp xây dựng TTBL. Bộ Công thương vừa ban hành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch đất đai xây dựng chợ, trung tâm điều phối bán lẻ là điểm nhấn trong tổng thể phát triển kênh phân phối hiện nay. Nhà nước cần tạo cơ chế để các DN bán lẻ trong nước có đất đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch. Quan tâm phát triển TTBL ở nông thôn và miền núi, trong đó chú trọng phát triển mô hình HTX dịch vụ tổng hợp ở nông thôn, HTX quản lý chợ và kinh doanh chợ. Ðể phát triển TTBL trong nước, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại cả nước và các địa phương đồng thời bổ sung, sửa đổi quy chuẩn để hướng dẫn phát triển các loại hình kinh doanh thương mại, làm cơ sở để DN đầu tư, là tiền đề kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý. Ðối với các DN bán lẻ, để đứng vững trước đối thủ cạnh tranh là các nhà phân phối nước ngoài, sớm có ý thức xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán hàng, phương thức kinh doanh tiên tiến, phong cách bán hàng văn minh. Coi đó là nền tảng xây dựng thương hiệu của DN, cửa hàng, phối hợp các nhà sản xuất trong nước cung ứng hàng hóa ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ hàng sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển. [right]Theo Nhân dân (09/09/2008)[/right]