Đánh giá Acer Aspire Switch 10 - máy tính 2 trong 1, hiệu năng khá, màn hình tốt, giá từ 8tr5?

thu
thu
Trả lời 9 năm trước

Acer có khá nhiều mẫu máy tính lai chạy Windows 8.1 và Aspire Switch 10 là một trong những sản phẩm như vậy. Nhìn qua, Switch 10 trông giống như một phiên bản nâng cấp của Iconia W510 năm ngoái với kiểu thiết kế phần màn hình có thể tháo rời với dock bàn phím. Tuy nhiên, Acer đã xếp chiếc máy này vào dòng Aspire thay vì Iconia, qua đó nhấn mạnh chức năng và hiệu năng của sản phẩm như một chiếc máy tính thông thường hơn là một chiếc máy tính bảng. Máy sẽ được bán ra trong vài tuần tới tại Việt Nam và mình cũng đã mượn được một chiếc Switch 10 bản mẫu để đánh giá nhanh về sản phẩm này. Do là bản mẫu nên một vài thông số phần cứng của máy sẽ khác so với phiên bản chính thức.

  • Trên tay và đánh giá nhanh Acer Iconia W510, Windows 8 đầy đủ, pin 16 tiếng với bàn phím

Thiết kế: máy + dock bàn phím

Acer có vẻ như rất gắn bó với thiết kế máy tính lai đa chức năng từ Iconia W510 và trên Switch 10, chúng ta một lần nữa bắt gặp thiết kế này. Switch 10 gồm một chiếc màn hình cảm ứng chứa tất cả các thành phần phần cứng để hoạt động như một chiếc máy tính bảng và một chiếc dock bàn phím rời.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-2.


Chất liệu nhôm tiếp tục được Acer sử dụng trên phần máy tính bảng nhưng không còn là một khối bao bọc toàn bộ mặt ngoài như Iconia W510. Cách Acer hoàn thiện mặt nhôm này cũng khác, bề mặt được phay xước bằng công nghệ khắc nano (NIL) màu xám xanh thay vì anode hoá màu bạc như các thiết kế của năm ngoái. Mặc dù vậy, lớp nhôm mang lại cảm giác tiếp xúc rất thích tay, hơi sần, không bám mồ hôi và không để lại dấu vân tay. Bao quanh phần nhôm là khung viền bằng nhựa tiệp màu. Nếu như Acer dùng nhôm làm toàn bộ mặt ngoài thì thiết kế máy sẽ liền mạch hơn. Tuy nhiên, có thể đây là khu vực chứa các ăng-ten kết nối không dây nên Acer dùng chất liệu nhựa để đảm bảo tín hiệu không bị nhiễu trong quá trình sử dụng.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-1.

Kế tiếp phần viền nhựa màu xám là phần khung màu bạc bao bọc màn hình bên trong và kể từ đây thì màu bạc là màu sắc chủ đạo của máy. Viền màn hình bên trong khá dày, khoảng 2 cm từ các cạnh nhưng khoảng trống này vừa đủ để lòng bàn tay không chạm vào màn hình khi bạn cầm máy một tay và thao tác bằng tay còn lại. Tại viền trên màn hình có webcam nhưng mặt sau máy không có camera chính như Iconia W510. Do đó, bạn chỉ có thể sử dụng chiếc webcam này để gọi video hoặc "tự sướng". Dưới viền màn hình còn có 2 loa khá to đặt hướng về phía người dùng.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-3.


Máy có độ mỏng khoảng 8,9 mm (riêng phần máy tính bảng) và tại các cạnh, Acer đã bố trí khá đầy đủ các cổng kết nối gồm microUSB (có tặng kèm adapter chuyển ra USB full-size), microHDMI, khe thẻ nhớ microSD bên trái và jack cắm tai nghe 3,5 mm, nút nguồn, tăng giảm âm lượng và nút Windows bên phải. Nút Windows đã được đưa về một bên thay vì nằm trên viền dưới màn hình như hầu hết các máy tính bảng khác nên lòng bàn tay không bị chạm ngẫu nhiên vào nút Windows khi sử dụng. Thêm vào đó, có lẽ Acer đã rút kinh nghiệm từ thiết kế nút nguồn nhỏ, khó bấm trên Iconia W510 nên nút nguồn trên Switch 10 đã được làm to hơn, dễ bấm hơn và có đèn LED màu xanh để định vị. Acer Switch 10 cũng được trang bị các kết nối không dây chuẩn mới như Bluetooth 4.0 + HS và Wi-Fi 802.11 a/b/g/n.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-9.


Đi kèm với máy là dock bàn phím và khi gắn vào chiếc dock này thì Switch 10 không khác gì một chiếc laptop. Chất liệu nhựa màu bạc tiếp tục được sử dụng trên dock bàn phím thay vì nhôm nhưng được hoàn thiện khá tốt, chắc chắn hơn mình nghĩ. Tương tự Iconia W510, dock bàn phím được tích hợp một cổng USB 2.0 nhưng không có pin mở rộng. Bù lại, Acer cho biết sẽ có tùy chọn dock bàn phím tích hợp ổ cứng 500 GB tương tự ASUS Transformer Book T100TA. Phiên bản mình mượn được không có các thành phần vừa nêu nên khi gắn máy vào dock thì tổng bề dày của Switch 10 khoảng 20 mm và nặng khoảng 1,17 kg, nhẹ hơn khoảng 100 g so với Iconia W510.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-10.


Phần đáng chú ý trên chiếc dock này là thiết kế bản lề Acer Snap Hinge, rất khác với thiết kế bản lề cơ học của Iconia W510 hay ASUS Transformer Book T100TA. Trên bản lề chỉ có 2 mấu giữ và một cổng 9 pin kết nối giữa màn hình và bàn phím. Acer đã tích hợp một thanh nam châm rất mạnh để giữ chặt máy vào bản lề. Do loại bỏ các thành phần cơ học, cụ thể là chốt gạt mở nên việc tháo lắp màn hình vào bản lề được thực hiện khá dễ dàng và không tốn nhiều lực.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-16.


Ngoài ra, thiết kế đơn giản của bàn lề mở ra các chế độ sử dụng khác như chế độ trình chiếu (Display) - cắm màn hình vào bàn lề sao cho màn hình xoay ra ngoài, dùng phần dock làm đế để chia sẻ hình ảnh, nội dung; hoặc chế độ túp lều (Tent) - lật úp máy theo hình chữ V ngược để xem và thao tác trên màn hình cảm ứng, phù hợp để sử dụng máy trong những không gian chật chội. Thiết kế bản lề của Switch 10 thật sự khiến mình ngạc nhiên bởi độ chắc chắn của nó dù rất đơn giản và dùng nam châm. Acer cho biết nam châm trên bản lề khả năng giữ lực đến 2,8 kg và nó hoàn toàn có thể giữ chắc chiếc máy khi kết nối vào dock.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-12.

Góc mở bản lề tối đa là 140 độ nhưng do màn hình khá nặng nên chiếc máy sẽ bị bật ra sau nếu bạn không giữ lại bằng 2 tay. Do đó, để đảm bảo máy không bị bật ra sau khi sử dụng với dock thì góc mở tối đa của màn hình vào khoảng 120 độ.

Bàn phím và bàn rê:

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-18.


Dock bàn phím có layout tiêu chuẩn với thiết kế chiclet. Các phím nằm tách biệt nhau với khoảng cách khoảng 1,5 mm nên bạn sẽ thấy bàn phím rộng rãi và dễ thao tác. Các phím lồi lên khoảng 2 mm từ vỉ phím cho độ nẩy và độ nhạy cao. Đặt 2 tay lên bàn phím, mình cũng không mất nhiều thời gian làm quen với layout phím và có thể gõ ngay.

Bên dưới bàn phím là bàn rê đa điểm khá lớn được đặt cân đối với phím Space, gần chính giữa khu vực chiếu nghỉ tay. Bàn rê đa điểm hỗ trợ đầy đủ các thao tác cử chỉ của Windows 8.1 và có độ phản hồi tốt. 2 nút chuột cũng được làm chìm dưới bàn rê, khá dễ bấm. Theo cảm nhận của mình, so với bàn rê trên chiếc dock đi kèm Iconia W510 và thậm chí là ASUS Transformer Book T100 thì bàn rê trên dock của Switch 10 hơn hẳn về kích thước và chất lượng. Các thao tác như cuộn trang, vuốt từ các rìa, mở App List bằng 2 ngón tại màn hình Start Screen được thực hiện rất mượt. Khu vực chiếu nghỉ tay 2 bên khá rộng rãi, diện tích đủ lớn để bạn đặt 2 bàn tay thoải mái để gõ phím mặc dù bên trái có phần hẹp hơn một chút so với bên phải. Chính vì lý do này mà thiết kế bàn rê được làm hơi lõm xuống để cách ly lòng bàn tay khi chúng ta gõ phím.

Nhìn chung mình rất hài lòng với trải nghiệm nhập liệu trên chiếc dock này. Tuy nhiên, do Switch 10 chỉ là một chiếc máy tính 10" nên bàn phím của máy sẽ trở nên nhỏ bé đối với những ai có đôi tay to. Có lẽ các bạn nữ vẫn là đối tượng tốt nhất của chiếc máy này.

Màn hình và âm thanh:

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-20.


Về phần màn hình, Acer Aspire Switch 10 được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm 10,1" tấm nền IPS, bảo vệ bởi lớp kính cường lực Gorilla Glass 3 và được hoàn thiện với công nghệ Zero Air Gap giúp loại bỏ không khí giữa tấm nền cảm ứng và LCD, giảm hiệu ứng phản chiếu và tăng khả năng hiển thị dưới nắng. Phiên bản mình dùng để đánh giá là phiên bản mẫu nên màn hình chỉ có độ phân giải màn hình là 1280 x 800. Trong khi đó, các tuỳ chọn độ phân giải trên phiên bản thương mại của Switch 10 thấp nhất là 1366 x 768 và cao nhất là 1920 x 1080. Mặc dù vậy, chất lượng màn hình của chiếc máy này khá tốt, độ phân giải thấp nhưng hình ảnh vẫn được hiển thị khá sắc nét, độ sáng cao, màu sắc chân thực nhờ tấm nền IPS. Thêm vào đó, công nghệ LumiFlex mang lại khả năng tự động cân chỉnh màu sắc và độ sáng giúp màn hình của Switch 10 hiển thị tốt trước nguồn sáng trực tiếp. Trải nghiệm thực tế trên màn hình của Switch 10 thật sự ấn tượng, mình đánh giá cao về khả năng hiển thị dù độ phân giải thấp. So với tầm giá của Switch 10 thì màn hình của máy rất đáng khen.

Tinhte.vn_Acer_Switch_10-8.


Về phần âm thanh, Switch 10 được trang bị 2 loa tại mặt trước, hướng thẳng về phía người dùng thay vì hướng sang 2 bên như Iconia W510. Với công nghệ Dolby Digital, âm thanh đầu ra được cải thiện khá nhiều, giữ được độ trong và chi tiết nhưng độ lớn không bằng Iconia W510. Dẫu sao thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi cao hơn với 2 chiếc loa nhỏ của Switch 10.

Hiệu năng:

CPU-Z.PNG


Là một chiếc máy tính được xếp vào dòng Aspire nhưng nằm ở phân khúc giá rẻ nên Switch 10 được trang bị cấu hình khá khiêm tốn với CPU Atom Bay Trail-T thay vì Core i3 hay i5 như Aspire P3. Mặc dù vây, Switch 10 vẫn được cài sẵn Windows 8.1 32-bit và bạn có thể cài đặt các ứng dụng Win32 thông thường trên chiếc máy này. Dưới đây là cấu hình chi tiết:

  • CPU: Intel Atom Z3735F (Bay Trail-T), 4 lõi, tốc độ 1,33 GHz, Burst Frequency lên 1,83 GHz, 2 MB L2 Cache;
  • GPU: Intel HD Graphics
  • RAM: 2 GB DDR3
  • SSD: Hitachi Hynix HCG8e 64 GB
  • Windows 8.1 32-bit.


Điều cần lưu ý là chiếc Switch 10 bản mẫu mình dùng để đánh giá dùng CPU Atom Z3735F, trong khi phiên bản chính thức dùng các CPU Z3740 và Z3745. Về cơ bản thì cả 3 CPU này đều thuộc dòng Atom Bay Trail-T nhưng xung nhịp Burst Frequency của Z3735F thấp hơi đôi chút so với Z3740 và Z3745 (đều ở 1,86 GHz) và chỉ hỗ trợ tối đa 2 GB RAM trong khi 2 phiên bản còn lại hỗ trợ tối đa 4 GB RAM chạy ở 2 kênh. Một lưu ý tiếp theo là đối với dòng CPU Atom thì chúng ta có khái niệm Burst Frequency. Đây là một tính năng khá giống với Turbo Boost trên thế hệ CPU Core i. Tuy nhiên, trong khi Burst Frequency giúp tăng cường hiệu năng theo nhu cầu tác vụ trong một khoảng thời gian ngắn thì Turbo Boost lại cho phép các lõi xử lý chạy nhanh hơn so với xung nhịp cơ bản theo nhiều điều kiện hoạt động như nhu cầu tài nguyên, năng lượng, nhiệt độ v.v...

So sánh với chiếc Iconia W510 dùng Atom Z2760 (Clover Trail) năm ngoái thì Z3735F hay Z3740/Z3745 của Switch 10 được cải tiến nhiều hơn:

CPU_so_sánh.PNG

Nhiều lõi xử lý hơn cho phép hệ thống chạy nhiều ứng dụng cùng lúc hơn; bộ nhớ đệm L2 Cache lớn hơn cho phép lưu nhiều dữ liệu hơn để truy xuất sau; tích hợp công nghệ Burst Frequency cho cả CPU và GPU giúp hệ thống quản lý tài nguyên hiệu quả hơn và tăng cường hiệu năng; hỗ trợ kiến trúc x64 cho phép tích hợp nhiều RAM hơn vào hệ thống; chế tạo trên quy trình 22 nm tiên tiến hơn với các đặc điểm cải tiến về hiệu năng, vận hành mát mẻ hơn và việc hỗ trợ ảo hóa là một tính năng cao cấp trước đây chỉ có trên các dòng CPU Core i. Đây là những gì chúng ta có thể phân tích từ những cải tiến giữa 2 thế hệ CPU Atom.

Mặc dù vậy, hiệu năng của CPU Atom không thể so sánh với CPU Core i, vì vậy với các bài test benchmark dưới đây, mình chỉ thực hiện thành công với các công cụ PCMark 7, 3DMark 11. Các công cụ test mới hơn như 3DMark13, PCMark 8 không thể hoàn thành do hệ thống báo quá tải.

Hoàng Mãi
Hoàng Mãi
Trả lời 9 năm trước
Các lỗi về phần cứng và phần mềm máy tính đã được cập nhật tại website www.captocviet.com; Bạn xem, nếu bạn còn vấn đề cần hỏi thì vui lòng gọi về Trung Tâm hỗ trợ miễn phí 0909.167.388; Chúc bạn thành công.