Ý nghĩa của việc tuần hoàn dầu khi lắp đặt MBA là gì?

Có cái này hay hay muốn chia sẻ với mọi người. Khi công việc lắp đặt MBA xong xuôi đâu đó, người ta sẽ bơm dầu vào máy (Đối với MBA dầu). Mình thấy có 3 chỗ có thể bơm dầu 1) Valve ở đáy: Với máy bé và bơm dầu đủ mạnh thì có thể bơm ở đáy. 2) Khi máy có CS lớn và bơm CS ko lớn lắm thì tốt nhất là bơm ở hai valve phía trên. Một ở bình dầu phụ và một ở top của máy. Chú ý khi bơm là mở các air valve (valve xả khí) để đuổi khí ra ngoài khi dầu vào. Các air valve này ở cả trên radiator và bình dầu phụ. Ở chỗ mình vừa rồi, khi bơm dầu 4 máy thì 3 máy ngon lành, còn có một máy bị rò dầu. Với dân kinh nghiệm lâu năm thì ko sao nhưng với dân mới vào nghề thì phải suy nghĩ một tí. Và kết quả là roăng bị rách. Sau khi bơm xong, sẽ chạy tuần hoan dầu. Ở đây người ta sẽ dùng một cái bơm có một đầu cắm ở đáy, và một đầu trên đỉnh MBA. Dầu sẽ được hút từ MBA vào bơm và lại vào MBA. Sau khi tất cả lượng dầu chạy qua bơm (Thời gian tuỳ công suất bơm và lượng dầu trong MBA), người ta lấy mẫu dầu này thử cách điện. Nếu ko đạt thì sẽ lại tuần hoạn lại đến khi đạt... Câu hỏi: Vậy ý nghĩa của việc tuần hoàn dầu ở đây là gì?
Vespa
Vespa
Trả lời 15 năm trước
Bơm dầu tuần hoàn có thể nói nó cũng như bộ lọc dầu đối lưu (ở các máy công suất lớn). Ở bộ lọc dầu đối lưu: Dầu vừa được hút ẩm, vừa được lọc cặn (tro, muội...) khi đi qua nó do quá trình đối lưu tự nhiên (tương tự như nguyên tắc làm mát khi dầu đối lưu qua bộ tản nhiệt). Trong bộ lọc này có chứa hạt hút ẩm silicagen, đầu trên và dưới của bộ lọc có ống lắp vào vách thùng. Dầu nóng từ máy biến áp đi vào bộ lọc đầu qua ống phía trên, qua bộ lọc dầu được làm mát và chìm xuống dưới rồi lại vào trong máy biến áp. Tất cả cặn dầu, hơi ẩm đi qua bộ lọc đều bị giữ lại. Phải định kì thay thế chất hút ẩm. Với bơm dầu tuần hoàn, sự tuần hoàn của dầu trong máy biến áp là do bơm. Trong hệ thống tuần hoàn đó dĩ nhiên là có bộ phần lọc dầu. Hoặc đơn giản hơn anh có thể hiểu là Bơm tuần hoàn dầu sau khi nạp là để lọc. Vì có thể bên trong máy còn tạp chất gì đó chưa loại bỏ hết. Vì thế phải rút dầu ra từ đáy, nơi có thể tập trung nhiều cặn nhất. Nếu anh để ý thì thấy trên đường thoát của bơm phải đi qua một bộ lọc giấy. Lớp dầu trong chiếc cốc chủ yếu là để lọc bụi trong không khí. Đồng thời còn để VHV quan sát được hệ thống co giãn của thùng có hoạt động tốt hay không. Khi nóng lên thì phải có bong bóng khí trào ra ngoài lớp dầu. Khi nguội thì phải nhình thấy bong bóng khí lọt vào trong. Cái aptomat xoay chiều ký hiệu Oil treatment hình như để cấp nguồn cho động cơ bơm Oil treatment (xem hình dưới) http://www.hiendaihoa.com/forum/attachment.php?attachmentid=686&d=1221486530 Để thúc đẩy quá trình làm mát người ta lắp thêm quạt để biến quá trình bức xạ nhiệt ở cánh tản nhiệt thành quá trình đối lưu nhiệt giữa cánh tản nhiệt và không khí và lắp thêm bơm dầu để đẩy nhanh vòng tuần hoàn dầu. Do vậy làm mát máy biến áp chính là làm mát dầu máy biến áp . Các cấp làm mát máy biến áp: Cấp 1: Làm mát dầu máy biến áp bằng không khí tự nhiên ONAN. Dầu máy biến áp đối lưu nhiệt với vỏ máy và 10 cánh tản nhiệt lắp 2 bên thành máy. Cấp 2: Làm mát dầu máy biến áp bằng quạt thổi ONAF. Khi nhiệt độ dầu lớp trên cùng tăng đến 60oC ( sử dụng đát trích nhiệt - xem hình vẽ) hoặc nhiệt độ cuộn dây 500 kV là 75oC hoặc cuộn dây 35 kV là 80oC (sử dụng dòng quy đổi của biến dòng chân sứ CT5, CT9) thì khởi động đồng thời 6 quạt có công suất 560 W lắp trên các cánh tản nhiệt. Khi các giá trị nhiệt khởi động giảm đi 10oC mới dừng quạt. Cấp 3: làm mát dầu máy biến áp bằng quạt thổi và bơm dầu cưỡng bức OFAF. Khi nhiệt độ trên cùng là 65oC hoặc nhiệt độ qui đổi của cuộn dây 500 kV là 80oC hoặc cuộn dây 35 kV là 85oC thì ngoài các quạt còn có 2 bơm dầu công suất 2,2 kW khởi động thúc đẩy quá trình đối lưu dầu trong cánh tản nhiệt. Bơm sẽ dừng khi giá trị nhiệt khởi động giảm 10oC.