Bàn về tốc độ ống kính và độ mở của máy ảnh? Mời các bác đọc và cho ý kiến ?

Khi gọi một ống kính là "nhanh" hay "chậm", giới nhiếp ảnh thực ra muốn nói tới ống có độ mở lớn hay nhỏ. [gallery]/3/xxi1264125164.jpg[/gallery] Nói đến ống kính "nhanh" ý là ánh sáng sẽ vào cảm biến được nhiều hơn và ống kính chậm sẽ cho ít ánh sáng vào hơn Tốc độ ống kính (lens speed) không nhằm nói đến tốc độ lấy nét dù cùng đề cập đến tốc độ. Thực tế, "tốc độ ống kính" muốn nói tới lượng ánh sáng vào cảm biến thông qua ống kính. Hãy tưởng tượng một đường hầm xuyên núi to (có nhiều làn xe chạy được) và đường hầm nhỏ. Trong cùng một thời gian, lượng xe đi qua đường hầm to sẽ nhiều hơn. Vì thế khi nói đến ống kính "nhanh", ý nói ánh sáng sẽ vào cảm biến được nhiều hơn và ống kính chậm sẽ cho ít ánh sáng vào hơn. Nói về tốc độ ống kính, có nghĩa là đang bàn tới độ mở tối đa của ống. Độ mở của ống kính được xác định là đường kính của vòng tròn độ mở ở bên trong ống kính. Đường kính này được biểu thị bằng số f, ví dụ như f/2,8 hoặc f/16. Số f càng thấp, độ mở càng rộng, ánh sáng vào cảm biến càng nhiều. Những ống kính được gọi là "nhanh" thường có độ mở khoảng từ f/1,4 tới f/2,8. Ngược lại, số f càng lớn thì độ mở càng nhỏ, ánh sáng vào càm biến càng ít. Những độ mở kiểu như f/16 hay f/22 được coi là "chậm". Tại sao nhiều người cho rằng ống kính "nhanh" lại tốt hơn các ống kính "chậm"? Dựa vào các đặc điểm đề cập ở trên có thể thấy ngay lợi thế của ống kính "nhanh" là nhiều lựa chọn độ mở trong điều kiện ánh sáng yếu, tách được đối tượng ra khỏi cảnh nền mờ hiệu quả hơn. Do ánh sáng có thể vào nhiều hơn khi để ở chế độ f thấp, thông thường, người chụp sẽ có được ảnh với chất lượng tốt hơn, nhất là trong các điều kiện ánh sáng không được dồi dào. [gallery]/3/xmg1264125166.jpg[/gallery] Ảnh này chụp bằng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1.8. Ví dụ, bức ảnh trên sử dụng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1,8 được sử dụng để lấy ánh sáng từ cửa số vào nhiều hơn và tốc độ chụp cũng được đẩy nhanh hơn, ở 1/250 giây. Với độ mở lớn và tốc độ nhanh, người chụp sẽ giảm thiểu được nguy cơ rung máy hay nhòe hình trong cùng điều kiện ánh sáng. [gallery]/3/hth1264125169.jpg[/gallery] Ảnh này chụp bằng ống kính 70 - 200 mm, độ mở f/2.8. Còn ở bức ảnh chụp em bé này, người chụp sử dụng ống 70 – 200 mm với độ mở f/2,8 khiến cho hậu cảnh trở nên mờ hẳn, đối tượng như được tách biệt bẳn ra, vì thế trông sắc nét và tập trung hơn. Nếu khép độ mở xuống f/8, bông hoa trong cảnh nền sẽ trở nên rõ hơn và người xem sẽ mất tập trung vào đối tượng chính, từ đó làm giảm đi vẻ đẹp của bức ảnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để độ mở nhỏ cũng tạo nên hiệu ứng nhất định. Như bức ảnh dưới đây chụp quảng trường Ceasar tại Las Vegas (Mỹ), với độ mở f/22, có thể thấy cả các cây cọ lẫn tòa nhà phía sau đều nằm trong tầm nét, tạo một khung cảnh không kém phần ấn tượng. [gallery]/3/qlc1264125172.jpg[/gallery] Quảng trường Ceasar tại Las Vegas (Mỹ). Để điều chỉnh độ mở trên máy ảnh, người chụp cần tránh chuyển về các chế độ Auto hay Program bởi giá trị độ mở khi đó sẽ được máy ảnh tự động lựa chọn. Hãy chuyển về chế độ "A" hay "Av" (tùy hãng máy) trên vòng điều khiển và chọn thông số độ mở phù hợp với mục đích chụp ảnh và y tưởng khung hình. Máy ảnh sẽ tự tính toán tốc độ cửa trập cho phù hợp. Nhưng cũng nên để mắt tới tốc độ. Nếu tốc độ quá chậm sẽ làm ảnh dễ bị rung, vì thế trong trường hợp này, người chụp lại cần phải mở rộng độ mở thêm 1, 2 giá trị hoặc tăng ISO. Ống kit đi kèm máy thường là các ống "chậm", chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Dải tiêu cự và độ mở thông dụng nhất cho các ống kit là khoảng 18 – 55 mm với f/3,5 – 5,6. Sở dĩ có hai độ mở bởi lẽ ở tiêu cự góc rộng nhất (18 mm) độ mở tối đa sẽ mở được f/3,5, nhưng ở tiêu cự dài nhất (55 mm) độ mở tối đa lúc này không phải là f/3,5 nữa mà đã bị tăng lên thành f/5,6. Ống kính một tiêu cự (prime) thường là các ống kính "nhanh" nhất bởi độ mở tối đa có thể tăng tới f/1,4, f/1,2 hay thậm chí là f/1. Tuy nhiên, ống kính có độ mở càng lớn, hay nói cách khác, càng "nhanh" sẽ có giá thành càng đắt (chẳng hạn cùng tiêu cự 50 mm của Canon, độ mở f/1,8 có giá khoảng 90 USD, f/1,2 đã lên tới 1.380 USD, f/1 là 4.000 USD). Tương tự, ống kính zoom được coi là "nhanh" nếu cả dải tiêu cự độ mở tối đa vẫn chỉ có một giá trị (như 24 – 70 f/2,8 hay 70 – 200 f/2,8), và tất nhiên các ống "nhanh" này cũng không hề rẻ. Chính vì giá thành đắt đỏ nên đa số các hãng đều đầu tư khá nhiều công sức và công nghệ cho các ống kính "nhanh" này, biến chúng thành những ống kính đẳng cấp cao (dù không phải là tất cả). Vì thế, bên cạnh lợi thế thu được do độ mở lớn mang lại, người chụp còn được sở hữu những ống kính chất lượng hoàn hảo nhất với các thấu kính được lựa chọn kỹ càng để có thể có được những bức ảnh chất lượng cao. ( Nguồn Sohoa )
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Bài viết khá hay đấy chứ , Đầu tiên phải cám ơn laptopgiare001 ,về thông tin trong bài cung cấp.Nó rất bổ ích cho những ai với ngân sách eo hẹp sẽ cân nhắc chọn cho mình sản phẩm có chất lượng cao(với số tiền phù hợp).Mình thấy ống nhanh(fast lense) đắt còn 1 nguyên do giá thành nguyên liệu nữa :ví dụ 1 cái thấu kính ED của Ni nếu làm cho cái ông có f 1.8 thì đường kính kéo theo là độ dày sẽ lớn hơn nhiều khi làm cho cái ống 3.5 (cùng dải tiêu cự) thì thể tích thuỷ tinh để chế tạo thấu kính sẽ tăng theo luỹ thừa mũ 4 kia !!! Do vậy thì mọi thứ kèm theo sẽ đội giá lên thôi. chứ không hẳn là khi giá đắt gấp 5 lần thì chất lương ảnh cũng gấp 5 lần! Ta thấy fast lense,chỉ có nhiều sự lựa chọn hơn slow lense thôi,còn cùng là ED của Ni nếu chụp cùng 5.6 ,cùng khoảng cách thì ống 1.8 và ông 3.5-5.6 cũng chưa chắc chất lượng ảnh đã hơn nhau đáng kể .Do vậy nếu như chỉ chụp chủ yếu trong điều kiện bình thường(dịch vụ Amater) mà tiền không thật dư giả,thì cung không nhất thiết phải tìm những ống đắt làm gì.Một người tiêu dùng thông minh là người biết mua những thứ mà mình cần chứ không phải là người luôn mua thứ trên thị trường có !!! Tôi thấy 1 anh bạn chỉ với 1 cái Ni D40 có 6 Mp mà vẫn phóng ảnh cưới 60x90 cm đẹp.Vì anh ta biết nếu chụp thẳng ,phóng thẳng thì hình bị vỡ,nên đã chụp thân người , xong vẫn tư thế đó anh zoom chụp nguyên cái mặt và qua CS ghép lại ,vì anh ta cho biết khi vỡ quần áo thì không mấy ai đẻ ý còn nét mật như vậy thì không vỡ rồi. Vừa rồi khi xử dụng thêm phần mềm phóng ảnh nội suy thì ảnh 100x150 cm cũng không vỡ khi chụp Ni D40 chỉ với 6 chấm nhé . Thân !
Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 14 năm trước
Bài viết này rất hay , theo mình mọi ý kiến phản hồi không phải vì có điều gì đó sai.Mà là nó thể hiện sự cảm nhận tiếp thu theo góc độ nào mà thôi . Đối với những "tín đồ" theo chủ nghĩa vật chất thì " Cứ phải đắt tiên" mới Pro, mà chẳng hiểu mình cần gì,cần bao nhiêu ! Còn người thông minh thì lựa chọn cho mình sản phẩm "vừa hợp,vừa đủ" cần thiết .Nhưng đúng như betiteo đã nói : Cái ống lens đắt gấp nhiều lần không có nghĩa là ảnh đẹp tương ứng bấy nhiêu lần! Một sự nhầm lẫn tai hại và cả thiển cận nữa đấy .