Giúp tôi lập dàn bài về PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG của TRƯONG HÁN SIÊU?

Kim
Kim
Trả lời 14 năm trước

Trương Hán Siêu, tác giả bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.

- Hiện nay chưa biết bài phú viết vào năm nào trong cuộc đời tác giả, chỉ biết chắc là sau trận chiến thắng quân giặc ở phương Bắc lần thứ ba.
- Bài phú chia làm 3 phần :
1- Phần 1 : " Khách có kẻ ... vẫn còn tha thiết"
Thú du ngoạn của tác giả.
2- Phần 2 : " Bên giữa dòng ... lệ chan"
Cảnh sông Bạch Đằng và tình cảm của tác giả.
3- Phần 3 : " Phần còn lại"
Ca ngợi cảnh hùng vĩ của sông Bạch Đằng.
Với một tình cảm tha thiết, chân thành với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, tác giả đã bộc lộ một niềm cảm xúc mãnh liệt, thể hiện lòng tự hào về sông Bạch Đằng lịch sử, về chiến công vang dội của đất nước trên dòng sông này, ca ngợi các bậc anh hùng, hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại thái bình muôn thuở cho dân tộc.