Làm giúp em đề văn này:"Cảm nhận cuộc sống qua những trang sách "

NguyenHaMy
NguyenHaMy
Trả lời 15 năm trước
Bạn có thể làm theo dàn bài nay na! Khi đọc được một trang sách, một câu chuyện, một bài thơ nào đó, tôi thường hay có những suy nghĩ vẩn vơ về cuộc đời, và rất muốn cùng chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người khác. Topic này lập nên, hy vọng sẽ được sự ủng hộ và không quá vắng bóng, đìu hiu... Xin được mở đầu topic bằng một bài viết ngắn về cảm nhận của tôi sau khi đọc xong những trang viết của M.Goócki - một trong số những nhà văn mà tôi yêu thích. Tôi nghĩ mình còn quá trẻ để nhắc đến từ bình văn. đây chỉ là những cảm xuc mà tôi cảm thấy và muốn chia sẻ.Có thể còn non nớt và đôi chỗ còn thô sơ. hy vọng là không bị chê cười Tôi đến với cuộc đời để mà không thoả thuận". Câu đó trong bài: "Bài ca cây sồi già", tác phẩm đầu tay của M.Goócki, chính là lời tuyên bố không thụ động chấp nhận cuộc đời và không thụ động chấp nhận những gì mà các nhà văn đi trước đã mở ra. Ngay trong thời kỳ sáng tác ban đầu, nhiều tác phẩm của M.Goócki đã mang tính chất là những cương lĩnh nghệ thuật. "Bà lão Idecghin" là một truyện ngắn xuất sắc. Chất trữ tình lãng mạn vỗ cánh bay lên từ những truyền thuyết, đã tập trung thành cảm hứng trữ tình lãng mạn dưới ngòi bút thiên tài của Goócki. Câu chuyện dựa trên cơ sở hai truyền thuyết: Lara kiêu ngạo và trái tim Đankô. Xen giữa hai truyền thuyết là cuộc đời bà lão Idecghin. Phần đầu kể về Lara - kết quả của cuộc tình cưỡng đoạt của chim đại bàng với cô gái một bộ lạc. Lara không có trái tim con người vì nó sống xa loài người, còn đôi mắt thì "lạnh lùng như mắt chúa của các loài chim". Nó dã man vì trong dòng máu đã pha máu loài cầm thú. Nó gây tội ác khi ôm một cô gái và bị cự tuyệt: "Nó giậm chân lên ngực cô mạnh đến nỗi máu vọt ra qua miệng cô, cô gái thở hắt ra, quằn quại như một con rắn và tắt thở". Tội ác của nó là do tính kiêu ngạo và lòng vị kỷ tạo nên. Nó giết người mà không cần nguyên cớ hoặc không hiểu rõ nguyên cớ. Nó trả lời các bậc hiền giả: "Ta giết cô gái vì hình như cô ấy cự tuyệt ta... Mà ta lại cần cô ấy". Nó chỉ vì nó và muốn bắt mọi người cũng phải vì nó, còn nó thì không cần vì mọi người. "Nó tự coi mình là người thứ nhất trên đời, và ngoài bản thân nó, nó không thấy gì nữa hết". Kiêu ngạo và ích kỷ, không hoà đồng trong tập thể, trong một cộng đồng xã hội thì phải gánh chịu một hình phạt ghê gớm: cô độc! Cách trừng phạt nó là ở ngay trong bản thân nó. Nó được thả ra, tự do lang thang trong cô đơn. Bây giờ nó mới mang tên Lara - kẻ bị ruồng bỏ, bị xua đuổi. Cuộc đời tham tàn, đơn độc kéo dài, đến lúc nó thấy vô vị, buồn chán thì nó muốn chết. Trước hết nó muốn được chết vì tay con người nhưng không ai thèm bẩn tay mà giết nó. Nó lấy dao tự đâm vào ngực nhưng dao cũng tránh nó và tự gẫy gập. Nó đập đầu mãi xuống đất nhưng đất lún xuống, không dung nạp cái chết của nó. Kết cục nó là một cái bóng lơ lửng giữa cuộc đời. Đối lập với Lara là Đankô với trái tim dũng cảm, rực lửa yêu thương, làm đuốc soi đường cứu cả bộ tộc. Câu chuyện đặt cả bộ tộc trong tình huống nan giải: không làm nô lệ nhưng cũng không bị tiêu diệt, mà phải tồn tại trong tự do để giữ gìn giá trị tinh thần, truyền thống văn hoá qua những lời di chúc của ông cha. Ba phía là rừng rậm, đầm lầy; phía còn lại là quân thù hung dữ. Họ định vượt rừng để tới nơi thảo nguyên mênh mông phía bên kia, nhưng rừng càng rậm, đầm lầy càng hôi thối đã cản bước tiến của họ. Buồn nản rồi chết ***c làm cho con người yếu đuối. Họ đã tính chuyện quay lại đầu hàng kẻ thù. Họ sợ chết và thực tế lưỡi hái của thần chết đang vung trên đầu họ nên họ không còn sợ sống nô lệ. Giữa lúc cả bộ lạc tâm thần khiếp nhược, tư tưởng yếu hèn lan truyền như bệnh dịch thì Đankô xuất hiện và thúc giục mọi người vững bước. Dẫn đầu đoàn người băng rừng, nhưng rừng càng ngày càng rậm rạp, các yếu tố thiên nhiên cũng tàn bạo phụ hoạ. Nhưng sự đe doạ của thiên nhiên không đáng sợ bằng sự mất lòng tin của con người. Những "con người nhỏ bé" trong bộ lạc chưa tự vượt mình để nâng bản thân mình lên mà lại quay sang kết tội Đankô vô cùng phi lý: "Mi phải chết! Mi phải chết!". Họ gầm lên như vậy vì họ cho Đankô là kẻ hèn mọn, dẫn đoàn người vào nơi nguy hiểm. Chân lý bị vùi dập, chân lý tạm thời bị thất bại, đường chân lý đi qua phải trả giá đắt bằng máu tim của người anh hùng. Đankô tự vượt mình, dám xả thân vì nghĩa lớn, can trường xé ***g ngực, dứt tim ra và giơ cao: "Trái tim cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng yêu thương vĩ đại đối với mọi người". Hai hình tượng nhân vật dựa trên hai truyền thuyết đối lập nhau về phẩm giá, về nhân cách, được đối xứng qua trục hiện thực cuộc đời bà lão Idecghin: một con người có sức sống, lối sống kỳ quái. Là con người sôi động, luôn tìm tòi, khẳng định hạnh phúc, tự do của mình. Là con người khao khát lập chiến công nhưng không tìm được cơ hội mà chạy theo những mối tình vụn vặt, buông thả đời mình cho dòng đời cuốn trôi, bước theo thuyền tình lênh đênh từ tuổi mười lăm: từ anh chàng chài lưới có ria đen đến anh tóc đỏ người Guxun, từ ông lái buôn giàu có Thổ Nhĩ Kỳ đến con trai ông ta mới bằng nửa tuổi mình, từ anh Bungari trai trẻ đến anh thầy tu người Ba Lan... bao nhiêu người nữa và cuối cùng neo lại với người Mondavi. Cuộc tình dài lê thê, đứt đoạn rồi nối tiếp, nối tiếp rồi đứt đoạn... "Chiến công" của bà là đã làm chết đứa bé Thổ Nhĩ Kỳ mới 16 tuổi, là lôi kéo anh thầy tu người Ba Lan phá giới để rồi quăng anh ta xuống sông, là làm chết người rồi vùi xác trong tuyết. Những cuộc tình rẻ mạt nên mau đi vào quên lãng, mau đi vào dĩ vãng, không có cái gì để mà nhớ mà thương, không đọng lại điều gì để mà trăn trở. Cuộc đời bà lão xen giữa hai truyền thuyết, làm thành ba bức tranh sống động với những màu sắc khác nhau. Ba phần là ba truyện ngắn độc lập, tưởng như lắp ghép rời rạc, nhưng đó lại là kết cấu rất độc đáo. Hai truyền thuyết chiếu ứng, tương phản qua cuộc đời bà lão làm cho khẳng định và phủ định triệt để thêm. Mỗi con người đi qua hết cuộc đời mình đều lưu lại bóng dáng cho đời. Bà lão Idecghin lưu lại cái bóng mờ nhạt vì sống uổng. Lara là cái bóng vật vờ, cô độc, lang thang, không sống, không chết. Bóng dáng của Đankô là ánh sáng, là niềm tin không bao giờ tắt. Cái chết của Đankô có ý nghĩa tích cực hơn là sự sống của Lara Chuác bạn thành công!