Ý nghĩa địa danh Bà Rịa

[b]Theo quyển "Monographie de Baria" của một tác giả người Pháp viết năm 1902 cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của một người phụ nữ là Nguyễn Thị Rịa. Đây là người đã có công khai phá đất hoang, lập làng Phước Liêu vào năm 1789. Tuy nhiên, theo tài liệu "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc trại từ tên của một tiểu vương quốc là Bà Ly hay Bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng thế kỷ thứ VII, sau đó đã bị quân Chân Lạp thôn tính. Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Muỗi Xụy, là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam Bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: "Vào khoảng thế kỷ XVIII, bà Nguyễn Thị Rịa từ Phú Yên - Bình Định vào khai phá vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người mới đến định cư và khai hoang nên được mọi người rất yêu mến. Năm 1803 Bà Rịa mất. Vì không có con nên tài sản của bà được để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn bà nên đã lập miếu thờ bà và đặt tên cho vùng đất này là Bà Rịa". Hiện nay, ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước (hay còn gọi là núi Cố).[/b]
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Vào cuối thế kỷ XVII, miền Trung hay bị thiên tai bất ngờ, thêm vào đó là cuộc tranh chấp giữa hai họ Trịnh - Nguyễn làm cho đời sống nhân dân càng lúc càng khó khăn. Không ít người rời bỏ quê hương vào Nam sinh sống. Khoảng năm 1680, dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phước Tần, một số nông dân ở Phú Yên vào Nam, trong đó có gia đình một nông dân nghèo có cô con gái tên là Rịa, lúc ấy 15 tuổi. Điểm dừng chân đầu tiên của nhóm lưu dân này là vùng Mỹ Khê (khu vực Tam Phước ngày nay). Thủa ấy, núi non rừng rậm, nước mặn và nhiều nguy nan, nên việc khai hoang lập địa rất vất vả, không ít người kiệt sức và bỏ cuộc. Bà Rịa là người kiên trì lao động và động viên mọi người ở laih cố gắng làm việc để tạo nên một vùng đất như hiện nay. Tương truyền, vào năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phước Chu vào Nam kinh lí, đoàn đi qua vùng đất (sau này là thôn Phước Lễ). Do mùa mưa, nước lụt, đường xá, cầu cống bị hư hỏng. Được tin ấy, bà Rịa huy động nhân dân đến tu bổ, sửa sang lại cho đoàn đi qua. Khi về phủ, Nguyễn Hữu Cảnh báo cáo lại mọi việc trong Nam, trong đó có việc làm hữu ích của bà Rịa. Chúa Nguyễn đã ra lệnh sắc phong cho bà "hàm Nghè" và cho ăn theo họ Nguyễn. Từ đó, bà trở thành bà Nghè Nguyễn Thị Rịa, và từ đó, vùng Mỹ Khê mỗi ngày được mở rộng, dân cư mỗi ngày một đông đúc. Bà Rịa mất vào khoảng năm 1759 (thời chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát) thọ 94 tuổi. Để nhớ công ơn bà, người đời sau dùng tên bà đặt cho vùng đất rộng lớn - tỉnh Bà Rịa ngày nay.