Hàng trăm tấn mỡ thối nguời ta chế biến làm thực phẩm gì vây, thật đáng lo lắng?

Mỡ thối làm rất nhiều món và tiêu thụ ở Hà nội, mình lo lắng quá, thảm nào ung thư ngày càng nhiều.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Hơn một tuần nay, câu chuyện lòng vòng của cả trăm tấn mỡ bẩn, hàng tấn bì heo thối ở Đà Nẵng, Hà Nội đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Mọi người lo bởi mỡ bẩn, bì thối không phải dùng để bón cây. Chắc chắn nó phải được sử dụng vào việc chế biến một món thực phẩm nào đó. Nhưng món đó là món gì thì chịu! [/b] Câu trả lời của giới chức có trách nhiệm khiến người tiêu dùng vừa buồn cười vừa bực. Buồn cười bởi các lò nấu mỡ đều công khai, mỗi ngày chế biến hàng trăm ký mỡ/lò, vận chuyển hàng chục tấn hàng đi nhiều tỉnh thành, mỡ nguyên liệu vứt thành đống bẩn thỉu dưới đất. Khi chế biến xong đóng gói lại chất ra ngoài vườn. Còn bực là bởi khi sự việc vỡ lở, cơ quan thú y, y tế địa phương được hỏi đều nói “không biết” hoạt động của cơ sở. Hỏi một quan chức khác về tiêu chuẩn vệ sinh với sản phẩm mỡ, ông này nói VN chưa có quy định với sản phẩm mỡ động vật chế biến! Thế là huề. Nếu không có quy định, tiêu chuẩn, anh sẽ chỉ xử phạt được người ta về các yếu tố có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm hay không và thành phẩm có nhiễm độc tố hoặc vi sinh hay không. Còn lại, trong quy trình chế biến có vứt nguyên liệu dưới đất cũng khó mà phạt được. Vì anh làm gì có quy định! Câu chuyện ầm ĩ về hàng trăm tấn mỡ bẩn khiến người tiêu dùng lo lắng, rất có thể sẽ giống hàng ngàn câu chuyện khác về vệ sinh thực phẩm đã xảy ra, là đầu voi nhưng đuôi chuột! Đầu năm 2009, khi một vụ việc khác liên quan đến an toàn thực phẩm là nhiều sản phẩm nước uống đóng bình không đạt tiêu chuẩn vệ sinh đang nóng, một quan chức Bộ Y tế thừa nhận nếu các địa phương làm đúng chức trách của mình, không khó để cải tiến vấn đề vệ sinh và tính pháp lý của các cơ sở sản xuất thực phẩm. Làm gì có chuyện một cơ sở sản xuất với hàng chục công nhân và hàng tấn nguyên liệu, thành phẩm ra vào mỗi ngày, với đủ thứ khói bụi, mùi, nước thải và sơ sài cả với vệ sinh nguyên liệu và thành phẩm lại không ai biết, không ai nhìn thấy, không người dân nào phản ảnh và giới chức địa phương không lui tới lần nào trong nhiều năm trời? Có thể nói gì về giới chức liên quan, những người được giao trọng trách nhưng “không thấy, không biết”? Hay là thấy, biết nhưng bị “mỡ lấp miệng mèo”? Nếu không, làm gì có chuyện người được giao trọng trách lại không thấy, không biết những chuyện mà ai cũng biết, cũng thấy! Nghịch lý là ở chỗ đó.