Kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi Fansipan 3143 M

hao
hao
Trả lời 10 năm trước
Những khó khăn mà người chinh phục Fansipan thường gặp:
1. Yếu tố thời tiết:
Như mưa, thời tiết sương mù điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển trên một địa hình đèo rốc, những thú vị của Bạn, ảnh chụp không đẹp, muỗi vắt sẽ xuất hiện... vì vậy trước khi quyết định chuyến đi Bạn nên xem dự báo thời tiết của khu vực tây Bắc và Sapa.
2. Yếu tố sức khoẻ:
Trước khi leo núi khoảng 3-5 ngày Bạn nên rèn luyên, tập thể dục như đi bộ, tập Yoga, chạy bộ hạn chế hút thuốc lá... Nhất là chuẩn bị tinh thần thật tốt và thoải mái, vui vẻ. Nếu rủ thêm được bạn bè thân thiết cùng leo núi thì sẽ tạo nên một tinh thần đồng đội rất tốt. Nên mang theo một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc cảm cúm, dầu gió, cồn y tế, bông, băng gạc, miến dán Salonpass và một số kẹo mang hàm lượng dinh dưỡng cao như Socola, kẹo béo tăng lực, chè sâm cao nóng, kem chống nắng
chặng đường rất khó khăn gian khổ nên Bạn không nên chủ quan có những bạn sức khoẻ rất tốt nhưng đôi chân lại không khỏe lúc đầu đi bình thường nhưng sau một chặng đường 2 - 3h bắt đầu cảm thấy đau bắp chân hoặc đầu gối tưởng như không thể đi nổi lúc này điều quan trọng nhất là tinh thần phải thật tốt phải khẳng định là mình sẽ leo đến đỉnh và nghỉ khoảng 5 phút bóp chân và xoa dầu chú ý là không lên nghỉ lâu quá sẽ sinh ra lười biếng. Phải biết tự chăm sóc, động viên mình không nên nản trí và ỷ lại vào người khác làm ảnh hưởng tới đoàn. Trường hợp thật sự không thể đi tiếp thì phải quay lại nơi nghỉ chờ đoàn trở về nhưng "nhớ phải bớt lại đồ ăn". Các bác sĩ tư vấn rằng những người bị bệnh tim mạch, huyết áp,suy hô hấp,có thai không nên leo núi, Những ngày trước khi leo núi nên ăn đủ chất bổ dưỡng, đủ vitaminc,uống đủ nước hạn chế bia rượu và quan trọng là ngủ đủ 7h/ngày.
* Đối với những người đang dùng thuốc dài ngày nên nhớ mang theo thuốc trong chuyến đi.

3. Nếu bạn tự đi:
Nên chọn một người dẫn đường thông thạo địa hình, nhiệt tình người này có thể là người Mông hoặc những hướng dẫn bản địa tại Sapa thì càng tốt nhưng chi phi cao hơn chút. Chuẩn bị lều ngủ vì trên đường đi có 2 chặng nghỉ đêm một điểm ở độ cao 2.200m nhiệt độ ở điểm này thường vào mùa đông khoảng 8-10 oC vào mùa hè khoảng 12-15 oC, điểm còn lại ở độ cao 2.800m mùa đông khoảng 1-5oC mùa hè khoảng 10-15oC. Tuỳ theo sức khoẻ của Bạn áp dụng cho hành trình (2 ngày 1 đêm) hoặc (3 ngày 2 đêm) . Nếu Bạn đi (2 ngày 1 đêm) thì thông thường nên ngủ ở độ cao 2.800m. Nếu đi (3 ngày 2 đêm) thì đêm 1 ngủ 2.200, đêm 2 lại ngủ ở 2.200 và trở về bằng đường Sin chải thì đẹp hơn. Mỗi điểm ngủ này thường chỉ ngủ được 15-20 người. Nên vào những ngày nghỉ khách đi nhiều có thể sẽ hết chỗ ngủ. Vì vậy Bạn nên mang theo lều ngủ, túi ngủ cho chắc chắn về chỗ ngủ của bạn. Lều ngủ có nhiều loại - loại dành cho 2 người, 3 người, 10 người... tuỳ theo số lượng người trong đoàn của Bạn. Nếu Bạn đi cùng Bạn gái, vợ thì tốt nhất là nên ngủ nam,nữ riêng để đảm bảo sức khoẻ.
Những loại lều, túi ngủ này chất liệu bằng dù nhẹ, nhỏ gọn rất ấm và thoáng gió nên các loại côn trùng không thể vào được. Trong lều thường được dải một tấm lót mỏng bằng cao su sốp, 1 túi ngủ, hoặc đệm hơi có gối đầu tránh bị đau lưng vì vậy Bạn cố thể yên tâm ngon giấc. Những vận dụng này Bạn có thể thuê ở Sapa tại Công ty TNHH Du lịch Khám Phá Việt. Địa chỉ 031 phố Xuân viên, thị trấn Sapa. ĐT: 0203.872 606 Công ty này chuyên tổ chức chinh phục Fansipan, có đầy đủ các trang thiết bị leo núi và sẵn sàng tư vấn giúp Bạn. Ngoài ra nếu Bạn muốn ghi nhận thành tích bằng giấy chứng nhận đã chinh phục đỉnh Fasipan thì công ty này sẽ làm cho Bạn miễn phí. Bạn nên mua bảo hiểm trước khi leo núi để tránh đi những rủi do vì sự mạo hiểm khi leo núi là khá cao.
4. Về đồ ăn:
Nên ăn chín uống sôi mang những đồ ăn đơn giản nhẹ nhưng giàu chất dinh dưỡng như các loại rau được nuôi trồng tại Sapa. Bữa sáng thường mang theo phở gói, mì gói đựng trong bát nhựa bán sẵn ngoài siêu thị, Coffee, trà gừng là tốt nhất, bữa trưa mang theo bánh mì loại Baget ăn cùng trứng luộc, dưa chuột cà chua hoặc bơ, mứt, phomát. Bữa tối nấu ăn bình thường. Bạn nhớ mang theo giấy ăn, tăm, giấy vệ sinh, dao gọt hoa quả... Nên mang theo một số loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như quýt, cam, soài... để ăn dọc đường lấy lại sức.

Nước uống:
Mỗi người khoảng 3 - 4 chai nước lọc nhỏ. Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó di chuyển và rễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn.
5. Trang thiết bị cần thiết khi leo Fan:
Yêu cầu chung là: Gọn nhẹ giữ ấm khi lạnh, thoát khí nóng, chống trầy xước , dễ cử động, thấm mồ hôi, chống nước, chống vắt, côn trùng.
Giày leo núi có nhiều loại tuỳ theo thời tiết mà ta chọn loại giày cho thích hợp. Nếu trời nắng nên chọn loại của bộ đội là tốt nhất vì loại này mềm dễ di chuyển lại thoáng không bị ra mồ hôi chân, dây trên cổ rất sát cổ chân và chắc chắn, Nên chọn cỡ giày vừa với chân mình không được kích chân sẽ đau chân, có đế mềm và ma sát tốt khi di chuyển loại này ở Sapa bán rất nhiều và rẻ.
Giày thích hợp là loại bằng da, cao cổ (cao hơn mắt cá chân một chút), có gai bám bằng cao su (bám đá tốt hơn nhựa mềm). Nên chọn giày theo tiêu chí "bền - bám đường" đặt lên trên.
6. Gậy leo núi:
Có nhiều loại như Gậy bằng kim loại nhẹ, có lò so đàn hồi, điều chỉnh được độ dài ngắn khác nhau tuỳ theo chiều cao của bạn, thu ngắn lại rắt sau balô được khi không cần thiết rất tốt loại này đắt để giảm chi phí Bạn có thể thuê ở Sapa, Loại khác là loại gậy thông thường bằng cây trúc già trên rừng đặc điểm chắc chắn không đàn hồi bạn có thể nhờ poster chặt trên đường đi.
7. Giày chống nước:
Rất khó chịu đặc biệt với thời tiết lạnh và khi giày bị thấm nước vào trong. Giày chống nước giúp bạn có thể lội qua các vũng nước cạn, tuỳ thuộc vào lớp da đệm bên dưới và dây buộc liền với thân giày đến đâu. Để chống nước, lớp da của giày được tráng một lớp keo chống nước.
8. Găng tay:
Có gai cao su, loại này mỏng rất thoải mái khi làm các việc như chụp ảnh, bám vào sườn núi, cành cây...
9. Bọc cổ chân, gối:
Là một đoạn ống băng đàn hồi, có tác dụng để cố định gân, dây chằng, cơ... khỏi bị bong gân hoặc dãn cơ trong quá trình bạn dịch chuyển. Đa số các loại bọc gối đang bán trên thị trường chỉ có một cỡ, không điều chỉnh được độ căng, và chưa thật phù hợp cho các hoạt động gập chân quá mức như leo núi. Ngoài ra phần lớn loại này được làm bặng sợi polyester và sao su, ép chặt chân lâu dễ gây kích ứng da. Vì bọc quá chặt nên cử động gối khó khăn, thậm chí ngăn cản việc lưu thông máu. Bọc cổ chân hở gót có tác dụng tránh bong gân khá tốt. Có một loại bọc quấn có thể điều chỉnh mức độ chặt có lẽ là phù hợp hơn. Vậy nên bạn phải cân nhắc xem mình có cần cái bọc chân (loại hiện có) hay không.
10. Quần áo:
Nên chọn quần áo chất liệu cotton mềm thoáng gọn gàng rễ di chuyển. Nên mang theo 2 bộ một bộ mặc trên người một bộ để thay, nếu có thể thì mang theo một bộ ngủ là tốt nhất. Nếu trời mưa nên mang theo bộ quần áo chống thấm nước thì tốt vì mặc áo mưa rất khó khăn trong việc di chuyển.
11. Mũ đội đầu:
Rất cần thiết nên chọn loại mũ mềm có vành rộng, quai vì lên đến độ cao 2.500m gió ở đó tương đối mạnh. Nên mang theo 1 mũ len để trùm đầu, tai khi đi ngủ ấm và rất tốt cho sức khoẻ của bạn.
12. Balo:
Nên chọn loại nhỏ gọn có dây đeo chắc chắn nếu đứt dây balo thì rất phức tạp. Nên mang theo khoảng 5-8 kg trong balo để tiện cho việc di chuyển. Bạn nên sạc pin điện thoại thật đầy trước khi đi và nên mang theo 1 túi ninông nhỏ để đựng điện thoại và máy ảnh phòng khi trời mưa.
13. Khăn:
Để đảm bảo sức khoẻ nên mang theo khăn quàng cổ khi bạn ngủ ở độ cao thời tiết sẽ lạnh quàng khăn sẽ ấm cổ chánh bị cảm ở trong rừng. có thể dùng để băng bó vết thương. Bạn đừng quên mang theo khăn rửa mặt, bàn trải kem đánh răng, dao cạo râu đối với Nam.
14. Trang bị ánh sáng:
Nên mang theo mỗi người 1 cái đèn pin nhỏ loại tích điện tốt. Nếu mua được loại đèn soi ếch đeo trên đầu là tốt nhất vì loại này tích điện khoảng 8-10h lại cực sáng. Để khi chúng ta đi vệ sinh hoặc đi lại trong đêm tối đặc biệt phòng khi có sự cố không may như phải đi chuyển trong đêm tối, cấp cứu trong rừng... Đoàn đông nên mang theo đèn tích điện loại công xuất lớn hoặc máy phát điên loại nhỏ. Nên mang theo nến để thắp sáng trong khi dùng bữa tối có thể cắm nó vào cây trúc sau đó cắm xuống đất
15. Máy ảnh:
Nếu Bạn không phải là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì nên mang máy ảnh chụp tự động rạng mini du lịch nhỏ gọn vì đường rừng rất rễ bị va chạm vào đá, cây rừng nên cho vào bao đeo trước ngực, nhớ mang túi nilon nhỏ phòng khi trời mưa sẽ hỏng máy ảnh
16. Thông tin liên lạc:
Bạn có thể sử dụng ĐTDĐ ở rất nhiều điểm. Có những nơi không có sóng. vậy sau đây là những giải pháp:

- Qui định trước tín hiệu liên lạc
- Qui định các điểm dừng chờ nhau, nếu đã có sơ đồ đi
- Chia thành các nhóm đi với nhau nếu là đoàn đông
- Phương tiện hỗ trợ: còi, bộ đàm, đèn, pháo bông, đánh dấu đường
- Tín hiệu khẩn cấp qui định trước
17. Các lưu ý khác:
Bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường.Nhìn chung mọi người đều có ý thực bảo vệ môi trường nhất là môi trường du lịch. Để cho rừng núi ngày tươi xanh, xạch đẹp và du lịch được phát triển bền vững.

Các bạn là những người khách du lịch có văn hoá. Vậy xin các bạn vui lòng thực hiện một số nội quy của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân bạn cho vào thùng đựng rác. Không khắc lên đã, khắc lên cây trên dọc đường đi. Không tự ý chặt cây,đốt lửa trong rừng đặc biệt vào mùa khô.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước
Phansipang nằm ở Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ 22°17′52″B, 103°47′11″Đ. Phansipang chịu ảnh hưởng của miền khí hậu Miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9,vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Mùa thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh và không khí mát mẻ. Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.

Do những đặc điểm thời tiết của Miền Bắc nên việc leo núi phù hợp nhất là từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau. Trong đó thời gian đẹp nhất là tháng 10 và tháng 11. Thời điểm này trong năm tại miền bắc trời không mưa và nhiệt đội trên núi không quá lạnh vì vậy giúp cho việc chinh phục Fan dễ dàng hơn và an toàn hơn. Dù là bất cứ thời điểm nào thì ở trên núi đều lạnh, càng lên cao càng lạnh và nhiệt đô ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày từ 6-10oC. Nhiêt độ lạnh nhất trong tháng 9,10,11 có thể đến 4-3oC vào ban đêm. Và các tháng 12, 1, 2, 3 nhiệt độ có thể xuống 0oC hoặc thấp hơn và có cả tuyết. Thời tiết trên Fan thay đổi hàng giờ và bạn thực sự cần may mắn để có được bầu trời trong xanh trên đỉnh núi. Có khi ở lưng chừng núi trời nắng đẹp nhưng trên đỉnh lại có mây mù bao phủ. Tuy nhiên nếu may mắn có được thời tiết tốt bạn sẽ có những khoảng khắc tuyệt đẹp không thể nào quên.

Phần 2: Trang thiết bị phục vụ chuyến chinh phục Phanxipang

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục Fan của bạn. Việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình và cách thức tổ chức chuyến đi. Nếu bạn dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi. Nếu bạn chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn cho hành trình chinh phục Fan của mình.

1. Những đồ thiết yếu:

Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có ma sát tốt.

Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,...đều có loại áo này. Lưu ý là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa. Nếu không có áo mưa bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.

Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo

Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm: thuốc giảm sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc bôi chống côn trùng đốt, thuốc sát trùng, dầu nóng/dầu gió, băng ego các cỡ, bông y tế, kéo y tế, băng dính y tế, gạc tiệt trùng, băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân)

Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để tránh nước ngấm vào.

Đèn pin: nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn. Nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.

Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.

Quần áo: Vì thời tiết trên Phansipang luôn lạnh nên cần phải có áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiên có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí (breathable). Dưới đây là gợi ý cho số lượng quần áo mang theo tùy thuộc vào số ngày leo núi:

+ 2 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó cao cổ bằng nỉ hoặc len, 2 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 2 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 2 quần lót.

+ 3-4ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó sát cao cổ bằng nỉ hoặc len, 3 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 3 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 3 quần lót.

Lưu ý: Các phượt thủ là nữ có thể điều chỉnh số lượng quần lót và áo lót phù hợp với yêu cầu vệ sinh cá nhân của mình.

Vào thời điểm lạnh nhất cần mang theo cả quần bó sát mặc bên trong (loại Dệt Kim Đông Xuân vẫn bán), mũ len trùm tai và găng tay dày.

2. Những trang thiết bị cắm trại:

Nếu chuyến chinh phục của bạn do một công ty du lịch địa phương tổ chức thì những trang thiết bị này sẽ được công ty đó trang bị cho bạn. Nếu bạn tự tổ chức bạn sẽ cần phải mua hoặc thuê những đồ sau

Lều: có nhiều loại lều cho số lượng người khác nhau như lều cho 2 người, 3 người,...thậm chí có lều cho nhóm 12 người và nhiều hơn. Khi mua hoặc thuê lều bạn cần lưu ý những chi tiết sau:

- Lều phải chống nước

- Có lỗ thông hơi

- Dễ tháo lắp và có thể dựng trên mọi địa hình. Một số loại lều chuyên dụng tương đối phức tạp khi lắp gép và chỉ cắm được trên nền đất ví phải đóng cọc căng dây.

- Cửa lều có thêm một lớp màn chống muỗi

- Đáy lều bằng bạt dày và chống nước để tránh bị thủng, rách khi dựng lều trên bệ mặt có đá nhọn hoặc cây gai.

- Cọc lều tốt nhất là loại làm bằng cacbon tổng hợp vì chịu lực và chịu uốn tốt hơn cọc lều bằng nhôm.

Đệm hơi: là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Đệm hơi phải cách nhiệt, chống nước và có van tốt chống xì hơi. Đệm hơi giúp cho bạn không bị đau lưng vì bề mặt không bằng phẳng của điểm cắm trại và quan trọng hơn là giúp bạn không bi lạnh lưng do khí lạnh từ dưới đất (khí lạnh có thể làm bạn bị viêm phổi). Loại đêm hơi tốt cần phải nhẹ, mỏng nhưng cách nhiệt tốt. Trên thi trường hiện có loại đệm hơi có lớp cách nhiệt ở giữa và có van bơm tự động, khi mở van không khi tự chui vào các khoang khí nhỏ bên trong.

Túi ngủ: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Có nhiều loại túi ngủ dành cho các khoảng nhiệt độ khác nhau từ 20ºC đến -20ºC. Khi mua túi ngủ cần phải biết túi ngủ đó sử dụng cho khoảng nhiệt độ bao nhiêu. Với Fan thì túi ngủ thích hợp nhất trong thời điểm lạnh nhất là từ 10oC đến -5oC

Đồ dùng nấu ăn: Thông thường khi tổ chức các chuyến chinh phục Fan bạn sẽ cần người địa phương dẫn đường và nấu ăn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có trải nghiệm thực sự khác biệt, bạn có thể tự nấu ăn. Khi đó bạn sẽ phải chuẩn bị các đồ nấu ăn như sau: Xong, bát, đĩa, thìa, dĩa,... Tiêu chí cho việc chon các đồ này là gọn, nhẹ và đa năng. Một thiết bị khác không thể thiếu là bếp, bạn có 2 lựa chọn sau:

+ Dùng 3 hòn đá chụm vào nhau và nhặt củi đốt lửa làm bếp, nếu dùng cách này phải thật cẩn thận kiểm soát ngọn lửa tránh để lửa cháy lan ra gây cháy rừng. Nếu dự định nấu ăn kiểu này bạn cần chuẩn bị một chai dầu hỏa hoặc xăng để mồi lửa.

Lưu ý: nếu trời mưa to bạn sẽ gặp khó khăn thực sự với việc kiếm củi đốt lửa.

+ Dùng bếp ga du lịch (loại thông thường hoặc chuyên dụng): với cách này bạn không sợ mưa gió nhưng hành trang của bạn sẽ nặng hơn.

Đồ ăn: Nếu sử dụng dich vụ của công ty du lịch ban sẽ không phải lo về việc nấu ăn hay chuẩn bị đồ ăn cho chuyến leo núi vì những công ty tổ chức leo Fan chuyên nghiêp biêt cách để lo cho bạn có cơm ngon canh ngọt canh ngọt tất cả các bữa. Bữa sáng thông thường là mỳ tôm trứng, bữa trưa là đồ nguội còn bữa tối bạn có rất nhiều đồ ăn nóng sốt như thịt lợn rang, nem rán, khoai tây chiên, rau xáo thịt,...

Nếu muốn tự mình nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn mang theo ban cần phải tính toán số lương thực, thực phẩm mỗi người trong đoàn cần tiêu thụ cho mỗi bữa. Nên mua những đồ khô và đồ hộp. Đồ tươi chỉ có thể mang trong ngày đầu tiên và phải được sơ chế để tránh ôi thiu.

3. Những trang thiết bị không phải là tối quan trọng nhưng cũng khá cần thiết:

Gậy leo núi: giúp bạn đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.

Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn. Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.

Găng tay: Ngoài loại găng tay giữ ấm khi thời tiết lạnh giá. Bạn có thể sẽ cần găng tay mỏng hơn và có các hạt cao su trên bề mặt ngón tay giúp tăng độ bám khi leo qua những rễ cây hoặc đá rêu trơn.

Túi khô: là loại làm bằng chất liệu không thấm nước, khi gập miệng túi lại thì không lo nước ngấm vào. Túi khô có thể dùng để đựng đồ điện tử như máy ảnh, điên thoại di động,... hoặc giấy tờ tùy thân.

Máy ảnh: tùy thuộc bạn là nhiếp ảnh gia hay chỉ chụp kỷ niệm. Máy ảnh cần phải thuốc hút ẩm trong túi đựng máy để giảm thiểu tác hại của độ ẩm cao lên ống kính và các mạch điên tử.

Điện thoại di động: sẽ rất cần thiết để gọi lực lượng cứu trợ nếu có gì không hay xảy ra. Trong các nhà cung cấp mạng di động hiên tại Viettel có sóng mạnh nhất trên núi.

4. Những đồ dùng khác có thể mang theo:

Ống nhòm, la bàn, thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm mang lại năng lượng tức thì cho cơ thể, máy bộ đàm (1 cặp hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người), thuốc hoặc máy lọc nước, xẻng quân dụng (có thể gập lại), xô đựng nước dã ngoại (có thể gập lại rất gọn), kem chống năng.
Thuy Nguyen
Thuy Nguyen
Trả lời 9 năm trước
Phan Xi Păng hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo[cần chú thích], kỷ Phấn Trắng - Đại Trung Sinh, cách ngày nay trên 100 triệu năm. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam

Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.

Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khẻo tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.

Hàng trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Sáng ngày đầu tiên đi ô tô từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900m cạnh suối. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 1.900m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m họ quay về Sapa theo một đường khác. Sẽ có xe đón du khách ở chân núi đưa về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.

Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Viếc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp.

Vì đường lên núi phải đi mất 3 ngày nên người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.

Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.

Cuộc hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương bắt đầu từ thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sapa.
Cuộc hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương bắt đầu từ thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sapa.

Nhóm leo núi phải xuyên qua rừng đại ngàn.
Nhóm leo núi phải xuyên qua rừng đại ngàn.

Đỉnh núi thách thức ở trước mặt.
Đỉnh núi thách thức ở trước mặt.

Cuối chiều, dựng lều ở độ cao 2.100 mét
Cuối chiều, dựng lều ở độ cao 2.100 mét

Đu dây để vượt qua vách đá dựng đứng, trên là điểm cao 2.900 m, dưới là vực sâu.
Đu dây để vượt qua vách đá dựng đứng, trên là điểm cao 2.900 m, dưới là vực sâu.

Chinh phục thành công điểm cao 2.900 mét
Chinh phục thành công điểm cao 2.900 mét

Chiêm ngưỡng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ
Chiêm ngưỡng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ

Tiếp tục leo dốc để lên tới đỉnh
Tiếp tục leo dốc để lên tới đỉnh

Hạnh phúc và tự hào khi được đứng trên Nóc nhà Đông Dương
Hạnh phúc và tự hào khi được đứng trên Nóc nhà Đông Dương

Toàn cảnh dãy Hoàng Liên Sơn từ trên đỉnh Fansipan
Toàn cảnh dãy Hoàng Liên Sơn từ trên đỉnh Fansipan

Xem thêm chi tiết tại đây http://dulich24.com.vn/du-lich-thanh-pho-sa-pa/phan-si-pang-id-4309