Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

anh chị giúp em câu này với:

trình bày mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Minh Hiếu
Minh Hiếu
Trả lời 4 năm trước

– Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi.
+ Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác.
+ Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tác rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc là phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan niệm.

>>>Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?

– Lượnglà phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính, các yếu tố… cấu thành sự vật.
+ Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v.. Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không thể chỉ diễn tả bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá.
+ Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật.
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan này là chất, nhưng trong quan hệ khác là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng.

Ngọc Trần
Ngọc Trần
Trả lời 4 năm trước

Em có thể vào link này tham khảo các ý làm bài nhé:https://vatgia.com/hoidap/4808/391649/phan-tich-quy-luat-luong-chat-cho-vi-du.html

Nội dung quy luật

-Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định, còn lượng thườngxuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau mộtcách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sựvật đang tồn tại.

- Lượng đổi dẫn tới chất đổiBất kỳ sự thay đổi nào của sự vật cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, phải tích lũy đủ về lượng mới làm cho sự vật thay đổi về chất, sự tích lũy về lượng nó là cả một quá trình do đó nó có nhiều giai đoạn khác nhau để dẫn đến sự thay đổi vềchất, sự thay đổi về lượng vẫn chưa làm thay đổi về chất người ta gọi là độ.