Trẻ Bao Nhiêu Tuổi Được Cho Rằng Trẻ Bị Chậm Nói?

Liên hệ

Hn

Trẻ bao nhiêu tuổi được cho rằng trẻ bị chậm nói?

Trẻ bao nhiêu tuổi được cho rằng trẻ bị chậm nói? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh trăn trở. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tốc độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua từng giai đoạn. Giải đáp lo lắng của các bậc phụ huynh.

Việc theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi bé chậm nói hơi so với các bạn đồng chang lứa thì phụ huynh bắt đầu lo lắng, hoài nghi. Hãy cùng Happy House tìm hiểu xem tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng giai đoạn như thế nào để phụ huynh có cái nhìn rõ ràng và chủ động hơn trong việc chăm sóc con yêu của mình.

Tốc độ phát triển ngôn ngữ qua từng giai đoạn

Giai đoạn mang thai

   Trong những tháng cuối thai kỳ, trẻ đã bắt đầu lắng nghe và phân biệt âm thanh từ môi trường bên ngoài. Các âm thanh quen thuộc như giọng mẹ, nhịp tim đập, và những cuộc trò chuyện gia đình đều tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ sớm.

Giai đoạn 0-3 Tháng tuổi

   Trong giai đoạn này, trẻ giao tiếp chủ yếu thông qua ánh mắt, cử chỉ chân tay, và việc nhận diện giọng nói quen thuộc của bố mẹ. Đây là thời kỳ mà sự liên kết giữa bé và bố mẹ được hình thành, làm nền tảng cho việc hiểu biết thế giới xung quanh.

Giai đoạn 3-6 Tháng tuổi

   Trong giai đoạn này, trẻ phản ứng tích cực với âm thanh và bắt đầu bắt chước những gì họ nghe. Việc hiểu lời nói đơn giản và thường xuyên được lặp lại giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ một cách linh hoạt.

Giai đoạn 6-12 Tháng tuổi

   Trẻ phát triển khả năng nghe và phát âm rõ rệt hơn. Bé bắt đầu thực hiện các âm thanh đầu tiên và có thể nói rõ một số từ đơn giản. Giai đoạn này quan trọng để bé tiếp xúc với nhiều từ vựng và âm thanh.

Giai đoạn 12-18 Tháng tuổi

   Trong giai đoạn này, trẻ phát triển sự hiểu biết ngôn ngữ và có khả năng sử dụng một số từ đơn giản để thể hiện ý. Bé có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện đơn giản, hiểu lời nói của người lớn và thậm chí có thể phản ứng bằng cách hiện thực hành đơn giản như "nói chào", "tạm biệt". Đặc biệt, trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu thể hiện sự sáng tạo và sự hiểu biết về ngôn ngữ qua việc sử dụng các từ ngữ mà họ đã học.

Giai đoạn 18-24 Tháng tuổi

Giai đoạn này là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có khả năng mở rộng vốn từ vựng và sử dụng câu trình bày phức tạp hơn. Bé có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện ngắn, hiểu lời nói phức tạp hơn và có khả năng phản ứng đối với các tình huống xung quanh một cách tự tin hơn. Giai đoạn này thường đi kèm với sự sáng tạo về ngôn ngữ, giúp trẻ tự do diễn đạt ý thức, nhu cầu và ý kiến của mình.

Cách xác định trẻ chậm nói

Lúc trẻ 2 đến 6 tháng tuổi: trẻ không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa (2 tháng), không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh (4 tháng) hoặc không biết tự cười (6 tháng).

 

Lúc trẻ 6 đến 12 tháng tuổi: trẻ không bập bẹ ê a được từ nào (8 tháng), không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to, không nói được những từ như "ba ba", "ma ma", "măm măm", không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như "không", "tạm biệt".

Lúc trẻ 12 đến 24 tháng tuổi: trẻ không nói được các từ đơn (khoảng 15 tháng), không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ (khoảng 18 tháng), không dễ học hoặc bắt chước một từ mới (khoảng 19-24 tháng).

 

Từ 24 đến 25 tháng tuổi: trẻ không thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2-4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản.

 

Dạy con các kỹ năng sống cần thiết: THAM KHẢO 

Làm gì khi trẻ chậm nói?

Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.

 

Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.

 

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ…

 

Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.

 

Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

 

Nhưng quan trọng hơn là nếu có bất kỳ lo lắng nào về việc chậm phát triển ngôn ngữ của con, hãy đưa bé tới các chuyên gia chăm sóc trẻ để được kiểm tra sẽ giúp định rõ tình hình. Can thiệp sớm có thể bao gồm các phương pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Hãy chủ động thảo luận và hợp tác với các chuyên gia để tối ưu hóa sự phát triển của con yêu.

 

̣̂ ̂́ ̂ ̂ ̛̃ ̣ ̣̂

Cơ sở 1: Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 2: Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 3: Nam Trung Yên, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 4: Roman Plaza, Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 5: Tiên Sơn, Tiên Cát, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Email: happyhouse.hanoi@gmail.com

Hotline: 0339.840.999 - 0915.823.463

Facebook: Hệ thống âm ngữ trị liệu nhi

 

Bình luận

HẾT HẠN

0339 840 999
Mã số : 17410493
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 10/02/2024
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn