Bán Đỗ Trọng Bổ Thận, Tráng Dương, Mạnh Gân Cốt, An Thai

90.000

1157 Lê Đức Thọ , F13, Gò Vấp


Đỗ trọng có bán tại cửa hàng Đức Thịnh Gò Vấp giá 90.000đ / kg

sdt: 0912 858 167

Đỗ trọng là một trong những dược liệu quý, được sử dụng lâu đời trong dân gian. Đỗ trọng có tác dụng giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai… 

Đặc điểm của đỗ trọng

Đỗ trọng hay tư trọng, ty liên bì, có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv., họ đỗ trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây cao từ 15 – 20m, đường kính độ 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc.

 Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5-10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống.


do-trong.jpg

                                                                                             Hình dáng cây đỗ trọng


Bộ phận được dùng làm dược liệu là vỏ thân cây đã phơi hay sấy khô. Từng tấm vỏ phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không đều, dày 0,2 – 0,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu nâu nhạt hoặc màu hạt dẻ, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Mặt trong vỏ màu tím sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng bạc, có tính đàn hồi như cao su.

Đỗ trọng của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Việt Nam nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Hiện nay, đỗ trọng được nhân giống và trồng ở một số nơi khác như Vĩnh Phúc, Lai Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m.


Đỗ trọng trong Đông y

Theo Đông y, đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng ôn thận, tráng dương, làm khỏe gân cốt, an thai, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, trấn tĩnh giảm đau, khôi phục công năng co bóp bình thường của tử cung, tăng cường miễn dịch, lợi niệu chống viêm. Có thể dùng đỗ trọng cho các trường hợp can thận bất túc, đau đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, điếc tai, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu; phụ nữ có thai cơ thể suy nhược, động thai doạ sảy thai; tăng huyết áp…

Đỗ trọng trong Tây y

Thành phần hoá học của đỗ trọng gồm: guttapeca, alkaloid, flanovoids, iridoids, glicosides, phenol, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.
 
đỗ trọng.jpg  

Vỏ cây đỗ trọng được dùng để làm thuốc


Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, đỗ trọng là thuốc hạ huyết áp tự nhiên an toàn. Nước sắc và rượu đều có tác dụng hạ huyết áp. Đặc biệt, nước sắc đỗ trọng sao (sao nhỏ lửa cho đứt các sợi nhựa) có tác dụng hạ huyết áp tốt hơn lúc còn sống. 

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, đỗ trọng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành, trấn tĩnh, an thần, kháng khuẩn, kháng viêm…

Một số bài thuốc sử dụng đỗ trọng

 Đỗ trọng trư yêu thang : đỗ trọng 30g, ngưu tất 20g, gừng tươi 5g,thận lợn 1 đôi, nấu thành canh ăn. Có tác dụng bổ thận, hạ huyết ấp, trừ phong thấp

Ôn thận tráng dương, dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh: Lộc nhung 125g, đỗ trọng 250g, ngũ vị tử 63g, thục địa 500g, mạch môn 250g, sơn thù nhục 240g, thỏ ty tử 250g, ngưu tất 250g, câu kỷ tử 250g, sơn dược 250g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối nhạt.

Chắc xương khoẻ lưng, trị thận hư, đau lưng, tứ chi mỏi: Đỗ trọng 16g, ngưu tất 16g, thỏ ty tử 16g, nhục thung dung 16g, hồ lô ba 16g, nhục quế 8g, bổ cốt chỉ 16g, đương quy 16g, tỳ giải 16g,  bạch tật lê 16g, phòng phong 16g, bồ dục lợn 1 đôi. Bồ dục lợn đun chín, nghiền nát, sấy khô. Nghiền các dược liệu khác thành bột mịn, trộn với bột bồ dục lợn, nghiền lại, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi.

Cố kinh an thai, dùng trong trường hợp phụ nữ có thai người yếu, thai không an, có nguy cơ sảy thai, trụy thai: đỗ trọng sống 63g, xuyên tục đoạn 12g, sơn dược 12g, cam thảo 4g, đại táo 40 quả, sắc lấy nước uống.

 

Cà phê  


Có thể dùng đỗ trọn để chế biến món ăn tốt cho sức khỏe

Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, thục địa 4g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, phục linh 4g, ngưu tất 4g, mẫu đơn 3g, ngũ vị 2g, trạch tả 3g, phụ tử chế 1,2g, nhục quế 0,8g, sắc lấy nước uống.

Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 - 5 tháng là hư. Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ  thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương).

Cách chế rượu đỗ trọng:


Trong y học cổ truyền, Đỗ trọng là vị thuốc quý, có công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt và an thai. Thường được dùng để chữa các chứng lưng gối đau mỏi, gân cốt suy yếu do thận hư, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần về đêm, tiểu tiện lâu hết, phụ nữ có thai băng huyết hoặc động thai, trẻ em chậm biết đi.

Do-trong (1).jpg


Sách thuốc cổ viết: "Phàm hạ tiêu chi hư, phi Đỗ trọng bất bổ; hạ tiêu chi thấp, phi Đỗ trọng bất lợi; túc kính chi toan, phi Đỗ trọng bất khứ; yêu tất chi thống, phi Đỗ trọng bất trừ" (phần dưới cơ thể suy yếu không có Đỗ trọng thì không bồi bổ được, phần dưới có thấp không có Đỗ trọng thì không phải làm thải ra được, chi dưới nhức mỏi không có Đỗ trọng thì không làm hết được, lưng gối đau đớn không có Đỗ trọng thì không trừ bỏ được). Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy Đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, điều tiết công năng miễn dịch tế bào, làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận - tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, và cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục.

Trong dân gian có khá nhiều cách dùng Đỗ trọng để phòng chống bệnh tật như sắc uống độc vị hoặc phối hợp với vị thuốc khác, chế thành những món ăn cùng với các thực phẩm như gan lợn, cật lợn, xương lợn, thịt chó, chim cút, trứng gà..., trong đó việc sử dụng Đỗ trọng để chế thành các loại rượu thuốc được khá nhiều người ưa chuộng. Nhưng cách chế và phối ngũ như thế nào để có được thứ rượu Đỗ trọng vừa đơn giản và rẻ tiền lại có hiệu quả trị liệu thì không phải ai cũng tường tận. Dưới đây xin được giới thiệu một số cách chế thông dụng.

Cách 1

Đỗ trọng 500g, một ít gừng tươi, rượu trắng 1500ml. Gừng tươi rửa sạch, giã nát và ép lấy nước cốt, Đỗ trọng thái nhỏ sao với nước gừng cho đứt hết sợi tơ, bỏ vào túi vải đem ngâm rượu, sau chừng 10 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20-30ml.

Công dụng: Bổ thận ôn dương, thông lạc chỉ thống, dùng rất tốt cho chứng đau cứng lưng do phong hàn thấp làm thương tổn thận.

Cách 2

Đỗ trọng 320g, đan sâm 320g, xuyên khung 200g. Tất cả thái vụn rồi ngâm với 1000ml rượu trắng. Sau 5 ngày thì dùng được, uống nóng, mỗi ngày 2 lần, nỗi lần 20 – 30ml.

Công dụng: bổ thận, cường gân cốt,  chỉ thống, dùng chữa chứng đau lưng.

Cách 3

Đỗ trọng 300g, đan sâm 300g, xuyên khung 200g, quế chi 160g, tế tân 80g. Tất cả thái nhỏ ngâm với 10 lít rượu trắng. Sau 5 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 20-30ml.

Công dụng: bổ thận, khu phong trừ thấp, hành khí hoạt huyết, dùng để chữa chứng đau lưng. Chú ý không ăn rau cải và hành tươi khi dùng rượu thuốc.

Cách 4

Đỗ trọng 60g, ngưu tất 60g, sinh địa 60g, đương quy 60g, kỷ tử 60g, ngũ gia bì 60g, thổ phục linh 120g, rượu trắng 2500ml. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu. Sau chừng 15 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 20-30ml.

Công dụng: bổ ích khí huyết, tư dưỡng can thận, kiện tỳ khai vị, dùng thích hợp cho những người trung lão niên khí huyết suy nhược, lưng gối đau mỏi, ăn kém, tay chân yếu mềm...

Cách 5

Đỗ trọng 250g, hồ đào nhục 500g, tiểu hồi hương 50g, rượu trắng 1000ml. Tất cả thái nhỏ, đựng vào túi vải đem ngâm rượu, sau chừng 7 ngày có thể dùng được.

Công dụng: bổ thận, làm khoẻ lưng, ôn phế định suyễn, nhuận tràng thông tiện, dùng cho những người bị đau lưng mỏi gối, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, liệt dương, di tinh, hen suyễn thể thận hư...

Cách 6

Đỗ trọng 60g, long nhãn 60g, đại táo 60g, đào nhân 60g, đương quy 60g, kỷ tử 60g, thục địa 60g, rượu trắng 5000ml. Tất cả thái nhỏ ngâm rượu. Sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 20-30ml.

Công dụng: bổ thận ích tinh, phục hồi nguyên khí, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể, lưng gối đau mỏi, ăn kém, mất ngủ...

Cách 7

Đỗ trọng 12g, hoàng kỳ 5g, tỳ giải 5g, phòng phong 6g, quế nhục 5g, phụ tử chế 5g, sơn thù 5g, bạch linh 5g, ngưu tất 10g, thạch hộc 10g, nhục thung dung 10g, rượu trắng 1000ml. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu. Sau 5 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10ml.

Công dụng: ôn dương ích khí, hoạt huyết thông lạc dùng cho người bị suy nhược cơ thể, lưng gối đau nhức do lạnh.

Cách 8

Đỗ trọng 60g, long nhãn 60g, đại táo 60g, nho khô 60g, đào nhân 60g, đương quy 60g, thục địa 60g, kỷ tử 60g, rượu trắng 3000ml. Tất cả các vị thái vụn, ngâm với rượu. Sau chừng 7 ngày thì dùng được uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 20-30ml.

Công dụng: bổ thư nhược, ích tinh huyết, phục hồi nguyên khí, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Muốn đạt được hiệu quả bổ thận tốt nhất cần chú ý lựa chọn loại Đỗ trọng dày đều, cạo bỏ hết lớp vỏ thô ráp bên ngoài rồi rửa sạch, thái chỉ. Tiếp đó, hoặc dùng nước muối loãng phun đều rồi đem sao nửa nhỏ cho đến khi đứt tơ, mặt thuốc có màu đen là được hoặc tẩm nước muối, ủ qua một đêm đem đồ 60 phút rồi sấy khô. Muốn dùng Đỗ trọng điều trị cao huyết áp thì nên dùng dạng sống và không nên dùng dưới dạng rượu thuốc

Cách 9

Đỗ trọng 100g, tán thô, ngâm trong 1200ml rượu trắng, thỉnh thoảng lắc đều bình: ngâm trong vòng 1 tháng có thể chiết rượu thuốc ra dùng : mỗi ngày có thể dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20 ml.

Công dụng:  bổ thận dương, mạnh gân cốt và điều hòa huyết áp ở mức độ nhất định.

Cách 10

Đỗ trọng 240g, can địa hoàng ( củ sinh địa khô ) 120g, đương quy 60g, xuyên khung 60g, nhúc quế 60g, ngâm với 2,5 lít rượu trắng, sau khi ngâm 1 tháng có thể sử dụng, nhưng tốt nhất là 100 ngày.

Công dụng: bổ thận, chưa đau lưng do thận hư,còn có tác dụng bổ khí huyết và phòng ngừa phong hàn.

Cách sắc uống:

Đỗ trọng là vị thuốc an toàn, độ độc rất thấp,nói chung hằng ngày có thể sử dụng 3g - 5g, sắc lấy nước hoặc tán bột uống.Ngoài ra còn dùng để nấu các món ăn có tác dụng điều dưỡng hoặc chữa bệnh.

Bàng Nguyên Anh kể lại: xưa có người thiếu niên mới lấy vợ bị bệnh yếu chân đi không được, uống các thuốc không khỏi, sau có lương y Tôn Lãm bắt mạch đoán rằng bệnh đó là do thận hư, cho uống đỗ trọng chỉ trong 10 ngày là khỏi”. dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng: ngày uống 5-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu

Tuy nhiên: đỗ trọng là vị thuốc ôn bổ nên người " Âm hư hỏa vượng " sử dụng cần thận trọng. Người " Âm hư hỏa vượng " thường có biểu hiện như họng khô, miệng háo, khát nước, sốt cơn về buổi chiều,gò má đỏ ửng,lòng bàn chân bàn tay nóng,phiền táo, mất ngủ,mồ hôi trộm,đại tiện táo,tiểu tiện sẻn đỏ,chất lưỡi đỏ,rêu lưỡi ít,



Bình luận

HẾT HẠN

0912 858 167
Mã số : 11237944
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 21/05/2021
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn