Chuyên Cung Cấp Các Sản Phẩm Cà Phê Chồn, Cà Phê Rang, Hạt Rang Pha Espresso, Capuccino...máy Rang Cà Phê, Máy Xay Cà Phê, Cà Phê Thóc Cung Cấp Các Loại Sản Phẩm Cà Phê Hạt Rang, Xay Hạt Tại Chỗ , Cho

Liên hệ

153Hoangquocviet


Chuyên cung cấp các sản phẩm cà phê chồn, cà phê rang, hạt rang pha espresso, capuccino...máy rang cà phê, máy xay cà phê, cà phê thóc
Cung cấp các loại sản phẩm cà phê hạt rang, Xay hạt tại chỗ , cho các nhà hàng, quán cà phê, trung tâm thương mại...

Chào bán cà phê MOKA Cầu Đất, Catimor Lào...chn an qua 


Tìm đối tác đại lý, nhà phân phối trên toàn quốc.


Ai có nhu cầu xin liên hệ.


Webside: http://chaobansanpham.com/cuahangtructuyen/coffeechon

 

Adress: 153 hoangquocviet, hà nôi, Vietnam - Tel : 01232749386



Truyền thuyết cà phê  chồn Việt Nam như thế nào?

 

Vào nửa đầu thế kỷ 20, miền Cao Nguyên (1) vẫn còn thưa thớt dân cư, và những đồn điền cà phê vẫn còn nằm giữa những cánh rừng bạt ngàn, vốn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài chồn.
 
Người ta kể lại rằng, hàng năm, cứ vào mùa cà phê từ tháng 8 đến tháng 12, mỗi đêm các chú chồn rừng lại vào các đồn điền để thưởng thức những trái cà phê chín đỏ mà chúng lựa chọn rất kỹ bằng khả năng ngửi siêu phàm.
 
Cũng trong đêm đó, hệ thống tiêu hoá của các chú chồn hoạt động hết công suất, để rồi sau vài tiếng đồng hồ, những hạt cà phê đã bị tiêu hóa bán phần được thải ra dưới hình dáng tự nhiên ngàn đời của cục phân
 
Và rồi, mỗi sáng mai thức dậy, những người nông dân lại đi thu gom từng cục phân, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và từ đó chế biến thành cà phê Chồn, loại cà phê mà những ai đã có cơ duyên được uống thì sẽ không bao giờ quên.

 

 

 
Trong nửa sau của thế kỷ 20 (đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước) đã có những làn sóng di dân lớn tới các tỉnh ở Tây Nguyên.
 
Và khi cư dân thưa thớt ở Tây Nguyên dần trở nên đông đúc, thì nhu cầu trồng trọt tăng lên, diện tích rừng càng ngày càng co hẹp lại, đồng thời tình trạng săn bắt thú hoang dã trở nên lan tràn.
 
Rồi đến một ngày, Tây Nguyên rộng lớn trở thành những trang trại cà phê nối tiếp nhau ngút ngàn, rừng nguyên sinh chỉ còn ở những vùng xa hay khu bảo tồn, còn loài chồn trở thành một món nhậu đắt tiền trong những nhà hàng.
 
Và thế là cứ mỗi năm, hình ảnh từng đàn chồn lẻn vào rẫy cà phê tìm quả chín đã trở thành ký ức. Dần rồi kỳ ức cũng nhạt dần. Rồi truyền thuyết cà phê Chồn cũng đi xa. Nó thực sự chết.
 
Thế nhưng, khi cà phê Chồn chỉ còn là một câu chuyện truyền miệng, thì may mắn là câu chuyện ấy vẫn gieo được vào lòng vài người hạt giống đam mê.

 

Một sứ mệnh đơn giản mất nhiều mồ hôi và nước mắt.

Khoảng 7 năm trước đây, hai người dân Đắc Lắc(2) ở Tây Nguyên bắt đầu thử nghiệm làm trang trại chồn chỉ với vài ba con giống mua về từ nhà hàng chỉ để “xem cà phê cứt chồn như thế nào”.
Sứ mệnh của họ thật giản dị.

 
Nhưng suốt nhiều năm sau đó, cả hai đều phải trải qua những đêm mất ngủ, kiệt sức, toan tính để lo cho đàn chồn, từ chuyện tập cho chồn ăn cháo, chữa những bệnh không rõ nguyên nhân, đến học tập tính sinh sản của chúng. Vì đàn chồn, ai cũng phải hy sinh, thậm chí phải bán đi những tài sản giá trị.

Và đấy vẫn chưa phải là phần khó khăn nhất, mà là việc hợp pháp hóa nuôi chồn. Họ đã mất tới vài năm ra Bắc vào Nam thuyết phục các ban, ngành, bộ, kiên nhẫn chờ đợi từng chính sách mới, tập hợp từng chữ ký một để cuối cùng mới có được tờ giấy phép chưa có tiền lệ.

Và thế là đam mê ban đầu trở thành nghiệp không thể bỏ của họ. Hay nói cách khác, đấy chính là sự tận hiến.

 
● Năm 2008, Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature) đã xếp loại cầy vòi đốm là “Ít quan tâm” vì chúng sống được trên nhiều môi trường tự nhiên, phân bố rộng, lượng cá thể đủ đông và mức độ suy giảm thấp(3).
 
● Họ cầy vòi (Viverridae) có tuyến xạ sản sinh ra xạ hương có mùi giống cơm nếp mới, vốn là chất vừa tạo mùi vừa là chất cầm hương có giá trị cao dùng trong công nghệ nước hoa.
 
● Đến nay, có tới 35 loài trong họ cầy vòi đã được mô tả(4). Ở Việt Nam, có ít nhất 8 loài đã được ghi nhận, nhưng trong đó chỉ có 2 loài phân bố rộng ở Tây Nguyên là cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) và cầy vòi mốc (Paguma larvata) là có thói quen ăn cà phê.
 
● Do hàm răng của cầy vòi mốc vốn có trọng lượng trưởng thành lớn hơn thường làm vỡ vỏ thóc cà phê, nên loài cầy vòi đốm thường được ưu tiên chọn nuôi để làm cà phê Chồn.
 
● Trong thời gian đầu, chúng tôi mua chồn từ các nhà hàng hoặc thương lái với nhiều con chồn bị thương do dính bẫy cần điều trị. Ngày nay, hầu hết số lượng đàn ở cả hai trại đều do sinh sản tự nhiên, đều được đăng ký hợp pháp ở Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc.
 
● Để giữ sức khỏe cho đàn chồn, thay vì nuôi nhốt chúng tôi nuôi thả trong khu đất đủ rộng bao quanh bằng tường rào cao, bên trong trồng nhiều cây cối cách xa tường để chồn không nhảy được ra ngoài. Chỉ có chồn bệnh, chồn sinh sản hay chồn khỏe trong thời gian sản xuất cà phê mới được nuôi nhốt để tiện chăm sóc và khai thác.

 

Rang là một nghệ thuật giống với điêu khắc, với hạt cà phê là chất liệu còn ngọn lửa là đục. Người rang phải hiểu hạt cà phê như nghệ sĩ hiểu thớ đá, mà cà phê Chồn không hề là ngoại lệ.
 
 
Hạt cà phê Chồn có hàm lượng đường cao, nên màu rang tối sẽ làm phí phạm vị ngọt, còn rang quá sáng thì không có nước. Vì thế, cà phê Chồn thường được rang từ màu sáng đến đậm trung bình.
 
Hơn thế, cà phê Chồn không đồng nhất. Cà phê đầu vụ thường chát, cuối vụ thường hơi đắng hơn. Do đó, chúng tôi phải đánh mã số từ mẻ thu hoạch để rang riêng nhằm khắc phục nhược điểm của từng mẻ một.
 
Tuy nhiên, điều cốt yếu ở cà phê Chồn là tác động tiêu hóa bán phần chỉ làm biến đổi lớp vỏ ngoài của hạt cà phê. Vì thế, bí quyết rang nằm ở một chế độ nhiệt đặc biệt nhằm phát huy điểm hay của lớp vỏ ngoài, hạn chế điểm dở của lõi cà phê thường bên trong.
 
Đấy là những kiến thức thực hành được thu lượm qua cả năm trời liên tục thí nghiệm – tất cả chỉ nhằm đảm bảo rằng hạt cà phê Chồn phải trở thành thứ cà phê được trông đợi từ truyền thuyết.

● Nghiên cứu khoa học cho thấy các loại men dịch tiêu hóa của chồn thực sự thấm vào hạt cà phê(1). Các men dịch này có chứa các enzyme xúc tác bẻ gãy các phân tử protein lớn, tạo thành các chuỗi peptide ngắn và nhiều amino acid tự do.
● Vì hương vị của cà phê bị ảnh hưởng mạnh bởi thành phần protein, nên người ta đưa ra giả thiết rằng sự biến đổi về số lượng và loại protein trong đường ruột của chồn là nguyên nhân chính tạo ra hương vị đặc biệt của cà phê Chồn.
● Protein còn có vai trò trong các phản ứng phân hủy nhiệt Maillard không có xúc tác trong khi rang(2). Hơn thế, trong dạ dày chồn, hạt cà phê còn bị kích thích nảy mầm góp phần làm giảm vị đắng.
● Nghiên cứu bằng sắc phổ ký cho thấy cà phê Chồn có hàm lượng đường cao hơn cà phê thường, được giải thích bởi nguyên nhân có thể là các phân tử tinh bột phức cũng bị bẻ gãy thành các phân tử đường đơn giản hơn(3).
● Nghiên cứu vi sinh cũng cho thấy cà phê Chồn hoàn toàn an toàn. Số lượng vi sinh tìm thấy trên hạt thấp hơn so với cà phê thường, được giải thích bởi nguyên nhân khả dĩ là sau khi được lột vỏ thóc, cà phê Chồn được rửa kỹ trong nước sạch
● Nhiệt độ cao của lò rang – từ khoảng 270oC đến 330oC – trong thời gian rang tới 15 phút cũng là một yếu tố an toàn vệ sinh quan trọng: nó bảo đảm mọi vi sinh đều bị phân hủy nhiệt hoàn toàn

Làm thế nào để những giây phút thưởng thức của bạn thăng hoa?

 
Bạn không cần phải sành cà phê mới có thể thưởng thức được vẻ đẹp của hương và vị của một tách cà phê Chồn.
 

 
Nhưng để những giây phút thưởng thức của bạn thăng hoa, bạn có thể cần biết 2 nguyên lý căn bản của thú vui.
Đầu tiên, bạn phải rửa trôi mọi định kiến trong đầu, như đã là cà phê thì phải đắng, hay vị chua cao làm giảm độ êm của cà phê khi đi qua cổ họng.
 
Bởi vì cà phê Chồn thực tế hầu như không đắng, còn vị chua trái cây của nó phối hợp với vị ngọt tạo thành vị đặc biệt êm ái và cực kỳ dễ chịu, không hề giống bất kỳ loại cà phê nào.
 
Thứ nữa, bạn phải thả lỏng giác quan thay vì bắt chúng làm việc cật lực để tìm ra “cà phê Chồn khác biệt thế nào”.
Chỉ khi đó, mũi của bạn mới có thể nhận ra mùi sô-cô-la thoảng nhẹ, lưỡi của bạn mới tắm trong hương vị quyến rũ còn cổ họng của bạn mới bắt được vị ngọt đặc trưng của cà phê Chồn.
 
Với đầu óc trống và các giác quan thoải mái vui đùa, sự thăng hoa sẽ đến. Một cách tự nhiên. Không thể nào quên.
Khi đó, còn có một điều bạn cần phải nhớ: phải biết dừng lại đúng lúc chỉ ở một tách cà phê, nếu không bạn rất có thể bị say caffeine.

● Hương cà phê có thể được cảm quan trực tiếp bằng mũi, hoặc hít ngược lên khoang mũi khi đã ngậm cà phê trong miệng. Bằng cả hai cách bạn đều có thể nhận thấy mùi cà phê Chồn nồng nàn, phảng phất mùi hương sô cô la rất nhẹ y như giống mà lại không giống chút nào.
 
● Độ đặc của cà phê có thể cảm nhận bằng cách vuốt ngược đầu lưỡi lên vòm họng. Cà phê Chồn thường chỉ có độ đặc trung bình do rang sáng màu, nhưng độ nhớt hơi cao do hàm lượng caramel cao hơn so với cà phê thường.
 
● Vị chua trái cây thường được coi là ưu điểm, khác hẳn với vị chua gắt trong các loại cà phê bình thường. Vị chua của cà phê Chồn thường thanh thoát, lại được làm êm bằng độ ngọt cao sẵn có trong chất cà phê.
 
● Hậu vị là cảm giác ở cổ họng sau khi cà phê đã đi qua hết. Nó chính là phần còn đọng lại của vị cà phê. Hậu vị của cà phê Chồn thường vừa ngọt lại vừa lâu: bạn thậm chí còn thấy vị ngọt nổi rõ trên cả vòm họng sau khi nhấp vài hớp nước tinh khiết.
 
● Vị đắng là cảm giác khi các đầu dây thần kinh ở sống lưỡi bị kích thích bởi vài hợp chất gây đắng. Vị đắng của cà phê Chồn thường thấp, hầu như chỉ do chất caffeine – vốn chỉ chiếm khoảng 10% độ đắng ở cà phê thông thường – và do một phần đường trong hạt cà phê bị caramel hóa, khi rang (giống đường thắng).
 
● Vị chát gây ra bởi một số chất tương tác với protein trong nước bọt trên lưỡi. Do vị chát trong cà phê Chồn không bị vị đắng che bớt, nên nếu rang không khéo sẽ lộ hẳn ra, làm hỏng vị cà phê.

Nếu bạn không thường pha cà phê, thì pha cà phê Chồn có thể làm bạn lo lắng.
 
Tuy nhiên, lo lắng đó có lẽ xuất phát từ giá trị của cà phê mà không liên quan gì đến bản thân cà phê cả.
 
Vì bạn hoàn toàn có thể pha y như cà phê thường, miễn là bạn nắm vững 3 yếu tố chính: đồ dùng pha chế, kích cỡ hạt xay và lượng nước cần dùng.
 
Nếu bạn có một máy espresso tốt thì không còn gì nói: tất cả những gì cần làm là xem xay đủ mịn không, lường bột vừa đủ, nén đều vào muỗng pha và bấm nút trong khoảng thời gian vừa phải.
 
Ly nén kiểu Pháp hay phin lọc thì cần bột xay thô hơn. Tuy nhiên, phương pháp thẩm thấu có nhược điểm là để bụi than bị kéo theo vào nước, nên bạn cần phải dùng giấy lọc để tách chúng ra.
 
Và hãy nhớ là cứ mỗi 10g bột pha thì không dùng nhiều hơn 30 ml nước, cho dù bạn pha bằng phương pháp gì đi nữa.
 
Lúc đó, bạn sẽ có tách cà phê Chồn hoàn hảo, đủ sánh đặc, nóng và thơm lừng, đủ để đem đến cho bạn những giây phút thưởng thức không thể quên.
 
Tất cả những gì bạn cần có là sự tự tin. Và thêm một chút tập trung.

 

● Điều cốt yếu để pha được ly cà phê Chồn hoàn hảo là thời gian chiết xuất phải vừa vặn trong khoảng 3-4 phút. Nhanh hơn thì nước loãng uống nhạt, lâu hơn thì nước đục uống chát.
● Để được như thế, trước hết lượng cà phê cho vào phin phải được ước lượng ở độ dày khoảng 12-15 mm sau khi đã san phẳng.
● Thời gian hấp phin có thể co giãn trong 5-10 phút tùy theo nồi hấp, nhưng nhìn thấy cà phê nở, đẩy nắp gạt lên cao là được.
● Nếu không có nồi hấp, có thể làm nóng phin trước, cho cà phê vào và châm khoảng 15ml nước sôi. Tuy nhiên, cách làm nở cà phê này không tối ưu vì nước châm thường thấm không đều, gây vón ở giữa lớp bột và làm giảm mức độ chiết xuất sau đó.
● Khi lấy phin ra, cần đè mạnh nắp gài để nén chặt cà phê đã trương nở nhằm hãm bớt tốc độ thẩm thấu của nước pha.
● Nước pha phải đang sôi để bảo đảm chiết xuất tốt nhất. Cà phê chảy xuống lý tưởng là có màu nâu đỏ và trong, khi soi dưới ánh nắng không thấy bụi than hay bột nhỏ li ti gây đục.
● Sau khi lọc xong, cần cẩn thận khi cho đường vào vì cà phê Chồn có sẵn vị ngọt. Tốt nhất là thêm vào từng ít một, khuấy và nếm cho đến khi vừa miệng.
● Thưởng thức cà phê Chồn đen nóng là ngon nhất, chỉ khi nguội mới cần đường để giảm chua. Cà phê Chồn cũng phù hợp để pha cà phê sữa, nhưng đừng làm cà phê đá vì nước đá phá hỏng hương vị hoàn toàn.
 
“Phin cà phê Việt được đánh giá cao nhờ sự đơn giản. Thế nhưng pha được phin cà phê Chồn hoàn hảo lại không đơn giản chút nào.”
 
1. Đổ khoảng 20g cà phê bột – tương đương khoảng 1.5 muỗng ăn đầy vào buồng phin và san phẳng bằng nắp gài.
2. Đặt phin lên đĩa phin, dùng nắp gài nén thật chặt trước khi châm vào khoảng 40ml nước sôi.
Khoảng 3-4 phút, phin sẽ chảy hết.
3. Đặt phin vào trong nồi hấp đang sôi khoảng 5 phút để hơi nước làm bột cà phê trương nở đều trong phin.
4. Lót giấy lọc trong lòng phin sạch, đổ cà phê đã pha vào để lọc hết cặn và bụi than trước khi thưởng thức

 

Nói về chọn cà phê, thì chồn là kẻ sành sỏi bản năng. Chúng luôn thể hiện sự tinh tế ấy cho dù ở ngoài môi trường tự nhiên hay ở trong chuồng.
 
Điều nhiều người biết là chồn chỉ ăn những trái cà phê chín đỏ mọng, nhưng ít ai biết là giữa những trái cà phê chín đỏ mọng như nhau thì chúng chỉ ăn vài quả. Những trái thừa không bao giờ được đụng tới, dù có đem trộn với mẻ trái mới.
 
Không những thế, tỷ lệ trái được chọn lại phụ thuộc vào cà phê hái từ trại nào, mà trại tốt nhất cũng chỉ là 25%. Vì mỗi trại thu hoạch chỉ trong vòng vài tuần, nên tỷ lệ phí phạm này khiến chúng tôi tốn rất nhiều công sức tìm trại tốt trong suốt những mùa sản xuất đầu tiên.

 
 
Một điều nữa, có người cho rằng nếu bỏ đói chồn thì chúng buộc phải ăn trái cà phê thay thế, nhưng thực ra là chúng sẽ ăn ít lại hoặc bỏ ăn cà phê luôn nếu bị đói hoặc không khỏe. Vì thế nên vào mùa cà phê, chúng tôi phải cho chồn ăn khẩu phần giàu đạm như thịt heo, lòng bò, ếch, chuột… để chúng khỏe và ăn được nhiều trái cà phê.

Và như thế, sự thật rất đơn giản: tập tính ăn tự nhiên của loài chồn cần được tôn trọng thì chất lượng của phân chồn mới được tin là xứng với truyền thuyết.
 
Chúng tôi thường trả giá gấp đôi thị trường để được tự do vào chọn hái ở những trang trại tốt nhất. Những trái được chọn hái phải chín đỏ đều, không có vết rệp, không có vết xước có nhựa bám, không có mùi lạ – nếu không thì trái không có cơ may nào được chọn ăn.
 
Vì chồn không nuốt nguyên trái cà phê mà nhằn bỏ vỏ, chỉ nuốt phần hạt bọc trong lớp cùi mỏng, nên cà phê có lớp cùi càng dày, càng ngọt thì cơ may được Chồn chọn ăn càng cao. Thế nhưng nguyên tắc chúng chọn như thế nào giữa những quả giống hệt nhau thì không rõ

● Chỉ trong vòng khoảng 4 giờ, phần hạt cà phê bọc trong vỏ thóc bị thải ra ngoài dưới dạng phân – sau khi đã được lên men trong acid tiêu hóa ở dạ dày và bị xúc tác biến đổi thành phần bởi các enzymes tiêu hóa có trong ruột chồn
 
● Việc xử lý phân chồn tươi cực kỳ quan trọng: cần phải phơi sấy hạ độ ẩm trong vòng 24 giờ để hạt bên trong không bị đen, nhưng nhiệt độ phơi sấy phải chỉ vừa đủ để không cắt ngắn quá trình lên men vẫn đang tiếp diễn bên trong vỏ thóc.
 
● Phân chồn trông “bẩn”, nhưng thực ra chúng lại sạch vì không có những chất bẩn mắt thường không nhìn thấy như các loại hóa chất trừ sâu vốn được dùng rộng rãi. Lý do chỉ vì khứu giác chồn rất tinh nhạy, phát hiện ra mọi mùi lạ dù nhỏ của thuốc trừ sâu.
 
● Một số người cho rằng phân chồn nuôi không tốt bằng phân chồn tự nhiên, nhưng thực ra phân chồn tự nhiên đủ chất lượng rất hiếm: chúng chỉ được thu nhặt sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, nằm phơi trên nền đất trong rừng hoặc trong trại.

Bạn mong đợi điều gì khi tặng quà bằng hộp cà phê Chồn?

 
Khi bạn tặng một món quà cho ai đó, hẳn bạn chờ đợi sự cảm kích của người nhận.
Nhưng khi mua tặng cà phê Chồn, bạn có thể chờ đợi nhiều hơn thế.
Bởi lẽ cà phê Chồn không chỉ là món quà mà thiên duyên ban tặng cho nước Việt.

 

 

Cũng không chỉ vì nó được đựng trang trọng trong hộp sơn mài truyền thống.
Cũng không chỉ vì nó gắn liền với một huyền thoại cà phê đầy vẻ lãng mạn.
 
Cũng không chỉ vì cà phê huyền thoại bên trong đem đến một trải nghiệm thưởng thức đặc biệt.
 
Cũng không chỉ vì trải nghiệm đó có thể là lần đầu tiên trong đời của người nhận.
 
Cũng không chỉ vì bạn có thể được xem như một người tặng quà tinh tế.
 
Cũng không chỉ vì bạn có thể hồi hộp xem người nhận sẽ nói gì với bạn.
 
Mà vì tất cả mọi điều trên đều sẽ tuần tự đến với bạn sau khi tặng quà.
Và chúng sẽ mang theo một điều vô cùng đặc biệt, thứ chỉ có ở những món quà mà bạn tin chắc người nhận sẽ xem là độc đáo.
 
Đấy đơn giản là niềm vui lấp lánh của việc tặng quà.

 

● Cứ trong mỗi hộp quà Premium Red Giftbox có 2 túi 125g cà phê Robusta Chồn dạng hạt hoặc bột xay sẵn.
● Cà phê Robusta Chồn được làm từ trái cà phê ở vùng Buôn Mê Thuột vốn nổi tiếng vì nước đặc sánh và vị đậm đà.
● Cà phê Robusta Chồn vẫn giữ lại các đặc tính ấy của cà phê thường, nhưng lại có thêm vị ngọt thanh cộng thêm vị chua trái cây không hề thấy ở loại cà phê Robusta thường, đồng thời có mùi hương thơm hơn hẳn.
● Túi nhôm khi đã mở, thì nên dùng hết cà phê trong vòng 2 tuần với hạt và 1 tuần với bột. Túi đang dùng nên được gói kín, không để hơi ẩm lọt vào và cần được cất giữ ở nơi mát mẻ, có độ ẩm thấp. Ngăn đựng hoa quả ở tủ lạnh gia dụng là ví dụ về nơi cất giữ phù hợp.
 
 

 

 
● Chỉ có 50 hộp quà xanh huyền bí – Cà phê Chồn Mocha Cầu Đất tự nhiên
Cà phê Chồn tự nhiên thường được thu lượm sau nhiều ngày nằm trong rẫy hay đất rừng, dễ bị đen hạt hoặc bị mốc. Vì thế, với nguồn đã ít lại cần chọn lọc kỹ càng khiến nó trở nên vô cùng hiếm hoi.
Thế nhưng, có một người nông dân – anh Huỳnh Ngọc Cương ở thôn Trường Sơn, xã Xuân Trường thuộc địa danh Cầu Đất Đà Lạt nổi tiếng – đã nhẫn nại chọn lọc, thu mua lại từng thỏi phân từ các rẫy cà phê bìa rừng của bà con. Sau 3 mùa vụ, anh đã tích cóp được tới 37 kg.
 
 

 

 

 

 

 

 
● Cứ trong mỗi hộp quà Extra-Premium Golden Giftbox cũng có 2 túi nhôm đựng 125g cà phê Chồn dạng hạt hoặc bột xay sẵn theo yêu cầu.
● Cà phê Chồn bên trong là phối trộn giữa 40% Robusta Chồn Buôn Mê Thuột và 60% Mocha Chồn, được làm từ quả cà phê Mocha được hái về từ Cầu Đất – Lâm Đồng.
● Cầu Đất là một huyện của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên một bình nguyên cao tới 1’200m, có điều kiện phù hợp để trồng cà phê Mocha. Hạt Mocha Cầu Đất vốn được các nhà nhập khẩu cà phê lớn của thế giới đánh giá cao.
● Cà phê Mocha Cầu Đất là giống Catimor, được biết tới nhiều bởi mùi thơm nồng và vị chua thanh khiết. Mocha Chồn vẫn giữ được các đặc tính này, nhưng có thêm độ êm mượt mà không có ở bất kỳ loại Arabica nào khác.
● Phối trộn giữa Mocha Chồn và Robusta Chồn có nước đậm, có vị chua thuần khiết, giàu mùi sô-cô-la, êm mượt , đem lại cho các giác quan của bạn cảm giác thưởng thức chưa từng có.
 
 
● Với số nguyên liệu quý giá đó, chúng tôi sẽ đưa ra 50 phần quà. Mỗi phần 250g được trình bày bên trong một hộp sơn mài được sơn cầu kỳ nhiều lớp để có được màu xanh đen bóng

 


Bình luận

HẾT HẠN

Mã số : 6028538
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 31/10/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn