Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Kính hiển vi sinh học và những nguyên tắc sử dụng đáng nhớ

AvatarNguyễn Ngọc Ánh -
Lượt xem: 1.483

Kính hiển vi sinh học là một thiết bị quá quen thuộc trong nghiên cứu mà ai ai cũng biết. Nhờ có sản phẩm này, công việc phân tích vào sâu bên trong từng "chân tơ kẽ tóc" của các tế bào động thực vật, phần mô mềm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sử dụng được là một chuyện nhưng liệu rằng, bạn đã thật sự hiểu về chiếc kính hiển vi sinh học này hay chưa? Hãy cùng Vatgia.com  làm rõ ràng hơn về đặc điểm, cấu tạo, lĩnh vực sử dụng cũng như gợi ý về bảng giá tham khảo mới nhất 2019 nhé!

1. Tìm hiểu về kính hiển vi sinh học

1.1 Kính hiển vi sinh học là gì?

Kính hiển vi sinh học là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ động thực vật cho đến thực phẩm,… dưới hình ảnh phóng to những kích thước hiển vi, sâu bên trong mà mắt thường con người hoàn toàn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi sinh học

1.2 Phân loại kính hiển vi sinh học

Dựa trên cấu tạo sản phẩm và độ phóng đại, ta có thể chia kính hiển vi sinh học ra làm 2 loại chính, đó chính là:

  • Kính hiển vi có độ phóng đại cao (hay còn được gọi với cái tên khác là kính hiển vi phức hợp): Loại này chuyên được sử dụng để quan sát vi trùng, vi khuẩn hay ký sinh trùng có kích thước siêu hiển vi trên lam kính. Bởi có độ zoom cao nên loại này mới có thể có ra những quan sát sắc nét, rõ ràng nhất.

Kính hiển vi có độ phóng đại cao

Kính hiển vi có độ phóng đại cao

  • Kính hiển vi có độ phóng đại thấp (hay còn được gọi với cái tên khác là kính hiển vi giải phẫu): Loại kính này được sử dụng để quan sát những vật thể lớn trong khoảng cách gần, ví dụ như các bộ phận, cơ quan của cây cối, côn trùng,…  

1.3 Đặc tính riêng biệt và những đặc điểm nhận dạng

Khi lựa chọn mua một sản phẩm kính hiển vi sinh học, có lẽ rằng điều mà chúng ta quan tâm nhất chính là độ phóng đại và loại kính đó có thể cho ra được là bao nhiêu. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa zoom quang học hay zoom thường đối với cố định một độ phóng đại. Zoom cố định sẽ cho quan sát 4 đến 5 độ phóng đại trên mâm xoay lam kính trong khi đó, zoom quang học sẽ được điều chỉnh phóng đại liên tục trên một khoảng rộng lớn.

Cấu tạo và những đặc điểm của kính hiển vi sinh học

Cấu tạo và những đặc điểm của kính hiển vi sinh học

Nhìn chung, có vẻ dường như mọi loại kính hiển vi sinh học đều có những kết cấu riêng biệt và chuyên môn hóa nhất định về đối tượng xem nhưng hầu hết trong số chúng đều bao gồm:

  • Phần chân đế kính hiển vi được trang bị 2 núm chỉnh tiêu cự, một chỉnh thô và một chỉnh tinh.

  • Phần thân kính, kéo dài lên phía bên trên là phần phóng đại gồm thấu kính và thị kính.

  • Bản sa trượt gần núm chỉnh thô có nhiệm vụ đặt mẫu và điều chỉnh mẫu vật.

1.4. Về lĩnh vực sử dụng của kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi sinh học là loại vật dụng được rất nhiều đối tượng quan tâm, từ sinh viên, giáo viên, giáo sư nghiên cứu,… đều yêu thích sử dụng. Chúng có nhiều ứng dụng trong ngành y tế, khoa học, giáo dục,… hỗ trợ cống hiến và phát huy khả năng hết mình, mang lại những kết quả tốt nhất trong quá trình phân tích, nghiên cứu sinh vật sống có kích thước hiển vi và các quá trình cơ bản xảy ra với chúng.

Sử dụng kính hiển vi sinh học trong nghiên cứu

Sử dụng kính hiển vi sinh học trong nghiên cứu

2. Sự khác biệt giữa kính hiển vi sinh học và kính hiển vi soi nổi

Thông thường, điều mà tất cả hầu hết mọi người đều biết rằng kính hiển vi quang học bao gồm 2 loại chính, đó chính là kính hiển vi sinh họckính hiển vi soi nổi. Mỗi loại có những đặc tính, đặc điểm riêng biệt, khác hoàn toàn nhau mà sản phẩm còn lại không thể có được nhưng tuy nhiên, với nhiều người sử dụng thiêu kinh nghiệm thì việc nhầm lẫn là điều khó mà tránh khỏi. Vậy nên, Vatgia.com xin hân hạnh mang đến bạn đọc những thông tin dưới đây, thông qua đó chắc chắn việc phân biệt 2 loại kính hiển vi là điều hoàn toàn dễ dàng.

Kính hiển vi soi nổi

Kính hiển vi soi nổi

Tiêu chí so sánh

Kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi soi nổi

Về cấu tạo

Kính hiển vi sinh học được cấu tạo khá phức tạp và máy móc hơn so với các loại kính hiển vi thông thường, bao gồm một hệ thống thấu kính cao cấp, tinh vi, 2 hệ thống thấu kính là thị kính và vật kính.

Khác với kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi bao gồm 1 hệ thống nhiều thấu kính kết hợp lại với nhau, như kính lúp cho phép phóng to các mẫu vật đến hàng trăm, hàng nghìn lần

Về đối tượng quan sát

Nếu bạn muốn quan sát rõ ràng hơn về những vật có kích thước cực kỳ nhỏ, ví dụ như các loại vi sinh vật sống trong môi trường nước, tế bào, phần mỏng của cây cối hay mô mỡ động vật thì kính hiển vi sinh học hoàn toàn là một sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn bởi chúng tập chung vào các tế bào riêng nhỏ lẻ.

Nếu bạn muốn quan sát rõ ràng hơn về những đối tượng có kích thước lớn, ví dụ như côn trùng, nhụy hoa, hoa, các loại đá quý hay khoáng sản,… thì hãy chọn ngay sử dụng kính hiển vi soi nổi nhé! Nhờ tạo ra không gian ảnh 3D mà mọi khía cạnh của mẫu vật được thấy cực kỳ rõ ràng

Hình ảnh cho ra

Dù có 2 thấu kính nhưng không thể tạo nên hình ảnh lập thể ( 3D )

Có thể dễ dàng cho ra những thước phim ( 3D ) sắc nét và tỉ mỉ chi tiết nhất.

Khâu xử lý mẫu vật

Do dành lợi thế về việc phân tích các mô, mẫu tế bào đơn riêng rẽ nhỏ lẻ cho nên việc phải xử lý mẫu vật trước khi đặt vào lam kính quan sát là vô cùng cần thiết, vậy mới có thể thấy rõ được từng "chân tơ kẽ tóc" của vật mình cần quan sát. Tuy nhiên việc lấy mẫu cũng khá tốn kém về mặt thời gian và công sức trong một vài trường hợp.

Đối với kính hiển vi soi nổi, hầu hết đối tượng cần được quan sát đều có một kích thước nhất định, sản phẩm cũng chuyên biệt hóa dành cho những mẫu vật như vậy nên thường không cần xử lý mẫu thành dạng nhỏ mà bạn có thể đem chúng đặt dưới kính hiển vi ngay. Tuy nhiên điều này cũng gây một số hạn chế khi khó quan sát được sâu bên trong mà hầu hết chỉ dừng lại ở bề ngoài.

  • Kính hiển vi 1 mắt XSP-105B

Vậy nên, với những tiêu chí so sánh cụ thể ở trên, chắc hẳn về những đặc điểm riêng biệt của 2 loại kính hiển vi này bạn đọc đã nắm rõ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mối quan tâm của từng người là khác nhau mà bạn có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé! Và nếu việc tìm mua sản phẩm này quá khó khăn, đừng chần chừ gì mà chưa tìm đến Tiến MinhVatgia.com, đảm bảo bạn sẽ có ngay một chiếc kính hiển vi sinh học chất lượng với giá thành không thể hợp lý hơn.  

3. Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi sinh học là loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm chuyên dụng nên cực kỳ nhạy cảm, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản thật cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định sau để đảm bảo quá trình sử dụng được diễn ra thuận lợi nhất:

  • Nên cố định tại một vị trí và hạn chế di chuyển bởi chúng có nhiều bộ phận được làm từ thủy tinh, tránh rơi vỡ không thể thay thế được.

  • Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi sử dụng để không mang bụi bẩn và vi khuẩn bám vào.

Vệ sinh sạch tay khi dùng

Vệ sinh sạch tay khi dùng

  • Sử dụng dầu soi có chất lượng thật sự tốt để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh quan sát. Sau khi sử dụng xong cũng phải lau sạch dầu soi ở vật kính bằng một mảnh vải mềm, có tẩm cồn hoặc xylen.

Dùng dầu soi chất lượng

Dùng dầu soi chất lượng

  • Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng cồn để lau thị kính hay các mặt sơn của kính.

  • Sau khi sử dụng xong kính hiển vi sinh học, phải phủ toàn bộ chúng bằng một mảnh vải mỏng để hạn chế bụi bẩn làm giảm chất lượng sản phẩm.

  • Kính hiển vi sinh học phải luôn để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị nấm mốc hoặc khô ẩm. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về sản phẩm kính hiển vi sinh học mà chúng tôi muốn gửi đến nhằm giúp bạn đọc có thể có được cái nhìn tổng quan nhất về chúng. Hy vọng những điều đã nói ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc phần nào trong công cuộc lựa chọn và mua sắm sản phẩm.

Chân thành cảm ơn!

Theo: Nguyễn Ngọc Ánh