Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Sơn Epoxy nào bán chạy nhất? Bảng giá thi công sơn Epoxy mới nhất!

AvatarTrần Thanh Trà -
Lượt xem: 3.389

Sơn Epoxy được biết đến rộng rãi nhờ những tính năng vượt trội như khô nhanh, tính chất bay hơi thấp, tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, rất dễ làm sạch,... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin quan trọng về loại sơn này như sơn Epoxy 2 thành phần là gì, phân loại, ứng dụng, ưu - nhược điểm của nó, các thương hiệu sản xuất sơn Epoxy tốt và bảng báo giá thi công sơn Epoxy mới nhất!

1. Tìm hiểu chung về sơn Epoxy

  • Sơn Epoxy sàn hệ lăn

Sơn Epoxy sàn hệ lăn

1.1. Tại sao sơn Epoxy được gọi là sơn 2 thành phần?

Sơn epoxy là loại sơn cao cấp gồm hai phần chính là dung môi và phần đóng rắn được sử dụng để phủ lên bề mặt các vật liệu nhằm mục đích mang lại tính thẩm mỹ và bảo vệ vượt trội.

Sơn Epoxy gồm 2 hệ sơn chính. Mỗi hệ sơn có thành phần cấu tạo và công dụng nhất định và sử dụng cho từng loại bề mặt phù hợp.

  • Sơn Epoxy gốc dầu: có khả năng chịu lực lớn và độ bền cơ học cao, thường được sử dụng cho các công trình sắt thép trong môi trường khắc nghiệt, các công trình tàu biển, công trình giao thông cầu đường, công trình thủy điện, nhiệt điện,…

Sơn Epoxy gốc dầu Jotun

Sơn Epoxy gốc dầu Jotun

  • Sơn Epoxy gốc nước: có khả năng làm rắn bề mặt và độ bền cơ học kém hơn, sơn Epoxy gốc dầu, không có mùi nên được sử dụng nhiều trong các khu vực đòi hỏi sự an toàn cao như: trường học, bệnh viện, xưởng sản xuất thực phẩm, phòng thí nghiệm,...

Sơn lót Epoxy gốc nước KCC

Sơn lót Epoxy gốc nước KCC

1.2. Thành phần cơ bản của sơn Epoxy

a. Chất kết dính

Chất kết dính giúp tạo khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng. Sô lượng chất kết dính được sử dụng trong sơn còn tuỳ thuộc vào loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng.

b. Bột độn

Bột độn sơn Epoxy

Bột độn sơn Epoxy

Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc,… Thành phần này có tác dụng cải thiện một số tính chất như: Khả năng thi công, kiểm soát độ lắng, tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt,…),…

c. Bột màu

Chức năng chính của bột màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, chúng còn có tác động đến một vài tính chất của sơn như độ bóng, độ bền. Loại nguyên liệu này thường được sử dụng ở dạng bột. Hiện nay, có hai loại bột màu là bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ. 

d. Chất phụ gia

Các chất phụ gia được sử dụng trong các loại sơn chỉ với 1 lượng rất nhỏ nhưng có thể làm tăng giá trị sử dụng, tính chất màng, khả năng bảo quản.

e. Dung môi

Dung môi là một loại chất hòa tan nhựa và có thể pha loãng sơn. Loại dung môi nào được sử dụng còn phụ thuộc vào đặc tính nhựa trong sơn.

1.3. Phân loại sơn Epoxy

Phân loại sơn Epoxy

Phân loại sơn Epoxy

a. Phân loại theo dung môi sử dụng

Phân loại theo dung môi sử dụng

Phân loại sơn Epoxy theo dung môi sử dụng

  • Sơn Epoxy gốc dung môi hữu cơ: Sơn epoxy 2 thành phần dùng chất đóng rắn là các amin, polyamide; sơn epoxy 1 thành phần khô bằng sấy nóng (Epoxy Phenol, Epoxy melamine, Epoxy Urea, Epoxy Ester melamine), sơn Epoxy Ester 1 thành phần khô tự nhiên.
  • Sơn Epoxy không dung môi 
  • Sơn Epoxy gốc dung môi là nước
  • Sơn Epoxy gốc H2O và bột

b. Phân loại theo tính chất ứng dụng 

Phân loại sơn Epoxy theo tính chất ứng dụng

Phân loại sơn Epoxy theo tính chất ứng dụng

  • Sơn bảo vệ chất lượng cao hai thành phần (gồm phần A là sơn gốc epoxy và phần B là chất đóng rắn): thường được sử dụng nhiều trong sơn tàu biển, chống ăn mòn cho bề mặt kim loại và bê tông.
  • Sơn Epoxy 1 thành phần đóng rắn ở nhiệt độ cao: dùng để bảo vệ các vật dụng chứa thực phẩm và tôn cuộn yêu cầu nhiệt độ đóng rắn cao (khoảng 200 độ) như  lon bia, chai nước giải khát,...
  • Sơn Epoxy Este khô tự nhiên và khô sấy nóng.

1.4. Sử dụng sơn Epoxy như thế nào?

Cách sử dụng sơn Epoxy

Cách sử dụng sơn Epoxy

Nhà sản xuất đã chia sẵn tỷ lệ giữa chất đóng rắn và  sơn theo bộ 17.5 lít và bộ 5 lít. Chính vì thế, bạn chỉ cần mở nắp và trộn hai phần lại với nhau. Tỷ lệ được nhiều chuyên gia khuyến nghị là 4 phần sơn : 1 phần đóng rắn theo thể tích.

Tiếp theo, pha loãng thêm 15% dung môi pha sơn chuyên epoxy N809 với súng phun hoặc với cọ lăn hoặc con lăn. Khuấy đều hỗn hợp trong vòng 5 phút bằng một thanh dẹp rộng là có thể sử dụng được ngay. Thông thường khối lượng sơn Epoxy pha được là 7 - 10 m2/ lít tùy theo tay nghề thi công trong thực tế.

Bạn nên thi công ở những nơi có thời tiết nắng, và có nhiệt độ từ 30 độ trở lên, tránh những nơi ẩm ướt hoặc thời tiết mưa thất thường.

1.5. Ứng dụng

Ứng dụng của sơn Epoxy trong thực tế

Ứng dụng của sơn Epoxy trong thực tế

Sơn Epoxy được ứng dụng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường,... Nó giúp cho việc bảo vệ mặt phẳng cũng như các hoạt động phục vụ hoạt động tiến hành một cách tiện nghi và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, loại sơn này được sử dụng phổ biến nhất trên 2 loại mặt phẳng là:

  • Sắt thép: sơn Epoxy có khả năng bám dính rất chặt trên bề mặt kim loại mạ kẽm. Có thể dùng ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ, axit hóa chất ăn mòn cao,… Có khả năng bảo vệ rất cao, giữ màu sắc luôn bóng đẹp nên phù hợp để sử dụng ở những môi trường có điều kiện khắc nghiệt.

Ứng dụng của sơn Epoxy trong sắt thép xây dựng

Ứng dụng của sơn Epoxy trong sắt thép xây dựng

  • Nền bê tông: Cũng có đầy đủ các tính chất của sơn Epoxy cho sắt thép. Nhưng sơn Epoxy cho nền bê tông còn có thêm tính năng chống trơn trượt, chịu được tải trọng lớn.

Ứng dụng của sơn Epoxy cho nền bê tông

Ứng dụng của sơn Epoxy cho nền bê tông

2. Đánh giá ưu - nhược điểm của sơn Epoxy

2.1. Ưu điểm

a. Tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ cao nhờ bề mặt sơn có độ bóng cùng với màu sắc tươi và khó phai giúp cho bề mặt luôn đẹp.

Sơn Epoxy có tính thẩm mỹ cao

Sơn Epoxy có tính thẩm mỹ cao

b. Chất lượng tốt

Sơn Epoxy chống thấm, dễ dàng vệ sinh lau chùi

Sơn Epoxy chống thấm, dễ dàng vệ sinh lau chùi

  • Tính năng chống bám bụi và dễ dàng lau chùi: do sơn có độ bóng nên khả năng bám bụi của bề mặt sơn rất thấp cho nên việc làm vệ sinh, lau chùi cũng rất nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
  • Khả năng chống thấm: Sơn epoxy có các dòng sơn chống thấm. Sau khi lớp sơn bề mặt khô thì nó hoàn toàn chống nước thấm vào cho nên có thể sử dụng các dòng Epoxy chống thấm ở các hồ bơi, bể chứa nước sạch,...
  • Khả năng chịu lực, ma sát: thường được dùng cho các công trình sơn cho nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm,...

2.2. Nhược điểm

a. Khó sử dụng

Sơn Epoxy khó sử dụng

Sơn Epoxy khó sử dụng

Bởi Epoxy là loại sơn hai thành phần nên bắt buộc bạn phải pha theo tỷ lệ đúng của 2 thành phần. Ngoài ra, còn phải pha loãng thêm dung môi. Chính vì thế thời gian thi công hoàn thiện sẽ mất nhiều hơn.  Tuy nhiên, để khắc phục điều này bạn có thể chọn mua các thùng sơn nhỏ đã được chia sẵn, chỉ cần mở nắp và trộn đều là dùng được.

b. Dễ phấn hóa

Sơn Epoxy dễ bị phấn hóa

Sơn Epoxy dễ bị phấn hóa

Khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, sau 6 tháng, màng sơn sẽ trở thành bụi phấn màu giống như bột. Hiện tượng này xảy ra phổ biến và ở tất cả thương hiệu sản xuất sơn Epoxy. Vì do bản chất của Epoxy hai thành phần là như vậy. 

c. Giá thành đắt

Bởi sơn Epoxy có nhiều đặc tính nổi bật như khả năng chịu nhiệt, kháng hóa chất cao, chịu được dầu mỡ,.. cho nên nó có giá cao hơn so với các loại sơn nhà khác. 

3. Thương hiệu sơn Epoxy nào tốt nhất?

3.1. Thương hiệu sơn Epoxy - Nanpao

Sơn Epoxy Nanpao

Sơn Epoxy Nanpao

Nanpao là hãng sơn của Đài Loan liên doanh với Hàn Quốc. Sơn epoxy của hãng này thuộc dòng sơn bình dân, chất lượng ổn, mức giá không quá cao. Tuy nhiên, thương hiệu này không quá phổ biến tại Việt Nam như nhiều hãng sơn Epoxy khác như Jotun, Sika, Kova,...

3.2. Thương hiệu sơn Epoxy - Jotun 

Sơn Epoxy Jotun

Sơn Epoxy Jotun

Sơn Epoxy Jotun là dòng sơn cao cấp, chất lượng tốt, ổn định, thương hiệu nổi tiếng nhưng điểm trừ là giá thành sản phẩm khá cao, chỉ thích hợp với những dự án, công trình có vốn đầu tư lớn.

3.3. Thương hiệu sơn Epoxy - Kova 

Sơn Epoxy Kova

Sơn Epoxy Kova

Sơn Epoxy của Kova cũng thuộc dòng sơn cao cấp, màu sắc đa dạng, phong phú. Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm sơn Epoxy của hãng này được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Không chỉ nổi tiếng với các dòng sơn Epoxy mà các dòng sơn chống thấm của Kova cũng rất được nhiều người yêu thích. Nhược điểm của sơn epoxy Kova là giá thành cao.

3.4. Thương hiệu sơn Epoxy - Nippon 

Sơn Epoxy Nippon

Sơn Epoxy Nippon

Sơn Epoxy Nippon thuộc dòng sơn cao cấp gốc nước, có độ bóng thấp, gần như không có mùi, dễ dàng lau dọn, có độ bền và độ mịn tuyệt đối, có thể sử dụng trên nhiều loại bề mặt như: nhôm, thép, bề mặt mạ kẽm và bê tông trong môi trường ăn mòn. Sản phẩm thân thiện an toàn với môi trường cũng như sức khỏe con người nên rất được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng.

3.5. Thương hiệu sơn Epoxy - Sika 

Sơn Epoxy Sika

Sơn Epoxy Sika

Ưu điểm nổi bật của sơn Epoxy Sika là chất lượng tốt, thương hiệu mạnh, đặc biệt thông dụng với các sản phẩm xoa nền như Sikafloor chapdur. Tuy nhiên, dòng sơn epoxy của Sika có mức giá bán khá cao so với các hãng sơn Epoxy khác.

3.6. Thương hiệu sơn Epoxy - KCC

Sơn Epoxy KCC

Sơn Epoxy KCC

Được đánh giá là một trong những hãng sơn epoxy uy tín, KCC chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại  lẫn màu sắc. Tính đến thời điểm này, sơn Epoxy KCC đang chiếm gần 60% thị phần sơn epoxy tại Việt Nam. Các sản phẩm của hãng đều có độ bám dính tốt, bề mặt đẹp và độ cao. 

3.7. Thương hiệu sơn Epoxy - Rainbow 

Sơn Epoxy Rainbow

Sơn Epoxy Rainbow

Rainbow cũng là một hãng sơn của Đài Loan. Sơn epoxy của hãng này được xếp vào dòng sơn chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như giá cả và rất phù hợp với nhiều công trình tại Việt Nam.

3.8. Thương hiệu sơn Epoxy - Chokwang 

Sơn Epoxy Chokwang

Sơn Epoxy Chokwang

Chokwang là hãng sơn Epoxy của Hàn Quốc, có nhà máy đặt tại Việt Nam. Các dòng sơn epoxy của hãng này chất lượng khá tốt, giá cả phù hợp do được sản xuất tại Việt Nam.

3.9. Thương hiệu sơn Epoxy - Ecomax 

Sơn Epoxy Ecomax Teksol

Sơn Epoxy Ecomax Teksol

Ecomax khá nổi tiếng với các dòng sơn epoxy gốc nước. Các sản phẩm của hãng này được sử dụng khá nhiều trong các công trình thuộc khu vực miền bắc. Sơn epoxy Ecomax có khả năng chịu ẩm cao hơn sơn epoxy gốc dầu nhưng giá thành cao nên không được nhiều người lựa chọn.

4. Bảng báo giá thi công sơn Epoxy mới nhất 

4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công sơn Epoxy

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công sơn Epoxy

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công sơn Epoxy

a. Phụ thuộc vào phương án thi công và hiện trạng bề mặt

Phụ thuộc vào phương án thi công và hiện trạng bề mặt

Phụ thuộc vào phương án thi công và hiện trạng bề mặt

Phương pháp thi công sơn Epoxy phụ thuộc vào từng loại bề mặt và công năng sử dụng. Những khu vực như tầng hầm cần chống trượt thì cần sơn dày cần dùng bàn cào để san bằng bề mặt sơn. Những khu vực như nhà xưởng sản xuất thì cần phủ một lớp sơn sàn epoxy mỏng nên chỉ cần dùng súng phun hoặc con lăn là được. Cụ thể:

  • Với bề mặt nền đạt chuẩn (sàn đẹp, đã được xoa láng, độ phẳng cao, đã lót bạt chống ẩm từ đầu) thì quá trình xử lý bề mặt ban đầu sẽ không mất nhiều thời gian cũng như công sức cho nên giá thành cũng sẽ thấp hơn và thời gian thi công cũng ngắn hơn, chất lượng được đảm bảo tốt hơn. 
  • Với những nhà xưởng đã từng sơn epoxy và cần cải tạo lại thì tùy theo mức độ sàn thì sẽ có sự điều chỉnh giá phù hợp.
  • Với những nhà xưởng cũ đã qua sử dụng và đang gặp vấn đề về nền sàn (thấm dầu, bị ẩm, lún nứt,…), bắt buộc cần phải có công đoạn khắc phục xử lý để đảm bảo chất lượng sàn sau đó mới tiến hành sơn nên có thể phát sinh thêm chi phí. 
  • Ngoài ra, bề mặt nền không liền mạch, có nhiều vách ngăn hoặc vướng nhiều máy móc cũng có thể ảnh hướng đến giá thi công. 

b. Phụ thuộc vào diện tích cần thi công 

Phụ thuộc vào diện tích cần thi công

Phụ thuộc vào diện tích cần thi công

Cùng một phương án thực hiện, khối lượng vật tư và các bước thi công, tuy nhiên đơn giá thi công sơn epoxy cho diện tích dưới 500 m2, trên 1000 m2, trên 3000 m2 là hoàn toàn khác nhau. Quy mô thi công lớn sẽ có báo giá sơn / m2 diện tích thấp hơn so với những công trình, dự án có quy mô nhỏ.

c. Phụ thuộc vào vị trí địa lý  

Phụ thuộc vào vị trí địa lý

Phụ thuộc vào vị trí địa lý

Nếu khu vực thi công của bạn không nằm ở trong trung tâm mà ở các khu vực tỉnh thành xa xôi thì bạn sẽ phải trả thêm cho nhà thầu một số khoản chi phí như chi phí vận chuyển vật tư, thiết bị, chỗ ăn ở cho nhân công trong quá trình thực hiện,...

d. Phụ thuộc vào thương hiệu sơn 

Phụ thuộc vào thương hiệu sơn epoxy

Phụ thuộc vào thương hiệu sơn epoxy

Hiện nay trên thị trường, sơn epoxy Sika là một trong những thương hiệu dẫn đầu. Ưu điểm của sơn Sika là màng sơn dày, khả năng chống va đạp cực tốt, bền màu và đặc biệt là khả năng kháng bản cực tốt nên sau vài năm sử dụng vẫn như mới,... Chính vì thế mà báo giá thi công sơn epoxy của Sika cũng nằm trong khoảng 150,000/ m2.

Thương hiệu sơn Sika

Thương hiệu sơn Sika

Tất nhiên, ngoài thương hiệu Sika, trên thị trường có một số dòng sản phẩm hay được sử dụng do giá rẻ hơn như sơn epoxy Hàn Quốc (Kangnam, KCC, Chokwang, Samhwa,...), sơn epoxy Đài Loan (Rainbow, Nanpao), sơn epoxy của Việt Nam (Kova, APT, Sunbow...).

4.2. Làm thế nào để có giá thi công sơn Epoxy rẻ nhất

a. Hãy tạo ra một bề mặt nền đạt chuẩn ngay từ đầu

Hãy tạo ra một bề mặt nền đạt chuẩn ngay từ đầu

Hãy tạo ra một bề mặt nền đạt chuẩn ngay từ đầu

Bản chất của sơn là lớp phủ bảo vệ kết cấu mặt phẳng khỏi bị xước, ẩm, chống bụi bẩn và dễ dàng vệ sinhc lau chùi. Một bề mặt được xác định sơn epoxy ngay từ đầu sẽ đáp ứng được hầu hết các tiêu chí kĩ thuật và đem lại thẩm mỹ, công năng, tuổi thọ nên sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí. 

b. Hãy chọn lựa những dòng sơn nền epoxy phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động

Hãy chọn lựa những dòng sơn nền epoxy phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động

Hãy chọn lựa những dòng sơn nền epoxy phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động

Sự đa dạng về thương hiệu sơn epoxy trong và ngoài nước mang đến nhiều lựa chọn cho các công trình và chủ đầu tư. Về mặt chất lượng, mỗi dòng sơn đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các thương hiệu dòng sơn nội địa như: Kova, Thế Hệ Mới, Đinh Ngân Paint, APT,… đang dần nhận được sự quan tâm và tín nhiệm của nhiều khách hàng. Các thương hiệu sơn này có mức giá vừa phải, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chính vì thế, lựa chọn thương hiệu sơn trong nước sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 khoản chi phí không hề nhỏ.

c. Hãy tìm cách lựa chọn nhà thầu thi công sơn epoxy có pháp lý và năng lực tốt

Hãy tìm cách lựa chọn nhà thầu thi công sơn epoxy có pháp lý và năng lực tốt

Hãy tìm cách lựa chọn nhà thầu thi công sơn epoxy có pháp lý và năng lực tốt

Đây có lẽ là vấn đề khá khó khăn đối với nhiều khách hàng, các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một cách lựa chọn nhà thầu thi công sơn Epoxy chuyên nghiệp khác nhau nhưng các bạn nên căn cứ vào hai yếu tố cốt lõi để đánh giá là yếu tố pháp lý và năng lực thực hiện để lựa chọn một đơn vị thi công sơn epoxy phù hợp.

4.3. Bảng giá thi công sơn epoxy tham khảo 2019

Bảng giá thi công sơn epoxy tham khảo 2019

Bảng giá thi công sơn epoxy tham khảo 2019

Nội dung cần thi công  Hãng sơn Số lớp Độ dày Đơn vị tính Số Lượng Đơn Giá
Hệ sơn Epoxy tự san phẳng Giá thi công sơn epoxy tự phẳng AiCA dày 2 mm AICA  04 lớp 2 mm m2 1,000 300,000/ m2
Giá thi công đổ nền epoxy xưởng 2 mm JOTUN 04 lớp 2 mm m2 1,000 390,000/ m2
Giá thi công sơn KCC dày 2 mm KCC 04 lớp 2 mm m2 1,000 275,000/ m2
Giá thi công sơn Chokwang dày 2 mm CHOKWANG 04 lớp 2 mm m2 1,000 275,000/ m2
Giá thi công sơn epoxy tự đổ cân bằng 2mm APT 04 lớp 2 mm m2 1,000 275,000/ m2
Hệ sơn epoxy lăn hoặc phun Giá thi công 01 sơn lót + 02 sơn phủ AICA  03 lớp 0.3 mm m2 1,000 90,000/ m2
Giá thi công 01 sơn lót + 02 sơn phủ JOTUN 03 lớp 0.3 mm m2 1,000 80,000/ m2
Giá thi công 01 sơn lót + 02 sơn phủ KCC 03 lớp 0.15 mm m2 1,000 60,000/ m2
Giá thi công 01 sơn lót + 02 sơn phủ CHOKWANG 03 lớp 0.15 mm m2 1,000 60,000/ m2
Giá thi công 01 sơn lót + 02 sơn phủ APT 03 lớp 0.15 mm m2 1,000 60,000/ m2

Trên đây là một số thông tin quan trọng về sơn Epoxy. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều gợi ý cũng như cái nhìn trực quan nhất về loại sản phẩm này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Theo: Trần Thanh Trà