Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Top 5 tủ điện công nghiệp đáng mua nhất 2019

AvatarHằng Nguyễn -
Lượt xem: 564
Tủ điện công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong các công trình lớn. Tiêu chí để lựa chọn chính là độ bền bỉ, độ ổn định, liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau Hãy cùng vatgia.com tìm hiểu top 5 tủ điện công nghiệp chất lượng và đáng mua nhất qua bài viết dưới đây.

1.Tủ điện phân phối tổng MSB

Tủ điện MSB do 3CE sản xuất được thiết kế module hoá, gồm nhiều ngăn, mỗi ngăn theo một chức năng riêng biệt như : ngăn chứa ACB hoặc MCCB tổng, ngăn chứa MCCB tải, ngăn chứa thanh đồng, ngăn đo đếm chống tổn thất….

Tủ MSB có thể được thiết kế để kéo ra kéo vào được (Draw Out), để vận hành thuận lợi và an toàn nhất. Do đó có thể thay thế thiết bị nhanh chóng mà không cần phải ngắt nguồn điện.

Tủ điện MSB do 3CE sản xuất được thiết kế module hoá, gồm nhiều ngăn, mỗi ngăn theo một chức năng riêng biệt

Tủ điện MSB 

Tủ MSB của 3CE đáp ứng được các thông số và yêu cầu về cơ và điện.Các thiết bị đóng cắt, thanh cái, hệ thống giá đỡ được bố trí một các hợp lý và thuận lợi cho việc vận chuyển, đấu nối, vận hành và phát triển mở rộng.

Cấu tạo của tủ điện MSB gồm các đặc tính tiêu chuẩn sau đây:

Tôn cán nguội sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ (Inox)

Kích thước chiều cao: 200 ÷ 2200 mm.

Kích thước chiều rộng: 200mm trở lên.

Kích thước chiều sâu: 150 ÷ 1000 mm.

Độ dày vật liệu: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.

Màu cơ bản: kem nhăn, xám, cam hoặc màu của vật liệu.

2.Tủ điện phân phối DB

Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) là thiết bị được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Tủ DB thường được lắp đặt sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút.

Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) là thiết bị được sử dụng trong các mạng điện hạ thế

Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) 

Dòng điện định mức của tủ điện phân phối DB có thể đến 1000A. Có khả năng cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…). Đây là loại tủ điện nhỏ nhất và được đặt gần các phụ tải. Bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha và cầu chì. Một số loại tủ đặc biệt sẽ được gắn thêm đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…

Tủ điện phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…

3.Tủ tụ bù hạ thế

Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. Muốn tích điện cho tụ bù người ta nối hai bản cực của tụ bù với nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.

Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện

Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện

Trong hệ thống điện, tụ bù hạ thế được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng.  Để nâng cao hệ số công suất cosφ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện. Tụ bù hạ thế là thành phần chính trong tủ điện tụ bù  bên cạnh các thiết bị khác. Để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, thiết bị đo, hiển thị,…

Gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy ngâm dầu. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

Cách tính công suất tụ bù hạ thế

Để chọn tụ bù phù hợp cho một tải để đúng với mục đích sử dụng thì cần tính toán công suất (P) của tải đó. Hệ số công suất (Cosφ) của tải đó:

Để chọn tụ bù phù hợp cho một tải để đúng với mục đích sử dụng thì cần tính toán công suất (P) của tải đó.

Cách tính công suất tủ tụ bù hạ thế

Giả sử công suất của tải là P.

Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).

Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).

Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).

Ví dụ công suất tải là P = 100 (kW).

Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33.

Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88.

Vậy công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).

Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).

4.Tủ điện ATS

Tủ điện ats (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát khi nguồn lưới phục hồi.

Tủ điện ats (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động

Tủ điện ats (Automatic Transfer Switches) 

Nó theo dõi các nguồn điện và chuyển tín hiệu khởi động đến máy phát điện nếu nguồn điện xảy ra sự cố (mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp,…) vượt quá khả năng đáp ứng của thiết bị điện hoặc khi sự cố mất điện xảy ra. Điện dự phòng sẽ được cấp ngay vào tủ điện đa dụng chính hoặc một tủ điện khẩn cấp thông qua tủ ATS.

Chức năng chính của tủ điện ats là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,…

Công dụng của tủ điện ATS

Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.

Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay

Công dụng của tủ điện ATS

Thông thường, tủ ATS có hai đầu vào và một đầu ra. Đầu vào chính là một máy phát điện dự phòng cùng nguồn điện. Tủ ATS sẽ có khả năng tự động bật máy phát điện trong trường hợp mất điện hay nó có thể được bật bằng tay khi một cơn bão đang đến gần hoặc để bảo trì cung cấp điện liên tục (UPS). Máy phát điện được xem là thiết bị nguồn điện dự phòng đáng tin cậy và ổn định hơn các nguồn dự phòng khác.

Một hệ thống tủ điện ATS đầy đủ và hiệu quả là khi người dùng có thể sử dụng được tối đa năng lượng sạch, tự động bảo dưỡng hệ thống và duy trì nguồn điện liên tục.

5.Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Tủ điện điều khiển chiếu sáng đèn đường chế tạo theo tiêu chuẩn của SIEMENS và các tiêu chuẩn khác của Châu Âu.

- Dùng điều khiển cho các hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, vườn hoa, các khu vực công cộng…

- Tủ điện chiếu sáng được chế tạo theo cấp bảo vệ 2 (class II). Bảo vệ quá dòng và ngắn mạch bằng aptomat và cầu chì.

- Có khả năng điều khiển theo mạch vòng từ trạm điều khiển trung tâm YTY (tuỳ chọn).

- Phân loại tủ theo định mức đóng cắt: Có các cấp 35 A, 50 A, 63 A, và 100 A.

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CHIẾU SÁNG

Tủ điện điều khiển chiếu sáng đèn đường chế tạo theo tiêu chuẩn của SIEMENS và các tiêu chuẩn khác của Châu u

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

- Toàn bộ hệ thống chiếu sáng sẽ được điều khiển đóng cắt tự động bằng rơ le thời gian được đặt trong tủ cấp điện và điều khiển chiếu sáng 50A-400V theo các chế độ tự động, và điều khiển bằng tay:

+ Chế độ buổi tối (17h-22h): Bật 100% số đèn.

+ Chế độ đêm khuya (22h-6h): Tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn sáng 60% công suất định mức, giảm 40% công suất tiết kiệm điện.

+ Chế độ ban ngày (6h-17h): Tắt toàn bộ đèn.

Để thực hiện được tiêu chí đó ta phải sử dụng rơ le thời gian điều khiển cấp điện cho cuộn hút của công tắc tơ K1, K2.

Toàn bộ hệ thống chiếu sáng sẽ được điều khiển đóng cắt tự động bằng rơ le thời gian được đặt trong tủ cấp điện

+ Chế độ buổi tối cả 3 công tắc tơ đều có điện: 100% số đèn được bật.

+ Chế độ đêm khuya chỉ công tắc tơ K1 có điện, K2 mất điện: 1/3 số bóng sẽ sáng.

+ Chế độ ban ngày cả 3 công tắc tơ đều mất điện toàn bộ đều tắt.

- Ngoài việc cài đặt thời gian để công tắc tơ tác động còn tùy thuộc vào chế độ mùa. Vì thời gian ban ngày của mùa hè và mùa đông là khác nhau. Để đủ độ sáng đường cho giờ mùa đông và tiết kiệm điện năng cho giờ mùa hè thì người thiết kế chiếu sáng tự cài lại chế độ thời gian tác động cho rơ le thời gian.

Tủ điện điều khiển chiếu sáng đèn đường thường lắp đặt treo cột cùng trạm biến áp treo ngoài trời hay dùng trong khu vực điều khiển cho các khu vực công cộng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn thiết bị tủ điện công nghiệp phù hợp và chất lượng với nhu cầu sử dụng của mọi công trình.

Theo: Hằng Nguyễn