Em muốn hỏi: Linh kiện thay thế của SCR khi bị hỏng & chế độ bảo hành-bảo dưỡng ra sao? Thank các bác!

súnunday
súnunday
Trả lời 15 năm trước
Đây là toàn bộ giải đáp về em SCR các bác đọc tham khảo nhá! 1)Giá xe SCR :thời điểm em mua là tháng 9/2007,giá 34,2tr bao giấy,bây giờ chắc rẻ hơn tí. 2)màu nào là ZIN của SCR ? :trắng,cam đỏ (cà rốt),xám bạc.Màu khác là sơn lại tại VN,mắc hơn màu ZIn khoảng 800.Theo em thì đã bỏ một số tiền lớn để mua xe ngon thì không cớ gì phải xài màu sơn "lô" cả. 3)Có nên dán keo và gắn khung thép bảo hiểm không? :mặc dù keo có thể ngả màu sau một thời gian sử dụng nhưng lời khuyên là nên dán để tránh trầy xước,mỗi tối nên lấy cái giẻ ướt lau sơ qua một lượt để keo không kịp bám dính bụi. còn Khung bảo hiểm chỉ có ý nghĩa "cảm giác an toàn thôi",em cam đoan là đến khi bị "hôn đít" thì vẫn vỡ đèn như thường.Giá đèn tại hãng là 770 nghìn,Chợ lớn là 650 nghìn bao công lắp đặt.Xe này chưa có đèn nhái,toàn là zin cả đó,be careful! 4)Chu kỳ thay dầu-nước: trong xe có 3 loại chất lỏng là dầu máy (nhớt máy),chất lưu hộp số (nhớt số) và nước (đặc chủng) làm mát. ***đối với nhớt máy:0,7l khi thay ; 0,9l khi rã máy.Thay theo số KM đã sử dụng: 300-800-1500-3000,sau đó thì có thể thay sau mỗi 1000km ***đối với nhớt số:1500km thay một lần . ***đối với nước mát: nên thay sau 2 lần thay nhớt số,nghĩa là 3000km. 5)Bánh xe của SCR:vành sau 10 inch,vành trước 12 inch,thiết kế này là thủ phạm chính gây nên cái tội "chạy êm như otô".Sử dụng công nghệ lốp không ruột(chứ không phải lốp đặc,bên trong vẫn có hơi như thường),khi bị cán đinh thì đừng nhổ cây đinh ra kẻo bị mất hơi lẹ hơn,cứ để nguyên đấy rồi vô tư chạy đến chỗ nào chuyên vá lốp không ruột cho nó vá,nếu giữa chừng hết hơi thì bơm hơi và tiếp tục chạy. Tụi thợ vườn thì dùng keo tự vá kết hợp với dây cao su non để bít cái lỗ thủng,vá như vậy chừng 4 lần thì vào gara cho họ dùng máy nạy cái vỏ ra,vá đàng hoàng ngay thẳng,hoặc thay luôn vỏ mới.Một lỗ vá theo công nghệ đó khoảng 20 nghìn/lỗ,khá đắt nhưng bù lại xe này khó ăn đinh vì vỏ dày. 6)Cốp xe quá nóng:do hơi nóng từ bộ tản nhiệt dồn hết ra sau,cộng với cái bình nước dự trữ cũng nằm ngay chỗ ấy.Nếu không thường xuyên đựng đồ nhỏ thì em khuyên các anh chị nên gỡ cái miếng màu trắng trong cốp xe ra cho nó thông thoáng.Khi nào cần mới đậy vào. 7)cái NẮP NHỚT:là bộ phận dễ trộm cắp nhất,bọn đạo tặc hút chính thường chộp ngay con này,anh chị nên mua cái que bảo hiểm gắn ngay tại con ốc gần két nước,cái que thò ra ngoài ngăn cản việc vặn nắp nhớt,khi thay nhớt thì nới nhẹ cái vít ra là được.Giá cái que này dưới 10 nghìn. 8)xe China xài bảng số phía trước,khi tháo cái khung ra sẽ chừa lại hai cái lỗ khá xấu.Giải pháp khả dĩ nhất là chế thêm 2 cái đèn led mắc vào công tắc đèn pha (đi đêm trông rất đẹp),hoặc cài 2 con ốc bự vào cũng tốt.Nếu không gắn gì thì coi chừng nước mưa lọt vào. 9)nên bôi mỡ bò vào 2 bản cực bình ắc quy vì gió bên ngoài thổi trực diện,rất dễ làm rỉ sét. 10)Giang hồ đồn đại nếu hết xăng thì phải đi mồi,vậy các anh chị có thắc mắc vì sao lúc mới mua xe,chưa có tí xăng nào trong bơm,cũng chưa thấy anh thợ nào khui bơm ra mồi xăng vào,xe vẫn chạy ngon ? Thực chất công nghệ FI bắt buộc phải dùng một máy bơm mini để tạo áp lực phun xăng vào buồng đốt(chứ không hẳn là để bơm xăng từ dưới gầm lên,vì nếu đặt bình xăng cao thì vẫn phải dùng bơm). nếu hết xăng giữa chừng,đừng cố gắng khởi động xe vì có thể làm cháy bơm.Hãy tiến đến cây xăng,đổ xăng vào rồi chạy như bình thường (không chạy em đền!). Catalog của nhà sản xuất nó ghi vầy nè các anh chị: mức độ hao xăng nhỏ hơn hoặc bằng 2,4l/100km Ở TỐC ĐỘ 60KM/H và KHÔNG TẢI.Ở thành phố HCM em cố gắng chạy đều ga lắm thì cũng chỉ được 3,2l/100km thui à,chạy đường trường giỏi lắm cũng được 2,8l/100km.Ai nói ít hơn nữa là nổ quá xá òi. Nhớt-nước thì tuỳ điều kiện kinh tế của các anh chị mà có kế hoạch thay cho phù hợp,thôi thì em đề nghị phương án dung hoà: 3 lần nhớt máy thì 1 lần nhớt số,sau 2 lần nhớt số thì súc xả nước.Xe em còn trong thời gian bảo dưỡng nên thay nhớt khá thường xuyên,em sẽ cố gắng thử nghiệm nhiều loại nhớt rồi giới thiệu với mọi người sau. Nhớt có phẩm chất càng cao thì khả năng chịu nhiệt càng cao,nhưng không phải hễ nhớt tốt thì dùng được lâu,khoảng 1000-1500km thì đều phải thay ra hết. Cái bình màu trắng cạnh cốp xe là bình nước dự trữ,phía dưới mới là bình chính,ăn thông với nhau qua một cái ống.Khi súc xả thì phải tháo nguyên cái cốp ra,đổ hết nước cũ,cho nước mới vào đầy bình chính,nổ máy để nước nó vào đều trong máy rồi tiếp tục đổ hết phần còn lại vào cái bình dự trữ. Khí hậu nước ta nóng hơn China nên bố thắng và đĩa thắng đều giãn nở mạnh,cọ sát vào nhau gây nên tiếng kút kít.Nếu không muốn tháo bánh xe ra thì cứ để vậy,rà thắng đĩa nhiều cho bố mòn bớt,sẽ hết kêu.Đừng xịt dầu vào đĩa phanh vì sẽ làm phanh...không ăn (tất nhiên rùi),tiếp theo là bố phanh rơi ra sẽ bám vào dầu trên đĩa ,tạo nên lớp cao su màu đen trên bề mặt,trông thảm lắm. sẵn đây khuyên các anh chị nên dùng xăng A95,máy bốc lắm,chở hai nhẹ nhàng chứ không ỳ như A92.Hôm qua còn 2l xăng em thử đổ chung A95 vào,thấy khoái hơn hẳn Đổ ở Petrolimex,saigon petrol hoặc những đại lý xăng dầu có nhiều hơn 4 trạm bơm cho bảo đảm,nếu có chuyện gì xảy ra thì mình cũng không phải là kẻ ngốc duy nhất (note:A95 mắc hơn 300đ/l so với A92,cũng không nhiều lắm)
súnunday
súnunday
Trả lời 15 năm trước
À về phụ tùng thì nghe nói xe này hot ở nước ta qua trong thời gian tới honda sẽ sản xuất xe này ở Vn thì phải. Phụ tùng thì giờ đúng là hơi hiếm đấy bạn ạ [:(]
Chocolate nóng
Chocolate nóng
Trả lời 15 năm trước
Mời các bác tham khảo ạ: Giới thiệu chung: Hệ thống phun xăng điện tử (FI-Fuel Injection system) thương hiệu độc quyền của Honda là PGM-FI được đưa vào xe gắn máy từ năm 1992 với xe scooter model Pantheon ở châu Âu. Năm 1982 xe Honda CX500TURBO là xe mang thương hiệu đầu tiên của động cơ FI trên thế giới. Hệ thống FI cho phép giảm 1/3 khí thải Hydro-carbon, khí CO - đáp ứng tiêu chuẩn EURO và vận hành tiết kiệm xăng nhất. Để có được tính năng về môi trường, tiết kiệm nhiên liệu thì hệ thống FI có khác động cơ thông thường, cách vận hành, bảo dưỡng không? Chúng ta cùng nhau trao đổi nhé: 1. Mô hình cơ bản của động cơ FI: Về cơ bản thì động cơ FI cũng giống như động cơ thông thường. Chỉ khác nhau ở chỗ thay bằng phun xăng qua kim xăng, FI phun qua van được điều khiển bởi hệ thống ECU (engine control unit )-tạm dịch là bộ điều khiển động cơ. ECU sẽ căn cứ vào các đầu cảm biến - sensor Trong đó cơ bản bao gồm 3 cảm biến chính đó là cảm biến về: Ta - Nhiệt độ động cơ, TPS - Vị trí của ga, Pb - Lượng phun xăng trong ống. Tôi không phải là thợ cơ khí nhưng đã bắt đầu thấy quá trình phức tạp của hệ thống FI. Và câu hỏi đặt ra là ECU, các bộ cảm biến nằm ở đâu? Nó có dễ bị lấy trộm không? Sau khi nghiên cứu thì tôi đưa các bạn tham khảo các hệ thống FI. Hệ thống FI cơ bản có 8 bộ phận chính: 1. ECU - Bộ điều khiển động cơ: Nó nằm ngay cạnh chế hoà khí, được thiết kế rất nhỏ gọn - tôi chưa mở máy tham khảo xem có cần làm đai bảo vệ. Mặc dù khi mua SCR tôi đã xem động cơ của nó sau khi tháo yên xe. Hệ thống ECU thực chất là bộ vi xử lý 32 bit - lớn hơn bộ vi xử lý đầu tiên của Intel là 8 bit. ECU sẽ điều khiển mức độ phun xăng đã được lập trình thong qua các cảm biến. Cảm biến mà bạn dễ dàng nhận thấy nhất đó là đồng hồ báo nhiệt độ. So với bộ ECU 32 bit có tốc đọ xử lý nhanh hơn ECU 16bit cũ là 3.5 lần. 2. Hệ thống bơm xăng: Một trong những hệ thống không thể thiếu của FI đấy là bơm xăng. Bơm xăng sẽ tăng áp suất để đảm bảo độ phum xăng tốt trong mọi trường hợp. Hệ thống bơm xăng bao gồm máy bơm, lọc xăng, bộ tạo áp lực phun. Vì thế cho nên bình xăng của FI có thể đặt ở dưới gầm như xe SCR vì đã có máy bơm không cần đến treo cao như ở động cơ thông thường. Đây cũng là vấn đề quan trọng nếu như đi hết xăng thì sẽ bị e, chưa biết là có bị cháy máy bơm hay không? nên các bạn nhớ đổ xăng ngay khi gần hết. 3. Hệ thống cảm biến nhiệt: Hệ thống này thông báo cho ECU biết nhiệt độ của động cơ để điều chỉnh hoạt động. SCR làm mát bằng nước và quạt cưỡng bức cho phép giảm tối đa nhiệt độ động cơ để tăng hiệu suất. Theo tôi chú ý của bộ phận này là kiểm tra ngay mức dung dịch nếu thấy đồng hồ báo nhiệt quá cao. Thông thường thì hệ thống làm máy bằng nước làm việc trong chu trình kín nên sự thất thoát dung dịch làm mát sẽ rất ít. Khoảng 2-3 tháng chúng ta nên kiểm tra mức dung dịch, nếu xuống đến mức lower thì nên đổ thêm. Đổ thêm bằng dung dịch màu xanh - hình như sunphát đồng để chống tạo cặn trong két nước. 4. Đầu phun xăng - injector Đầu phun xăng cũng giống như đầu phun nước rửa xe. Nó sẽ phun lượng xăng theo sự điều chỉnh của ECU. Đầu này có lẽ sẽ không bị mòn như động cơ thông thường dùng kim xăng. Hy vọng xăng chảy đá mòn cũng phải 10 năm. 5. Ống dẫn xăng: Cũng như các loại động cơ khác ống dẫn xăng bắt đầu từ bình xăng đến chế hoà khí. 4. Tạm gọi là hệ thống chế hoà khí: Hôm nay chúng ta tham khảo đến hệ thống này, nó rất phức tạp. Như đã nói ở trên FI gồm 3 cảm biến như đã nêu, trong hệ thống này còn có thêm 2 cảm biến nữa. Các bộ phận của nó bao gồm: - Quả ga - Cảm biến về góc ga (góc tay ga khi chúng ta vặn tăng giảm tốc) - Van điều khiển tốc độ động cơ - Cảm biến về áp suất - Cảm biến nhiệt (đã nêu) Đây là trái tim của động cơ FI, chúng ta cũng không phải là những nhà cơ khí, sửa chữa chuyên nghiệp nên hệ thống này nêu ra chỉ để tham khảo. Chỉ biết rằng tiền thân của FI dùng 2 cylinder - (2 piston) có kích cỡ rất to và phức tạp. Trên đây là hình mô tả kích cỡ của FI phổ thông và FI nhỏ gọn cho dòng xe gắn máy. Các linh kiện được gồm các bộ cảm biến, van, ECU được làm nhỏ gọn lại cho động cơ 1 cylinder cho phân khối từ 50-250cc. Nhìn vào mặt cắt của hệ thống chúng ta thấy nó rất nhỏ gọn. Nhìn vào mặt cắt của ECU tôi cũng không có gì ngạc nhiên nhưng sẽ có băn khoăn bởi vì dù sao thì ECU cũng đặt gần động cơ do đó nhiệt độ sẽ cao hơn 1 số nơi khác. Bản chất ECU là bộ vi xử lý mà là linh kiện bán dẫn thì phụ thuộc lớn vào nhiệt độ. Nếu nhiệt độ môi trường mùa hè vào khoảng 30 độ khi hoạt động hoặc đỗ chỗ nắng sẽ lớn hơn nhiều. Nếu đồ bán dẫn dân dụng thì khoảng trên 40 độ là hoạt sai lệch, không biết nhà thiết kế sử dụng công nghệ gì? Để mọi người hình dung các hệ thống sensor chúng ta nhìn hình minh hoạ. Mọi bộ phận cũng gọn đấy chứ? không đến nỗi cồng kềnh và dễ tháo ra. Hệ thống FI phụ thuộc chính vào các cảm biến thông qua chương trình đã được lập trình sẵn. Như vậy sẽ có câu hỏi là không phải các thiết bị (bộ cảm biến, van) đều có độ chính xác như nhau nên nếu cứ dùng một chương trình lập sẵn thì cũng có sai số do chính thiết bị trên gây ra. Hồi trước tôi có thấy có công ty lập trình cho hộp đen của ô tô (loại TURBO) đáp ứng đúng các thông số vật tư của xe và còn nâng thêm cả hiệu xuất. Thế cho nên 1 số nhà cung cấp xe khuyến cáo không nên sài phần mềm này vì nếu có sự cố họ không chịu trách nhiệm. Đặt giả thiết ở VN có công ty N lặp trình bộ ECU cho phép bạn đi 100km có 1.8L mà vẫn đảm bảo được độ gia tốc & tốc độ thì bạn tính sao? Có nâng cấp không? 7-8 Là cảm biến tốc độ & cảm biến độ nghiêng Phần kết: Như các phần nêu trên bao gồm có tới 8 bộ phận chính của hệ thống FI. Bài viết này cũng không mang tính chất liệt kê hết, chính xác mọi linh kiện của FI. Chỉ mong mọi người hiểu sơ về FI và trao đổi thêm xoay quanh làm thế nào để tối ưu chiếc xe ta đang dùng. Tôi nghe mọi người nói là xe ô tô loại TURBO hay xe máy FI đi vào chỗ nào ngập nước thì coi như toi luôn. Sau khi nghiên cứu hệ thống FI của xe SCR thì tôi nhận thấy bộ phận ECU có bị ngập nước cũng không sao hết do nó làm bằng vỏ kim loại bên trong được đổ keo ê bô xy giống như vi xử lý của máy giặt. Nên trường hợp gọi là toi thì không diễn ra khi đi vào những chỗ hơi ngập tí, trời mưa... Tất nhiên là ngập nước vào động cơ thì xe nào cũng toi. Trong quyển sổ bảo hành của hãng - bằng tiếng Trung, có trong đó 4 lần bảo dưỡng đáp ứng 1 năm hay 12.000km. Sau khi nghe vợ tôi dịch, tạm kết luận như sau: trong 4 lần bảo dưỡng không thấy có hạng mục kiểm tra và điều chỉnh ECU. Như vậy ECU tạm coi như là hộp đen - không điều chỉnh - không động đến. Nhưng xét cho cùng thì cơ sở bảo dưỡng của hãng Honda sau này có chế độ kiểm tra cho hệ thống FI tại VN không nhỉ? Phụ tùng sau này thay thế có đáp ứng không? Hay lại lắp cái chế hoà khí chạy kim xăng vì không có phụ tùng? Sau 3 hôm chạy xe có các cảm nhận của bản thân về xe SCR như sau: +/ Nhược điểm: - Nếu tải nặng thì giảm sóc kém - Gầm hơi thấp - Kim chỉ xăng không chính xác - sai số tăng giảm trong khoảng 2 vạch trên 1 đoạn đường ngắn. - Chưa thấy tiếng kêu của giảm sóc +/ Ưu điểm: - Độ vọt tốt so với giá tiền và một số dòng xe khác - Chạy ít xăng, đề dễ, tiếng nổ bé Như vậy, nếu khắc phục được 1 số nhược điểm thì cũng có 1 con xe tốt.