Sau bao lâu được phép có thai sau khi sinh mổ?

Tôi sinh bé thứ nhất bằng phương pháp sinh mổ vì khi chuyển dạ thai nhi nằm ngửa nên mặc dù đã chuyển dạ được mấy tiếng đồng hồ và đã mở được khoảng 8cm rồi nhưng thai nhi cũng ko tụt xuống được, nên các bác sĩ quyết định chuyển phòng mổ lấy thai. Vậy xin bác sĩ cho tôi hỏi, sau khi sinh mổ bao lâu thì đảm bao an toàn tối thiểu để có thai lần thứ 2, và lần 2 tôi cũng muốn sinh theo phương pháp mổ luôn, vậy tôi có thể đợi đến khi chuyển dạ mới mổ hay là phải mổ trước. Tôi muốn sau khoảng 15 tháng có thai lần thứ 2 thì liệu có được không? Thông tin thêm là tôi năm nay đã 30 tuổi và chồng 39 tuổi, nên muốn ổn định con cái sớm. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn. [right]Nguồn: webtretho[/right]
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn, Các bác sĩ khuyến cáo, phu nữ sau khi sinh mổ lần đầu nên đợi qua một năm mới tiếp tục sinh bé thứ hai. Bởi như thế sẽ an toàn cho vết mổ cũ hơn. Nếu mang thai trong khoảng 1 năm, vết mổ cũ có nguy cơ tổn thương do sự phát triển của bào thai mới. Nguy cơ toạc vết mổ cũ sẽ tăng nếu bạn tiếp tục mang thai sau khi sinh khoảng sáu tháng. Như vậy, nếu bạn dự định mang thai đứa thứ 2 cách 15 tháng so với bé đầu tiên là đã ở ngưỡng an toàn. Thực tế, một sản phụ có thể sinh mổ ba hoặc bốn lần. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi mổ trên vết cũ. Sinh mổ lần đầu thường mất 30 phút. Nhưng thời gian thực hiện phẫu thuật cho sản phụ sinh mổ lần hai có thể mất khoảng một giờ. Ngoài ra, cơ thể sẽ có nhiều sẹo hơn, gây mất thẩm mỹ. Việc đợi đến khi chuyển dạ mới mổ hay mổ trước cũng không ảnh hưởng nhiều đến vết mổ cũ, tùy theo sức khỏe của bạn mà bác sĩ sản khoa sẽ có chỉ định cụ thể. Thân mến, [right]Nguồn: webtretho[/right]
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước
Để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không nên sinh mổ quá 3 lần và nên đợi ít nhất là 1 năm sau sinh mổ hãy có thai trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ sản khoa không đồng tình với quan niệm này. Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Quá trình lành vết rạch phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường chỉ 3 tháng sau sinh là lành hoàn toàn. Trong thực tế, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, vết sẹo sinh mổ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra một số vấn đề sau này. Vết sẹo này liên quan mật thiết với việc sinh lần tới, bạn có thể sinh thường hay buộc phải sinh mổ. Bởi có nhiều bằng chứng cho thấy vết sẹo này có thể bị bục trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn. Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm. Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia. Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp “nhỡ” và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.