Cách trị chứng đau nửa đầu ở phụ nữ và trẻ em ?

Trần lê Nam
Trần lê Nam
Trả lời 15 năm trước
Bệnh đau nửa đầu thường gặp phổ biến ở nữ giới, lại mang các yếu tố di truyền và gia đình. Bệnh có những đặc điểm riêng, cần đặc biệt chú trọng trong chuẩn đoán, điều trị và dự phòng. Phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu cần phải chú ý điều gì? Chú trọng phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đau nửa đầu. Do tính di truyền của bệnh đau nửa đầu phần lớn bắt nguồn từ người mẹ sẽ tác động lâu dài đến các hệ kế tiếp cho nên phải điều trị kịp thời một cách nghiêm túc tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh. Đau đầu trong thời kỳ thai nghén và chu kỳ kinh nguyệt: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự liên quan của các yếu tố nội tiết ở bệnh nhân Migraine nữ với diễn biến của bệnh. Nói chung, kết quả nghiên cứu đã xác nhận được mấy điểm sau: - Các cơn đau nửa đầu tăng lên trong thời kỳ hành kinh. Có thể nói đây là một yếu tố khởi phát cơn đứng hàng đầu trong nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó người ta còn gọi là thể Migraine hành kinh. Ở những bệnh nhân này, cần có sự điều trị phối hợp với chuyên khoa nội tiết. - Ở bệnh nhân đang bị bệnh đau nửa đầu nhẹ, thủ thuật thắt buồng trứng có thể làm bệnh nặng lên nên cần phối hợp với chuyên khoa nội tiết nếu cần xử lý phẫu thuật đó. - Trong thời kỳ mang thai, bệnh đau nửa đầu giảm nhẹ hẳn. Trái lại, nếu bệnh không thuyên giảm, cần cho bệnh nhân khám chuyên khoa nội tiết để phối hợp điều trị. Dùng thuốc tránh phụ thai có ảnh hưởng gì đến bệnh đau nửa đầu không? Một số tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy khoảng 17% trường hợp dùng thuốc tránh thai làm bệnh nặng lên. - Một số phụ nữ chưa bị bệnh đau nửa đầu bao giờ, sau khi uống thuốc tránh phụ thai thấy xuất hiện cơn đau nửa đầu. Người ta cho rằng, thuốc tránh thai có thể có khả năng làm phát lộ ra một yếu tố bẩm sinh tiềm tàng của bệnh. - Một số tác giả khác lại nghiên cứu là cơn đau nửa đầu xuất hiện 2 - 3 ngày sau khi dùng thuốc tránh phụ thai đúng trước thời kỳ hành kinh. Tóm lại: Các bằng chứng khoa học trên đây chứng tỏ các yếu tố nội tiết có liên quan chặt chẽ với bệnh đau nửa đầu. Đau nửa đầu ở trẻ em Dù là bệnh hay xảy ra ở trẻ em, nhưng có thể không bắt gặp được, vì trẻ em trước độ tuổi nào đó (3 tuổi theo Bille) không biểu thị được các triệu chứng xảy ra. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ Migraine ở trẻ em dưới 10 tuổi là 2%, ở trẻ em 11 - 13 tuổi là 5 - 6 %, hiếm gặp bệnh trước 4 tuổi. Trước hết Migraie là bệnh của tuổi học sinh, trẻ em thường mắc bệnh trong các thời kỳ đi học. Con trai hay bị hơn con gái (60%) chỉ sau tuổi dậy thì nữ mới trội rõ. Migraine ở trẻ em bao giờ cũng là bệnh gia đình, thường di truyền từ người mẹ (72% theo B.Bille). Migraine trẻ em phát triển hồi quy, có 2 hoặc 3 tiêu chuẩn sau đây: - Đau có đặc điểm là đau một bên. - Buồn nôn. - Đau bụng có nẩy mạch. - Ngủ được bệnh sẽ bớt đi. - Mất hoặc tồn tại sau 14 -15 tuổi. Migraine ở trẻ em có 2 thể chính - Đau nửa đầu thông thường: Cơn đau bắt đầu đột ngột, đôi khi có triệu chứng đau vùng thượng vị, mặt xám xanh đột ngột xuất hiện trước. Đau đầu dữ dội mang tính chất nảy mạch, đau lan tỏa, hiếm gặp đặc tính đau nửa đầu như ở người lớn (chỉ có 1/3 trường hợp, hay thấy nhức vùng trán, đôi khi khó phân tích). Cơn kéo dài từ 1 đến nhiều giờ. Trẻ em tỏ ra mệt mỏi, khi nằm tìm nơi yên tĩnh và có bóng tối. Nếu trẻ ngủ được, thường khi thức dậy cơn sẽ hết. Tần số cơn rất thay đổi với từng trẻ em ngay trong quá trình tiến triển và trên cùng một đứa trẻ. Nôn xuất hiện làm dịu đau và có thể báo hiệu cắt cơn đau. Đau nửa đầu thể bụng (tiêu hóa) Trẻ em đột nhiên bị buồn nôn và nôn, đau bụng dữ dội, đau lan tỏa hay đau ở vùng thượng vị, quanh rốn. Đau bụng tiến triển thành cơn kịch phát. Khám thấy bụng mềm, hầu như loại trừ cấp cứu bụng, da xanh nhợt, cần nghĩ đến khả năng trẻ em bị Migraine. Nói chung chuẩn đoán sẽ chắc chắn nếu người ta biết rõ một trong hai người thân (bố hoặc mẹ) cũng bị Migraine mà trẻ em đó đã có cơn tương tự, hay các cơn đau đầu có tính chất rất khêu gợi nghĩ tới bệnh đau nửa đầu.
Cầm Uy Linh
Cầm Uy Linh
Trả lời 15 năm trước
Cách trị chứng đau nữa đầu thông thường của phụ nữ mà tôi đã áp dụng sau đây cũng rất hiệu quả: Bạn lấy 1 nắm lá ngãi cứu và một củ nghệ tươi giã nhuyễn vắt lấy nước hòa thêm nước đun sôi để nguội và chút xíu muối. Bạn uống mỗi tháng 1 lần vào giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thử nhé. Hiệu quả lắm đấy. Ngoài ra nó còn có tác dụng trị đau bụng kinh và làm da hồng hào nữa đấy!
leminhhoang
leminhhoang
Trả lời 15 năm trước
chia lam` 2 truong hop: Phu nu~ dau dau` do lam viec qua' thoi gian cho phep'( 8h/ngay ) , thuong` thi` do hoan` canh? gia dinh nen The Women thuong` co' gang lam tang ca cho den' 12h--->14h/ngay. Viec nay trai? qua 1 time dai` se? gay cho phu nu? cam? giac' khong binh` thuong[b]`( stress)[/b] co' the? se? bi tam than`. Loi`khuyen nenlam viec theo khoa hoc. ngu? nhieu`, dung vi` cai' loi truoc mat' ma` quen di ban? than. than men!!! Tre em thi` thuong` do hieu'dong ham choi, tri' nao~ phat trien? nhanh o? do tuoi ( 3--->16t ), tap trung vao` tivi nhieu. bienphap: cho tre xem nhung? chuongtrinh tivi phu hop ( 30p'/ngay ), nen di kham bac si? va` dieutri phu` hop.!!!
thái văn kỷ
thái văn kỷ
Trả lời 13 năm trước

Điều trị:Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hoà Can Tỳ. Đây là một bệnh mãn tính nên một điều quan trọng khác là phải bổ âm để tàng dương. Tuy nhiên trong bổ âm phải lưu ý đến kiện Tỳ vì những thuốc bổ âm tính mát có thể làm trệ Tỳ trong khi ở đây Tỳ Vị vốn đã suy yếu.Bài thuốc:Tiêu dao thang là một cổ phương có tác dụng hòa giải thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn.

Bài thuốc gồm: Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, Bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.Sài hồ 12 gr Bạch thược 12 gr Đương quy 12 gr Bạch truật 12 gr Phục linh 12 gr Bạc hà 4 gr Cam thảo 4 gr Sinh khương 4 gr (nướng qua)Riêng vị Bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nữa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.

Bạn có thể tham khảo chi tiết ở đây

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Đau đầu là bệnh thường gặp ở trẻ em và ngày càng trở nên phổ biến - đặc biệt là ở trẻ vị thành niên. Đau đầu ở trẻ em có nhiều loại khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tuổi dậy thì, bệnh này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nhưng sau khi khởi phát dậy thì lại thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Có một số kiểu đau đầu thường gặp ở trẻ em sau:

Đau đầu cấp (cơn đau đầu đơn thuần, kèm có hay không có tiền sử trước đó)

Nguyên nhân đau đầu cấp ở trẻ em thường là do: viêm hô hấp trên (có sốt hoặc không sốt), viêm xoang, viêm họng, viêm màng não (do vi rút hay vi khuẩn), migraine, cao huyết áp, lạm dụng chất gây nghiện (cocain), thuốc (methylphenidate, steroids...), độc chất (chì...), u não, não úng thủy, xuất huyết nội sọ...

Trong những nghiên cứu tại phòng cấp cứu về bệnh đau đầu của trẻ em, khi trẻ đau đầu có kèm theo một hay nhiều dấu hiệu như: thay đổi tri giác, cổ cứng, cử động mắt bất thường, liệt nửa người... Và những triệu chứng này đều có bệnh nền nghiêm trọng như xuất huyết nội, u não, viêm màng não.

Khi xuất hiện những cơn đau đầu cấp ở trẻ em, động tác can thiệp tức thì là nên đặt trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, phòng tối, đắp khăn ẩm lạnh trên trán, giấc ngủ thường là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

Đau đầu cấp - tái phát (kiểu đau đầu xen kẽ với những khoảng thời gian không triệu chứng)

Đau đầu migraine (có hoặc không có tiến triển) là dạng đau đầu cấp - tái phát phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ đau đầu migraine có biểu hiện đau đầu từ năm cơn trở lên, kéo dài 1- 48 giờ, đau cả hai bên hoặc chỉ một bên trán, thái dương; cường độ đau từ trung bình tới nặng, tăng lên khi thực hiện các hoạt động thường qui, đi kèm với ít nhất một trong các yếu tố như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc sợ âm thanh.

Điều trị migraine ở trẻ em được chia thành hai giai đoạn: các biện pháp chung và dùng thuốc. Biện pháp chung đầu tiên là phải khẳng định chắc chắn đối với bệnh nhân và người chăm sóc về nguyên nhân của đau đầu.

Những biện pháp trị liệu tổng quát khác bao gồm xác định và loại trừ các yếu tố khởi phát cơn đau đầu, điều hòa phong cách sống, tiến hành hành vi liệu pháp. Những yếu tố khởi phát đau đầu migraine phổ biến ở trẻ em là gián đoạn giấc ngủ, lỡ bữa ăn, lạm dụng thuốc giảm đau và stress.

Cũng nên lưu ý tình trạng nghiện hay cai nghiện caffeine có thể gây ra cơn đau đầu ở trẻ vị thành niên (có một số trẻ vị thành niên dùng nhiều loại nước ngọt có caffeine hay uống vài ly cà phê mỗi ngày). Đa số trẻ bị migraine không cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc điều trị hay không do bác sĩ quyết định.

Ngoài ra còn có các hội chứng đau đầu cấp - tái phát khác ở trẻ em và trẻ vị thành niên như: đau đầu kiểu căng thẳng (xảy ra ở trẻ em nhưng chưa có nghiên cứu nghiêm túc), đau đầu theo khúm (ít gặp ở trẻ em), do rối loạn khớp thái dương hàm, đau nửa đầu kịch phát (đặc trưng bởi những cơn đau nhiều quanh hốc mắt kéo dài 5-30 phút và xảy ra nhiều lần trong ngày), đau đầu vùng chẩm (đặc trưng bởi những cơn đau như dao đâm ở vùng cổ trên hay vùng chẩm và thường xảy ra khi gập cổ hay xoay đầu)...

Đau đầu mãn - tiến triển (tăng từ từ về tần suất đau và độ nặng)

Nguyên nhân là do trẻ bị u não, não úng thủy (tắc nghẽn hay thông thương), não giả u, áp xe não, bướu máu, túi phình mạch máu và các bât thường mạch máu, thuốc, độc chất... Đau đầu mãn - tiến triển có tiên lượng xấu nhất trong các kiểu đau đầu, liên quan đến việc gia tăng dần về tần suất và độ nặng của cơn đau theo thời gian.

Khi đau đầu có kèm theo thay đổi tình trạng tâm thần, bất thường của cử động mắt, méo đĩa thị, bất đối xứng về vận động hay cảm giác... phải nghi ngờ có bệnh lý nội sọ. Với những bệnh nhân đau đầu mãn - tiến triển phải được chẩn đoán hình ảnh để kịp thời có biện pháp điều trị can thiệp.

Đau đầu mãn - không tiến triển (mãn tính - hằng ngày, đau đầu thường xuyên)

Còn gọi là đau đầu mãn hằng ngày. Tỉ lệ bệnh ở trẻ vị thành niên là 0,2 - 0,9%. Nhiều trẻ vị thành niên bị đau đầu liên tục không dứt. Có khi đau đầu kéo dài hơn hoặc bằng bốn giờ và xảy ra trên 15 lần trong một tháng.

Với kiểu đau đầu này phải chú ý xác định các yếu tố làm khởi phát hay làm nặng thêm những cơn đau đầu ở góc độ nguyên nhân tâm lý và giáo dục. Từ đó có kế hoạch điều trị toàn diện (phân tích các thói quen ngủ, tập thể dục, chế độ ăn uống, học tập...) như tham vấn, xử trí stress, liệu pháp hành vi... Chú ý không nên dùng thuốc ngủ cho những bệnh nhân đau đầu mãn tính hằng ngày.

Đau đầu phối hợp (đau đầu cấp - tái phát chồng lên kiểu đau nền mãn tính - hằng ngày)

Đau đầu kiểu phối hợp là đau đầu migraine chồng lên nền kiểu đau đầu mãn tính hằng ngày. Điều trị tương tự như đau đầu mãn tính hằng ngày, kết hợp với tâm lý và hành vi liệu pháp, sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc dự phòng.

Hai Minh
Hai Minh
Trả lời 10 năm trước

Khi bạn bị đau đầu (đông y gọi là bệnh đầu thống, máu xấu, tây y gọi chung là chứng thiểu năng tuần hoàn máu não, thiếu máu não, đau đầu do rối loạn vận mạch, rối loạn tiền đình, trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, Migraine...) bệnh tuy không gây tử vong ngay nhưng nó làm cho bạn rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh buồnbực, nhìn cuộc đời bi quan chán nản, người mắc bệnh này hay cáu gắt vô cớ gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với mọi người, cơn đau rất khó chia sẻ… (chỉ thày thuốc và người bệnh mới hiểu kỹ bệnh này), đôi khi còn bị hiểu lầm là đau giả vờ...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu:Thời tiết thay đổi thất thường tác động vào sự quá nhạy cảm của mạch máu, môi trường ô nhiễm, tiếng ồn, thực phẩm nhiễm hóa chất gây xơ vữa mạch, do di truyền (chiếm tỷ lệ nhiều) do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hệ thống mạch máu não hình thành các mảng bám gây hẹp, có nhiều nếp gấp biến dạng, máu lưu thông chậm tạo các cục huyết khối lắng cặn gây tắc mạch máu não,do trầm cảm, căng thẳng thường xuyên sự tuần hoàn máu cơ thể kém, do phải tập trung cao độ làm việc lượng oxy theo máu không cung cấp đủ cho não; Bình thường có khoảng 0,7 lít máu chảy qua não trong 01 phút (50ml / 100g não / 01phút ; Não cần 25% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể, trọng lượng não trung bình 1400g, khi máu được cung cấp dưới mức 40 ml / 100g não - thì tổ chức não bắt đầu ức chế gây đau) do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu lên não, do áp lực cuộc sống dẫn đến stress...
Khi bạn và người thân đau đầu, thường hay kèm theo các triệu chứng như: Hoa mắt, nhức mắt, giảm thị lực, hay ngáp, hắt xì, buồn nôn, da xanh nám, tóc gẫy rụng nhiều, kinh nguyệt không đều - đau bụng kinh ở nữ giới, yếu sinh lý ở nam giới, tiểu đêm, nước tiểu vàng, chân tay lạnh, tê nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, chóng mặt, say tàu xe, huyết áp thấp và tụt huyết áp, khó ngủ, ngủ hay mơ, giảm trí nhớ, đau nặng đầu dữ dội, bệnh nhân đau đớn hoảng loạn... Bệnh hay biến chứng thêm sang viêm xoang, ù tai, viêm mũi - họng, bệnh về dạ dày tiêu hóa; Cơn đau tái phát theo chu kỳ có thể hàng năm, hàng tháng, khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2-3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mãn tính, bệnh nhân thường hay chịu đựng đau đớn một mình làm cho bệnh càng nặng thêm, tình trạng bệnh kéo dài các tế bào não không được cung cấp đủ oxyvà chất dinh dưỡng cần thiết sẽ teo lại gây ra bệnh trầm cảm, nhũn não, các nút tắc lâu ngày đông cứng lại thành các khối u tạinão hoặc các cơquan có mạch hẹp khác, gâybiến chứng như liệtthần kinh khó hồi phục. Khi có nhiều nút tắc áp lực máu sẽ dồn nén các mạch còn lại...làm tăng huyết áp, gây tổn thương các cơ quan như: Mắt cận, giảm thị lực, hở van tim, tim hồi hộp đập nhanh, run chân tay, đổ nhiều mồ hôi, thận yếu…; Tiêu hóa kém gây biếng ăn dẫn tới thiếu máu, máu xấu… - Từ đó vòng luẩn quẩn dẫn tới bệnh càng nặng thêm...quá trình dùng nhiều loại thuốc gây tái phát nhiều lần (không chữa cái gốc của bệnh) đẩy người bệnh đến bi quan, mất niềm tin khi chữa bệnh, không lối thoát…; Bệnh không phân biệt tuổi, giới tính, bệnh này nữ nhiều hơn nam, bệnh này chiếm khoảng 10% dân số, người lao động trí óc, ít vận động, kén ăn, dinh dưỡng kém, suy nhược cơ thể, khó tính, trầm cảm thường xuyên bệnh nặng hơn.

Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống – suy nghĩ tích cực hơn, đơn giản hóa cuộc sống không cầu toàn, sống hòa đồng, làm việc ăn ngủ điều độ, năng tập thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi làm việc một tư thế quá lâu, tập dưỡng sinh làm lưu thông kinh lạc, khí huyết rất tốt cho cơ thể, hạn chế cáu gắt, hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá, tăng rau xanh giảm mỡ, cần bổ sung các vi chất nhưmagie, kẽm, sắt, vitaminK, B6... (có nhiều trong thức ăn dạng hạt như : hạt điều, hạt dẻ, hạt bí, các hạt họ đậu...) Khi đau cần nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng động rung lắc mạnh, xoa bóp mát xa nhẹ vùng đầu cũng làm cơn đau giảm, dùng gối đầu thấp để máu về não dễ dàng hơn; Không cố tăng liều lượng thuốc giảm đau như paracetamol… khi thấy thuốc giảm hiệu lực, các gốc thuốc này rất hại gan, thận, dạ dày... thuốc này chỉ giảm đau cắt cơn được thời gian ngắn - Bệnh này tây y chưa có thuốc đặc trị.
(nếu có điều kiện nên đi chụp CT hoặc MRI để kiểm tra mức độ biến chuyển của bệnh)
Căn nguyên chính là do máu xấu, các mảng bám làm mạch máu hẹp dần, do máu đặc keo lại (thường do chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất)lượng máu do tim bơm lên não bị thiếu, hoặc do mạch máu có xu hướng viêm tắc nghẽn gây đau …. ; ĐAU ĐẦU CHỈ LÀ BIỂU HIỆN RÕ NÉT VÀ KHÓ CHỊU NHẤT TRONG HÀNG LOẠT TRIỆU CHỨNG NGƯỜI BỆNH MẮC PHẢI - Đừng ngại vui lòng gọi số điện thoại nóng:0983.79.1900 (từ 06 sáng đến 22 giờ đêm tất cả các ngày trong tuần) gặp A .Hậu sẽ được tư vấn miễn phí - hướng dẫn phòng bệnh, nhận điều trị tận gốc, dùng uống một đợt là khỏi.
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị - Dùng thuốc nam với bài THUỐC GIA TRUYỀN do chính chủ nhânthu hái trong rừng về chế biến thành dạng TRÀ THẢO MỘC (uống như nước trà - thay nước vẫn uống hàng ngày) đun sôi sau vài phút là dùng được, dễ uống, thuốc nam hoàn toàn, chỉ phơi khô chế biến, không chất bảoquản,không tác dụng phụ.
Trà thuốc sẽ làm máu lưu thông tốt hơn, phục hồi trí nhớ, mài mòn làm tan các nút tắc nghẽn, khơi thông mạch máu toàn cơ thể, cung cấp đủ máu tới mọi nơi cho não, cảm giác đau sẽ hết (KHÔNG TÁI PHÁT TRỞ LẠI - Chữa tận gốc chứng bệnh - Đó là đặc tính quan trọng nhất của bài thuốc) Ngườibình thường có thể dùng hàng ngày như dạng trà thuốc phòng ngừa bệnh, cải thiện trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ máu - cân bằng công thức máu, tăng tuần hoàn, thông kinh lạc, giảm đau nhức mỏi ...

Trà thuốc uống hàng ngày trong thời gian từ9 đến15 ngày nếu ở xa sẽ chuyển theo đường bưu điện (luôn chuyển phát nhanh )bình thường gửi trà từ Bà rịa Vũng tàu tới Hà Nội mất khoảng 48 giờ, giá 200.000đ/01 liều uống (thanh toán sau khi nhận trà thuốc, sẽ kèm theo hướng dẫn chi tiết cách dùng). A. Hậu - TRÀ THUỐC GIA TRUYỀN; Địa chỉ : Ấp 4, xã Bàu lâm, huyện Xuyên mộc, Bà rịa vũng tàu; Email:trathuocgiatruyen@yahoo.com.vn

Ngoài bệnh đau đầu, nếu có các bệnh khác gọi để được tư vấn chữa trị.

Xin cảm ơn đã dành thời gian đọcchỉ dẫn này - Có thể bạn không có bệnh đau đầu, máu xấu nhưng hãy lưu số điện thoại nóng 0983.79.1900 có đôi lúc quý vị cần giới thiệu cho người thân (chưa có điều kiện tiếp cận thông tin )đang phải âm thầm chịu đau đớn vì căn bệnh này.