Cách phòng chống tiêu chảy ngày hè?

Không biết sao cứ đến mùa hè là em bị tiêu chảy các mẹ ạ. Ăn gì cũng khó chịu, ra ngoài hết nên người gầy hom hem, mệt mỏi, thiếu sức sống lắm.

Các mẹ có cách gì để điều trị và phòng chống tiêu chảy ngày hè chỉ giúp em với. Em cảm ơn các mẹ. 

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Bệnh do virus tiêu chảy gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn. Bệnh xuất hiện trong cả năm nhưng nhiều nhất vào mùa hè vì vào mùa này việc bảo quản thức ăn khó, thức ăn nhất là ở những nơi như quán ăn, cỗ bàn rất dễ bị ôi thiu, khả năng nhiễm khuẩn lớn.

Bệnh tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn vào trong cơ thể nhiều hay ít. Biểu hiện đầu tiên là người bệnh đi ngoài liên tục, mất nước, có thể bị sốt nhẹ, nhưng chưa tới mức báo động. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn với các biểu hiện cơ thể suy kiệt, mắt trũng, nôn mửa v.v... Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới suy tim, tử vong.

Vì vi rút gây tiêu chảy vào cơ thể theo đường ăn uống nên biện pháp phòng bệnh vẫn là thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Khi bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy, lượng nước trong cơ thể mất đi rất nhiều, vì vậy biện pháp đầu tiên là phải bù nước, điện giải orizon và sau đó đưa bệnh nhân tới các cơ quan y tế chữa trị.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước
Bệnh tiêu chảy xuất hiện quanh năm, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy là do uống nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không đủ và không đúng cách, không gian sống không sạch sẽ.

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa Hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Vì tác nhân gây tiêu chảy vào cơ thể theo đường ăn uống nên biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất vẫn là thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường thật tốt, chọn thực phẩm an toàn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…

Phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

Đối với vùng có dịch, cần có cách xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt:

- Xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5mg/lít nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25 - 30%, cần dùng với nồng độ 10mg/lít. Lưu ý: Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.

- Nước ăn uống, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn lại sau khi đã khử trùng.

- Ở các khu vực thành thị cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước máy, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn (đến các hộ gia đình) đúng tiêu chuẩn quy định là 0,3- 0,5mg/lít.