Nuôi cá rồng có khó không các bác??

Trả lời 16 năm trước
Từ kinh nghiệm thực tế và các bài viết thú vị của các "tiền bối" trên các trang WEB tôi thấy nuôi cá rồng cần chú ý những điều sau: * Nhiệt độ cần cao: 28 đến 30 độ C * Chất nước trong sạch tốt, PH Tùy loại rồng: Kim long, ngân long PH=7 đến 7,5. Hồng huyết long PH =6,5 đến 7 là tốt. * Nước tĩnh,nước nông(tỷ lệ theo chiều dài cá), đủ khí. * Không nên để cá rồng nhìn thấy ảnh của chính mình đáy. * Không nên để vật như non bộ cảnh trong bể tránh cá va chạm trầy sước bong vẩy. * Cho cá ăn điều độ vừa phải tránh lớn mau quá so với tuổi của cá. * Cho cá được nhận ánh sáng đèn phù hợp với màu loại cá cần kích thích lên màu đó(số giờ/ngày) * Khi thay nước trong bể không nên thay hết toàn bộ.Tránh quá chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi thay nước.Kiểm tra PH và nếu có những biểu hiện bất thường của cá khi đang thay nước thì nên dừng lại ngay.....
Lê Xuân Hùng
Lê Xuân Hùng
Trả lời 12 năm trước

Nếu bạn đã chọn cá rồng làm cá cảnh để nuôi thì bạn phải bỏ thời gian để chăm sóc nó. Nói chung nó không đơn giản như bạn nuôi cá vàng hay cá lia thia.

Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 0XI giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.

Một số ý trao đổi cùng bạn!

Aquagreen
Aquagreen
Trả lời 12 năm trước

Nuôi cá Rồng khó mà cũng dế. Để nuôi được một chú cá Rồng đẹp bạn nên chuẩn bị những vật dụng sau:

+ Bể: kích thước của bể : chiều dài 1.5 - 2.0m, chiều rộng 0.6- 0.8m, chiều cao 0.81m

+ Hệ thống lọc tràn 3 hoặc 4 ngăn, 3 ngăn để bỏ vật liệu lọc: nham thạch, bùi nhùi, bông lọc trắng và một ít hạt kanes... và ngăn còn lại là máy bơm

+ Máng đèn đi với bể: nếu Huyết Long thì dùng bóng hồng, Kim Long quá bối dùng đèn vàng, còn HB có thể sử dụng kết hợp trắng vàng..., tùy theo các dòng khác nhau mà sử dụng đèn khác nhau.

+ Sủi, sấy, máy tạo luồng, nhiệt kế.

Sau khi có hệ thống bể đèn điện tốt, bạn có thể nuôi cá. Trong quá trình nuôi cá bạn nên lưu ý:

+ Nhiệt độ cá rồng luôn được ổn định: 28 - 32 độ, về mùa đông phải duy trì nhiệt độ ổn định là 32 độ.

+ pH: đối với Huyêt pH tốt 6.5 - 7, đối với Kim Long quá bối: 7 - 7.5

+ NH3 luôn ở mức an toàn: nếu vượt ngưỡng nó dễ bị xù vảy.

Thức ăn bạn có thể cho ăn các loại: tôm, nhái, thịt bò....

Chúc bạn có một chú cá Rồng đẹp.

thachanh
thachanh
Trả lời 12 năm trước
Kinh nghiệm nuôi cá rồng

Ai đã từng chơi cá Rồng sẽ đồng ý rằng ánh sáng toàn giải hay còn gọi là ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng màu sắc và làm cá Rồng đẹp hơn

Ánh sáng cũng giúp cho cá có được khả năng chuyển hoá trong cơ thể, nếu không có anh sáng toàn giải hoặc ánh sáng mặt trời, cá sẽ không hấp thu được Vitamin D qua da cá và như thế thì chắc chắn cá sẽ thiếu Calcium trầm trọng, và điều đó có thể làm cho cá chậm lớn hoặc giảm thiểu khả năng phòng chống bệnh tật.

Ban đêm cũng cần thiết và không thể thiếu như ánh sáng vậy, Mặc dù cá ngủ không cần nhắm mắt, nhưng cá cũng cần ngũ và yên tĩnh. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến cá bị stress. Cá bị nhốt trong môi trường tối tăm sẽ phát triển không bình thường như cá được ngủ theo chu kì mỗi ngày sáng và tối. Do vậy trong môi trường nuôi dưỡng, điều kiện ánh sáng tốt nhất là 16 tiếng mở đèn và 8 tiếng tắt đèn. Mở đèn nhiều trong thời gian dài cũng giúp rêu xanh phát triển, giúp tiêu hoá bớt lượng nitrit trong hồ.

Bộ Lọc - FILTRATION

Bộ lọc thường ở là loại 2 tầng, thứ nhất là lọc thô, sẽ lọc những chất lơ lửng mắt có thể thấy được, thứ 2 lọc giảm các hoá chất hoặc chất nitrogenous thải ra từ cá.
Chất nitrogenous này được hình thành do quá trình phân hủy Protein trong thức ăn, hoặc còn thừa mà cá không tiêu thụ hết. Khi chất này được thải ra sẽ hình thành chất Ammonia, chất này sẽ được tiêu thụ bởi các loại vi sinh sống trên bề mặt của các chất liệu lọc. Rất nhiều loại lọc khác nhau, lọc sỏi, lọc canister, lọc khô-nước, lọc cát, lọc bông lọc và có cả lọc tảo nữa. Bộ lọc cũng đồng thời tạo ra luồng nước trong hồ và tăng thêm lượng Oxy cho cá.

ULTRAVIOLET STERILIZATION

Bộ khuấy nước bằng Đèn cực tím được xem như là một dạng lọc khác. Nước được bơm qua một lòng xy lanh có gắn các đèn tia cực tím được bảo vệ bằng lớp kính thuỷ tinh trong suốt. Tia cực tím mạnh phát ra xuyên qua lớp nước, các bước sóng của đèn sẽ phá hủy các DNA của vi khuẩn và vi sinh. Loại lọc này không lọc hoá chất hay các chất thô, nhưng rất hiểu quả để lọc tiêu diệt khuẩn và các loại tảo trong nước, làm cho nước trong và sạch. Nhiều loại lọc có khả năng tiêu dịêt được cả mầm bệnh như Ichthyophthirius multifilis (ngứa?, đốm trắng ở cá - white-spot disease).

Sử dụng đèn Tia tực tím còn có khả năng phòng ngừa bệnh cho cá, tôi đã tham quan nhiều trại cá Rồng, trước khi cấp nước hay sử dụng nước nuôi cá, chữa bệnh cho cá, nhiều trại đã cho nguồn nước chạy qua hệ thống lọc nước bằng tia cực tím cũa họ.

Nếu bạn nào có điều kiện hãy trang bị cho mình một máy lọc loại này, hoặc tự chế lấy.

WATER QUALITY - Chất Lượng Nước

Quản lý chất lượng Nước là một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi nuôi dưỡng bất kể loài cá nào. Những yếu tố cần quan tâm nhiều nhất là
lượng
1. Ammonia,
2. Nitrite,
3. Nitrate,
4. Carbonate Hardness,
5. PH,
6. oxygen,
7. và nhiệt độ.

THE NITROGEN CYCLE - Chu Kỳ Nitrogen

Ammonia, nitrite, và nitrate là những chất được hình thành vào tạo ra trong quá suốt quá trình gọi là chu trình Nitrogen, những ai hiểu được và kiểm soát dược qui trình này là mấu chốt để quản lý được nước có chất lượng tốt cho cá. Chu trình Nitrogen là quá trình các vi khuẩn có ích tiêu thụ bớt các chất thải của cá và biến chúng thành một tổ hợp các chất ít độc hơn cho cá. Trước nhất là nó làm giảm lượng Ammonia, biến chất này thành nitrite, và biến chất nitrite thành nitrate. Cây xanh sẽ sử dụng chất nitrate này như một dạng phân bón. Hoặc người nuôi muốn giảm lượng nitrate này thì chỉ cần thay nước thường xuyên cho hồ. Ammonia (NH3) thì chủ yếu được sinh ra từ chất thải của cá, và là chất khởi đầu cho chu trình chuyển hoá nitrogen. Chất thải từ cá chỉ tạo ra khoảng 25% ammonia, nhưng qua mang lọc của cá thì thải ra 75% lượng ammonia. chất ammonia này không rời khỏi cá mà lại tồn trong máu cá, khi nước có quá nhiều chất ammonia thì do ammonia không bài tiết khỏi cá mà nằm trong máu dẫn đến cá bị trúng độc trong máu và cá sẽ chết. Ammonia được loại bỏ trong môi trường bởi loại khuẩn tốt gọi là nitrosomonas sống trong môi trường nước và bám vào các bề mặt của hồ hay máy lọc. khuẩn Nitrosomonas loại bỏ khí hydrogen ions (H+) và thay thế với phân tử (02), tạo th2nh nitrite (NO2)

Sự cần thiết Oxy cho quá trình này được mô tả như hình bên dưới:

NH3 + (O2 đòi hỏi)??do vi khuẩn (Nitrosomonas)??-> NO2 + 3H +

Cả ammonia và nitrite có thể được phát hiện bằng cách dùng các dụng cụ thử nghiệm nước có bán tại các cửa hàng bán cá. Một hồ cá đã qua giai đoạn roda thì hai chỉ số về Ammonia và Nitrtite bằng Zero.

Như chúng ta cũng thấy, loại vi khuẩn có lợi Nitrosomonas chuyển hoá ammonia qua thành nitrite. Nitrite được phân hủy bằng một loại vi khuẩn có ích khác gọi là vi khuẩn Nitrobacter và loại vi khuẩn này rất nhạy cảm với chất lượng nước. Nó sẽ chết bớt nếu trong nước thiếu Oxy hoặc nước quá ấm hoặc quá lạnh, hoặc trong nước có cá hoá chất khác như thuốc chữa bệnh cho cá, muối... Khi loại vi khuẩn này chết hoặc chậm phát triển, bạn sẽ thấy trong nước xuất hiện lượng nitrite tăng trong hồ. Nitrate là chất cuối cùng trong quá trình chuyển hoá bởi vi khuẩn. Và nếu chuyển hoá hiệu quả thì chất này sẽ là phân dùng cho cây thủy sinh. Nitrate với sự có mặt của Phosphates là chất phân phù hợp cho hầu hết các loại cây. Và trong hồ cá Rồng có lẽ chất này chỉ để phục vụ cho sự phát triển của rêu. Hồ cá khi hoàn thành qúa trình Roda và tạo ra lượng vi khuẩn cần thiết cho quá trình chuyển hoá trong khoảng 4 - 6 tuần. Và khi đó bạn có thử lượng nitrate trong hồ, khoảng dưới 50PPM là thích hợp, hoặc bạn thường xuyên thay nước cho cá.


PH - Độ PH - Độ trung tính của nước

Biểu tượng PH là viết tắt của (potential of hydrogen) lượng ions Hydrogen tự do trong nước.
PH được gọi trung tính là 7.0. Và như thế nếu lượng Hydrogen này giảm trong nước thì độ PH sẽ tăng và nếu lượng Hydrogen này nhiều hơn thì PH giảm. Nước với PH cao hơn 7.0 thì gọi là nước Kiềm, và nước có PH thấp hơn 7.0 thì gọi là nước axít. Cá và các thủy sinh thường sống trong môi trường có độ PH từ 5.5 - 9.5. Độ PH trong máu cá và người khoảng 7.4. PH có thể kiểm tra bằng các công cụ test rất đơn giản. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PH. Vi khuẩn notrsonomas sau khi tách phân tử Hydrogen từ Ammonia đển sản sinh ra Nitrite. Lượng Hydrogen được giải phóng này tích tụ trong nước và như vậy làm giảm độ PH, và như thế các khoáng chất sẽ kết hợop với Hydrogen và giảm lượng Hydrogen trong nước, dẫn đến PH lại tăng. Các loại cây mục trong nước thường sẽ tích các chất khoáng và kim loại trong thân cây, và như thế thường thì nó sẽ không thể hấp thụ thêm các Ions Hydrogen, nhưng khi các gỗ này mục rã lại giải phóng nhiều ions này. Và như thế 2 yếu tố kết hợp lại làm cho PH sụt giảm. Cây thủy sinh thì lại sử dụng CO2 trong suốt quá trình quang hợp và như thế lại làm tăng độ PH. Đêm đến, Cây thủy sinh sẽ không hấp thụ CO2 lại làm giảm độ PH, Cá Rồng và vi khuẩn thì sử dụng Oxy và sản sinh ra CO2 liên tục và lại làm giảm độ PH. Và như thế chu trình này cứ diễn ra liên tục trong hồ cá, nhưng cuối cùng thì dư lượng của chất thải nhiều hơn dẫn đến giảm độ PH.


CARBONATE HARDNESS - Độ cứng Vôi Carbonate

Là phân tử chịiu trách nhiệm ổn định độ PH và chúng ta gọi đó là phân tử Carbonate. Phân tử Carbonate là diễn giải như tổng độ kiềm (TA) trong nước hoặc Độ cứng Carbonate (KH).
Carbonates thường được hình thành từ nhiều nguồn, trong thiên nhiên thì được sản sinh từ sự bào mòn đá của nước. Chẳng hạn như đá vôi và thạch cao thì giàu chất carbonate, sò ốc và cả san hô cũng có nhiều chất vôi. Và khi tan rữa, nó cũng giải phóng thêm các chất như canxi, magie vào trong nước. Thành phần Carbonate thì tồn tại và cân bằng với môi trường. Khi Hydrogen Ions trở nên thừa thãi, do qua quá trình phân giải của khuẩn nitro, Carbonate sẽ kết hợp với các Hydrogen thừa này và ngăn không để PH rớt quá nhanh. Khi môi trường thiếu hụt Hydrogen ions thì Carbonate lại giải phóng một ít vào môi trường, và nhu vậy chức năng của Carbonate như là một vùng đệm luôn tìm cách cân bằng độ PH trong nước. Bởi tính quan trọng này của Carbonate, rất cần thiết cho chúng ta có một bộ test kit để đo độ cứng của nước hay còn gọi độ Alkaline. Kết quả test có thể khác nhau do từng vìng miền khác nhau. Độ Alkaline trong khoảng 100 PPM hoặc hơn sẽ giữ cho PH ổn định trong thời gian dài. Độ Alkaline dưới 50 PPM bạn cần phải bổ sung thêm san hô, đá vôi, nếu không sẽ dẫn đến độ PH sụt giảm hoặc giảm đột ngột. Nhưng cũng không nên có độ Alkaline quá cao chẳng hạn từ 300 PPM trở lên sẽ làm cho cá không hô hấp được qua mang, hoặc mang phải làm việc quá sức. Độ Alkaline thiếu hụt cũng làm giảm độ PH đột ngột và sẽ giết cá của bạn.

Một ví dụ cho bạn thấy tầm quan trọng của chất Carbonate trong nứơc nuôi cá của bạn.

Bạn vừa thay nước cách nay hai tuần, và ở thời điểm đó lượng Carbonate đủ (>100PPM) trong hồ cá của bạn. và như thế bạn cho cá ăn bình thường, máy lọc thì có nhiệm vụ lọc các chất bẩn và đồng thời chuyển hoá ammonia thành nitrite rồi qua nitrate, trong suốt quá trình chuyễn hoá Hydrogen được giải phóng và sẽ đươc carbonate hấp thụ. Bạn cảm thấy cá vẫn sống khoẻ và bơi bình thường và khi kiểm tra PH bạn thấy ổn định. Và khi qua tuần thứ 3 hoặc thứ 4, lượng carbonate bị cạn kiệt, và chỉ qua một đêm, CO2 được thải ra từ cá và rêu, thiếu Oxy trầm dẫn đến các vi khuẩn có lợi không hoạt động được, ammonia tăng cao, còn PH thì giảm xuống 5.5 chỉ trong khoảng thời gian ngắn và giết chết cá.

Anhnhxxi-ABV
Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Tiến
Trả lời 12 năm trước

Cách chăm sóc chú cá rồng đầu tiên

Cuối cùng thì bạn đã quyết định nuôi cá Rồng giống như tôi. Hay là bạn đang ngắm nghía những chú cá Rồng ở những tiệm cá và khi có cơ hội là bạn sẽ quyết định mua một chú Rồng thật là đẹp và hồi hộp khi mang chú Rồng đầu tiên về nhà.

Cá Rồng lớn rất nhanh và có thể lớn hơn 60cm với chế độ nuôi dưỡng thích hợp. Hầu hết cá Rồng đạt kích thước tối đa sau 1.5 năm đến 2 năm tuổi. Hãy chọn hồ lớn nhất trong điều kiện mỗi khi có thể. Tôi hiện đang sử dụng hồ 1,5m cho mỗi chú cá Rồng. Nhưng thực sự với kích thước đó cũng chỉ có thể nói vừa đủ cho chú Rồng của tôi. Vì theo cách tính đơn giản nhất của tôi thì mỗi 1 inch chiều dài cá thì tối thiểu cần 4 gallon nước, như vậy qui ra 1inch = 2.5cm x 4 gallon x 4(mỗi gallon = 3,9 lít) vậy => cá tôi nay đã hơn 60cm => tối thiểu tôi cần hồ khoảng 640 lít. Tương đương hồ có kích thước 180 x 60 x 70. Tôi thì thích các chú cá của tôi có thể đạt kích thước tối đa khoảng 65 - 70 cm.

Mỗi khi muốn nâng cấp hồ lên như mong muốn thì chi phí hồ mới, bao gồm cả thiết bị và chân tủ đẹp có khi còn đắt hơn cả chú cá của tôi làm tôi hết sức đắn đo suy nghĩ. Do vậy hãy cân nhắc thật kĩ khi bạn bắt đầu mua chiếc hồ đầu tiên. Hãy chọn loại có thể dùng lâu dài cho chú Rồng của mình.

Thật không dễ dàng chút nào khi chọn cá trong cả một bầy cá. Khi cá Rồng còn bé thì rất khó đoán được khi lớn chú cá ấy sẽ như thế nào. Vì vậy hãy chọn mua từ những nơi uy tín và có chứng nhận nghiêm chỉnh. Trước khi chọn cá, bạn nên tham khảo trước các hướng dẫn của những người đi trước, hoặc tìm đọc trên Internet, tựu chung khi chọn cá bạn nên chọn những chú có đầu spoon Head, Lưng cao, màu sắc nổi trội và dáng bơi thanh nhã. Nếu có thể hãy rủ người nhiều kinh nghiệm hơn theo cùng. Nhưng quyết định cuối cùng thì cũng vẫn là bạn. :-).

Khi bạn đã quyết định chọn mua chú Rồng nào, thì bạn có thể mang ngay cá Rồng về nhà, nếu chủ cá chưa cho cá ăn quá no, hoặc bạn có thể đặt cọc tiền và quay lại đón chú cá của mình vào ngày sau

Chuẩn bị hồ và các thiết bị trước khi mang cá về:

Đầu tiên bạn cần một số thiết bị cơ bản như, máy lọc nước, nên chọn loại có khả năng lọc 3 - 4 lần số lượng nước trong hồ mỗi giờ. Nhằm đảm bảo lượng nước được lưu thông tuần hoàn tốt cho cá. Máy bơm oxy, nếu có thể nên chọn loại khi cúp điện máy vẫn hoạt động trong khoảng 3 - 4 giờ. Nếu là hồ mới bạn nên theo các bước đơn giản sau để làm sạch hồ cho cá trước khi đưa cá vào.

1.
Ngâm hồ với dung dịch muối, cứ 500g/100 lít ngâm trong khoảng 3 ngày - 1 tuần. sau đó xả bỏ nước này, nhớ trước khi xả bỏ, bạn nên vệ sinh các bụi bám và các keo thừa còn xót lại trong hồ. Không dùng bất kì hóa chất nào khi vệ sinh hồ cá, như xà bông, thuốc lau kính... dù chỉ còn một lượng rất nhỏ xót lại trong hồ cũng có thể giết chú cá của bạn

2.
Cho nước mới vào và thêm 300g muối/100 lít nước, để máy lọc và sủi hoạt động liên tục sau 3 ngày để gia tăng thêm oxy và làm bốc hơi chất Clor trong nước. Lúc này bạn có thể đưa cá về.

3. Khi hồ cá về bạn nên chọn chỗ thuận tiện nhất khi thay nước và ổn định nhất, vì di dời thường xuyên và ít thay nước cho cá sẽ không cho bạn chú cá đẹp như mong muốn.

4. Thêm một ít nước black water (lá bàng)

5. Kiểm tra độ PH, Amoni và Nitrite trong hồ, đối với hồ mới thường các vi khuẩn có lợi chưa thể sản sinh đủ để có thể loại bỏ các chất Amonia hoặc nitrite trong hồ. Do vậy thường xuyên thay nước sẽ giúp bạn trong vài tuần đầu loại bỏ các chất bất lợi cho cá đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Nếu cá có triệu chứng ù lì và nhìn có vẻ bệnh trong 1 hay 2 tuần đầu có thể là do chất nitrite và Amonia quá nhiều trong bể. Khi đó bạn nên kiểm tra nước và thay một lượng nước khoảng 20 - 30%.

Cá Rồng là loài cá rất khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị hồ kĩ và nếu mong muốn nhanh chóng tạo ra loại vi khuẩn có lợi thì có thể cho ít vitamin vào hồ, cũng sẽ giúp cho tảo và vi sinh phát triển rất nhanh, tránh dùng quá liều không cần thiết.

Nhớ không nên dâng nước quá cao trong hồ, chỉ cần 1/2 - 3/4 là đủ vì cá Rồng nhảy rất cao, và nếu bạn để nước thấp vừa đủ cá sẽ không bị va vào các thanh giằng trong bể, có thể làm cá sứt vây.

Khi đem cá về nhà:

1. Đầu tiên bạn nên để nguyên cá trong bịch và bỏ cả bịch vào hồ trong khoảng từ 15 - 20 phút. Điều này sẽ giúp cá làm quen với nhiệt độ mới của hồ một cách từ từ và an toàn. Nhớ nếu nhiệt độ hồ quá thấp bạn nên có máy sưởi và chỉnh nhiệt độ trong khoảng 26 - 30 độ.

2. Để tránh cá bị sốc với môi trường nước mới, hãy mở bịch cá và rót khoảng 1 cốc nước từ hô vào bịch cá và lại cột chặt bịch lại và để như vậy trong khoảng 10 phút. Bạn có thể lập lại thao tác này 2 -3 lần. Nếu thấy cá vẫn bình thường. Lúc này bạn có thể mở nắm bịch và để cá từ từ bơi ra khỏi bịch và cá sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới mới của nó.













3. Ngày đầu tiên bạn không nên cho cá ăn ngay, hãy quan sát và khi cá bắt đầu có biểu hiện lùng sục thức ăn thì bạn chỉ nên cho cá ăn một lượng thức ăn nhỏ và để sau 2 - 3 tuần cá đã khỏe lại bình thường khi đó có thể cho cá ăn tùy thích.

Sưu tầm