Khi nhà bị lún lệch ta phải xử lí thế nào?

khi xây một ngôi nhà trong mùa nắng, lúc đó nhà ko xảy ra hiện tượng lún lệch. Đến mùa mưa bị lũ lụt thì nền đất bắt đầu có hiện tượng lún lệch, ở phần nhà có hầm phân thì bị lún nhiều hơn. Vấn đề đặt ra ở đây, ta phải làm gì để xử lí bây giờ tường nứt và trần bị nứt? Nếu trước khi xây ta có thể dùng biện pháp nào để tránh được hiện tượng lún ko điều ko giữa phần nhà ko có hầm phân và có hầm phân? Khi lấy mẫu đất thì ta có phải ngâm mãu đất 2 đến 3 ngày như khi bị lũ ko? để có được chỉ tiêu cơ học của đất ko? Bởi khu vực miền trung này năm nào mà chẳng có lụt. Nước ngâm 2, 3 ngày là chuyện thường.
Trả lời 15 năm trước
vấn đề xử lý sự cố nền móng sau khi thi công đã đcj rất nhiều sư cụ nhà ta viết thành sách nhưng hầu hết với nhà xây chen và dân tự xây thì kinh phí cho việc sửa chữa nhiều khi "tiền vá quá tiền may". thông thường sự lú lệch xảy ra do mấy nguyên nhân: 1. điều kiện địa chất phức tạp và không đồng nhất. đòi hỏi người tk phải lường trước và phải có tính toán tỷ mỷ. khi đã xảy ra sự cố rồi thì có thể dùng kích như các bác nói và kết hợp xử lý bằng hoá chất để tăng R cho đất 2. do tải trọng không đều giữa các phần nhà. nếu k có thiết kế (nhà dân) thì phải tăng tải cho phía ít tải (chất tthêm gạch, cát..).nếu có Tk thì lôi Tk ra mà hỏi tội vì đã k tính toán, nếu k kiểm tra lún lệc thì tối thiểu người tk phải tính toán cho áp lực đất trng bình dưới các đáy móng là tương đương nhau chứ. 3. do có sự thay đổi đột ngột về môi trường nhất là độ ẩm của đất ở 1 góc nhà(rò rỉ bể nc hay đường ống) thì phải xử lý sự rò rỉ ấy trước, tăng độ ẩm cho phía bên kia, kết hợp chốnh đỡ và quan trắc.... sơ sơ là như thế còn tuỳ trường hợp cụ thẻà kết hợp xử lý. việc công trình bịi ngập nc: trước khi thiết kế công trình người ks phải có quan sát tổng quan và các số liệu quan trắc của cơ quan khí tượng thuỷ văn là có khả năng bị ngập nc không và có thể ngập trong thời gian bao lâu. các chỉ tiêu cơ lý của đất nền trong báo cáo KSĐC đã cung cấp đầy đủ dữ liệu cho a.e rồi đấy chứ(góc ma sát khô, ướt....độ rỗng, hệ số rống, hệ số thấm...)