Làm gì khi trẻ bị táo bón?

zero
zero
Trả lời 13 năm trước
Trẻ bị táo bón thường do hai nguyên nhân gây nên: Do ăn uống qúa ít chất xơ, uống ít nước và do hay nhịn đại tiện, thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo.

Khi bị táo bón phải cho trẻ ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ như: Các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau dền…

Nếu trẻ còn nhỏ, nên thái rau nhỏ cho vào cháo, bột. Trẻ lớn có thể luộc, nấu canh rồi cho ăn riêng. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm khoai lang, khoai sọ, khoai tây và ăn nhiều các loại quả chín như đu đủ, chuối, cam, bưởi. Trước khi ăn thì nên xoa bụng cho trẻ để kích thích nhu động ruột.

Đối với trẻ lớn, nên tập thói quen cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, khi muốn đi đại tiện phải đi ngay, không được nhịn.
Bác sĩ, chuyên gia tư vấn
Lý Thanh
GiadinhNet
mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em gây khó chịu cho trẻ, trẻ bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài thường gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.

Hàng ngày các bà mẹ nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi cầu. Ở trẻ nhỏ bú mẹ nếu trẻ đi cầu dưới 2 lần trong một ngày và ở trẻ nuôi bằng sữa công thức và ăn dặm đi cầu dưới 3 lần trong một tuần, phân rắn, khi đi cầu trẻ phải rặn, là trẻ đã bị táo bón.
Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài lâu hơn đến vài tháng. Trường hợp táo bón bắt đầu sớm ngay từ sau khi sinh hoặc muộn hơn và kéo dài trên vài tuần hoặc vài tháng thường được gọi là táo bón mãn tính.
Theo thống kê, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trẻ bị táo bón kéo dài mạn tính là do bệnh lý đại trực tràng (khoảng 5%), còn lại đa số trẻ (trên 90%) bị táo bón cơ năng thường liên quan tới chế độ ăn không cân đối, rối loạn yếu tố tâm lý như sợ và nhịn đi cầu, đau, nứt hậu môn khi đi đại tiện mà không bị tổn thương thần kinh hoặc đại trực tràng.

Làm thế nào để giúp trẻ không bị táo bón?

Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì trong sữa mẹ có nhiều loại chất xơ prebiotics kích thích sự phát triển vượt trội của các vi khuẩn có lợi đường ruột giúp chống nhiễm khuẩn và chống táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tăng nhu động ruột giúp tăng số lần đi ngoài. Trẻ ăn sữa bò đơn thuần hoặc sữa công thức thường hay bị táo bón, có phân rắn và thối. Khi đi ngoài trẻ phải rặn và 1 đến 2 ngày mới đi một lần.
Từ những hiểu biết về prebiotics ở sữa mẹ, việc bổ xung các prebiotics vào sữa công thức đã được chứng minh giúp trẻ không bị táo bón. Các prebiotics được bổ xung thường là các đường đơn chuỗi ngắn như Fructoseoligosaccharid (FOS) hoặc galactoseoligosaccharid (GOS).

Trong khi GOS có nguồn gốc từ động vật, FOS có thể được được chiết xuất từ hoa quả, rau tươi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn một chế độ ăn đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng, các vitamin, và chất xơ. Trẻ ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm, ít rau quả và chất xơ thường là nguyên nhân gây táo bón.

Khi thấy trẻ bị táo bón, các bà mẹ nên làm gì?

Trước hết cần xem lại chế độ ăn cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, cần xem xét loại sữa ngoài trẻ đang dùng. Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón nên khi trẻ bị bón, cần xem xét chế độ ăn của mẹ có hợp lí hay không. Nếu trẻ bú bình, cần nghiên cứu xem loại sữa đó có được bổ sung chất xơ prebiotics hay không.
Ở trẻ lớn hơn, cần xem xét chế độ ăn của trẻ đã cân đối và có rau quả tươi chưa? Trẻ cần uống đầy đủ nước hàng ngày đặc biệt là tạo tập quán đi ngoài đều đặn hàng ngày cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ có được thói quen đi cầu đúng giờ. Phản xạ mót đi cầu sẽ bị yếu đi khi trẻ sợ hoặc nhịn đi cầu vì sợ đau, sợ bẩn, lâu dần khi trực tràng ngày càng giãn to không còn nhậy cảm với sự có mặt của phân ở trực tràng. Khi đó sẽ hoàn toàn không còn mót ỉa, phân ứ đọng lâu quá to và rặn gây khó ỉa, són phân và rách hậu môn càng làm trẻ táo bón trầm trọng hơn.

Đối với trẻ sau khi đã kiểm tra những yếu tố trên và khắc phục, nếu trẻ không đỡ, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa trẻ em để phát hiện kịp thời những bệnh lí toàn thân và điều trị.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Trẻ bị táo bón thì phân rắn đọng lại trong ruột mang nhiều vi khuẩn sẽ kích thích ruột gây viêm và đi phân lỏng từng đợt xen kẽ với táo bón. Vậy nếu chữa được táo bón thì tình trạng tiêu chảy cũng sẽ hết. Không biết tình trạng táo bón của cháu đã có từ lúc sơ sinh hay gần đây mới xuất hiện?

- Nếu cháu có đi ngoài phân su (phân đầu tiên của trẻ sau khi sinh) chậm sau 1 ngày tuổi, những ngày tiếp theo cũng chậm thải phân và phân rắn thì có thể cháu bị một tật bẩm sinh đại tràng như dài đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh hoặc bị suy giáp trạng bẩm sinh. Trường hợp con chị nếu táo bón từ sơ sinh, kèm theo vàng da kéo dài trên 2 tuần sau sinh và có chậm phát triển trí vận động (chưa biết ngồi, cổ yếu) như chị nói thì rất có thể cháu bị suy giáp trạng bẩm sinh. Cháu cần được khám bác sỹ nhi khoa và làm xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Nếu để chậm sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ về sau.

- Nếu chỉ gần đây cháu mới bị táo bón thì trước hết chị hãy kiểm tra xem cháu có đau, vết nứt ở hậu môn không. Vết nứt ở hậu môn sẽ làm cháu đau khi đi ngoài và co thắt hậu môn. Nếu có: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch Natri bạc 2% hàng ngày.

- Nếu không phải những nguyên nhân trên, thì táo bón là do chế độ ăn như: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn nhiều chất đạm mà thiếu chất xơ (rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn thiếu về số lượng hàng ngày. Mẹ bị táo bón thì con bú sữa mẹ cùng dễ bị táo bón. Trẻ ăn sữa bò cùng dễ bị bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước.

Biện pháp:

+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả (chọn loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau giền, củ khoai lang). Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Ăn các loại quả như: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long... Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo...

+ Trẻ bú sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm một thìa cà phê nước quả (cam, quýt) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ.

+ Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước...

+ Xoa bụng cho trẻ theo từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng ruột tăng co bóp.

+ Ngoài ra bạn có thể cho bé dùng thêm một số sản phẩm (như cốm Baby fib) có thành phần bao gồm Inulin thiên nhiên, tinh chất men bia tươi, các vi khuẩn có ích... làm tăng thể tích phân, làm cho phân mềm và xốp rồi đưa ra ngoài theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, làm tăng khả năng hấp thu, phòng được táo bón, đi ngoài phân sống, ngăn ngừa hữu hiệu suy dinh dưỡng. Sản phẩm này rất an toàn cho trẻ nhỏ ở thời kỳ bắt đầu ăn dặm đến độ tuổi trưởng thành.

+ Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả thì mới dùng thuốc (dầu Parafin): 5-10 ml vào buổi sáng. Thụt hậu môn là biện pháp cuối cùng; dùng nước ấm pha với Glycerin 30-40 ml.

Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện:

- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

- Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.