Có thể dùng thuốc chữa táo bón người lớn cho trẻ được không/

Con gái tôi mới được gần 4 tháng tuổi nhưng rất hay bị táo bón. Đợt trước tôi cũng bị táo bón và được bác sĩ cho uống metamucil. Giờ tôi có thể cho cháu uống thuốc này được không?
Lê Minh Trang
Lê Minh Trang
Trả lời 15 năm trước
Metamucil là một thuốc chứa psylium dạng mucin có tác dụng giữ nước vì thế làm tăng thể tích phân ở trực tràng, tạo phản xạ đi ngoài tự nhiên được dùng cho các chứng táo bón khá phổ biến do thuốc dù có tác dụng tương đối chậm nhưng lại ít can thiệp vào hoạt động bình thường của đại tràng hơn những thuốc nhuận tràng khác. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 6 tuổi nên tuyệt đối chị không được dùng thuốc cho con gái chị. Chị nên đưa cháu đến khám ở các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ cũng như nguyên nhân gây táo bón của cháu. Nếu dùng thuốc có thể dùng các thuốc chứa dầu khoáng chất (parafin) và các chất giúp thấm nước tốt (glycerin) như một số biệt dược microlax bébé, glycerin bơm vào hậu môn. Tuy nhiên không nên dùng thuốc kéo dài vì có thể làm kích ứng niêm mạc trực tràng, làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Cháu bé nhà chị mới gần 4 tháng tuổi nên cần được bú mẹ và cho uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tiêu hóa.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Táo bón là chứng bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người bị liệt sau tai biến mạch máu não, người làm việc ở văn phòng và ở mọi mùa trong năm nhưng nhiều nhất là mùa thu...

Các phương chữa bệnh cụ thể

Trị táo bón nặng do phủ vị bị tà nhiệt, sốt, ra nhiều mồ hôi, bụng trướng đầy, căng tức, phân táo kết, rất khó đại tiện: đại hoàng, hậu phác mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu (natrisulphat) 15g. Ba vị thảo dược sắc lấy nước. Cho mang tiêu vào quấy đều. Uống trước bữa ăn. Khi đã thông đại tiện thì ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh. Trường hợp táo bón ở mức độ vừa phải, có thể bỏ vị mang tiêu.

Những bài thuốc trị táo bón hiệu quả 1
Gừng tươi là vị thuốc trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu.

Trị táo bón do sốt, ra nhiều mồ hôi, phủ vị bị thực nhiệt nhưng bụng không bị trướng đầy:đại hoàng 9g, mang tiêu 15g, cam thảo 6g. Hai vị thảo dược sắc lấy nước, rồi hòa mang tiêu vào uống, ngày một thang, trước bữa ăn. Khi hết táo bón thì dừng thuốc. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh.

Trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu gây nên: đại hoàng, hậu phác, đương quy mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu 15g; nhân sâm, sinh khương mỗi vị 5g; quế chi, cam thảo mỗi vị 3g; hồng táo 1 quả. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ.

Trị táo bón sau bệnh xích, bạch lỵ cấp tính khiến bụng trướng, căng tức, đại tiện khó khăn:đại hoàng, hoàng bá, hương phụ mỗi vị 15g; khiên ngưu tử 20g, mang tiêu 10g; mộc hương, binh lang, chỉ xác, trần bì, tam lăng, nga truật mỗi vị 5g. Tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần trước bữa ăn.

Trị táo bón, đại tiện rất khó khăn nhưng bụng lại đau, lạnh ở vùng rốn: đại hoàng, mang tiêu, đương quy, phụ tử (chế) mỗi vị 9g; can khương (gừng tươi), cam thảo mỗi vị 6g; nhân sâm 3g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn.

Lưu ý:Khi các triệu chứng táo bón đã thuyên giảm thì nên dừng thuốc. Đối với phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh và trẻ nhỏ chỉ cần dùng một số vị thuốc mang tính nhu nhuận như vừng đen nấu cháo hoặc thảo quyết minh sao đen, hãm uống. Đối với các trường hợp bị táo bón nặng, đại tiện khó khăn, kèm theo xuất huyết, có thể gia thêm một số vị thuốc cầm máu: hoa hòe, địa du, nhọ nồi sao cháy...

Để phòng chứng táo bón, trước hết trong các bữa ăn luôn đảm bảo có rau xanh, tốt nhất là các loại rau có chứa các chất nhầy như rau đay, rau mồng tơi, rau khoai lang...; các loại củ như khoai lang, củ đậu...; các loại hoa quả như đu đủ, chuối chín, dưa chuột...; các loại hạt như vừng, đỗ xanh...