Chia sẻ với nhau các ý tưởng kinh doanh?

Ai có các ý tưởng kinh doanh nào vào chia sẻ nhé?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước
Những câu chuyện kinh doanh

Ở một tiệm bán bún đông khách, nhiều người khó chịu với cái muỗng nhỏ hơn bình thường khiến lượng thức ăn đưa lên miệng ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột...

1/ Mặt bằng và cây muỗng:

Ở một tiệm bán bún nọ khách rất đông và hầu như lúc nào cũng quá tải. Do chế biến ngon nên mặc dù trong hẻm số lượng khách lúc nào cũng đông đúc và luôn luôn trong tình trạng khách đứng chờ cho có bàn để ngồi. Nên mỗi lần mình tới đó ăn là cứ nghe bà chủ "kể khổ" về chuyện mặt bằng; muốn kê thêm vài cái bàn ra phía trước thì bị công an phạt vì tội lấn chiếm lòng lề đường, muốn mua hai cái nhà kế cạnh thì không có tiền mua (và có thể người ta không bán), muốn để bàn trên lầu thì không có chỗ ngủ nghỉ... Thế có phải là bài toán nan giải?

Cũng không hẳn! Chắc có lẽ là nhiều người cũng khó chịu với cái việc nhỏ như thế này mà không ai lên tiếng, hoặc có người lên tiếng nhưng bà chủ không chịu nghe.
Đó là cây muỗng và đôi đũa, một loại muỗng nhỏ hơn bình thường cho nên số lượng thức ăn (có thể bún hay nước) đưa lên miệng nó ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột, phải thực hiện nhiều lần mới đưa được cái cần phải đưa lên miệng, điều đó cũng gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng.

Nhưng quan trọng ở đây mình muốn nói đến là thời gian. Thí dụ trung bình một người bắt đầu ăn và kết thúc là 10 phút, nếu tạo điều kiện "thuận lợi" hơn thì có thể học kết thúc sớm hơn, có thể mất 7 phút cho một tô bún. Và mỗi người kết thúc sớm hơn vài phút thì bàn ghế sẽ có chỗ sớm hơn, diện tích sẽ "nhiều" hơn. Kinh doanh thuận lợi hơn !

2/ Ý tưởng hay là cái tôi?

Một lần đọc báo tờ, thấy viết bài về một anh chàng du học sinh ở Singapore về nước khởi nghiệp, mặc dù chỉ mới 22 tuổi nhưng có những ý tưởng rất táo bạo, ý tưởng độc đáo đến nỗi đã thu hút được nhà đầu tư rót cho 7 tỉ để ... mở quán cà phê. Đọc qua bài báo thì hiểu rõ đó là chiêu đánh bóng để quảng cáo cho cái quán đình đám này chuẩn bị khai trương. Thôi thì với bản tính ham tìm tòi và học hỏi nên một thời gian sau mình có tới đó để tham quan và coi cho biết cái độc đáo ở chỗ nào.

Hôm đó không đông khắch lắm, ngồi quan sát và cảm thấy không ổn tí nào, nên nói nhỏ với thằng bạn: Quán này chắc có thể đóng cửa sớm. Thằng bạn bảo em thấy bình thường mà, thế là mình mới chỉ ra vài cái cảm nhận ban đầu:

Sàn của tầng một làm bằng kiếng, cho nên các cô gái mặc váy hay đầm có đi đứng hoặc ngồi thì nếu khách hàng ở tầng trệt ngước lên thì sẽ xảy ra sự cố "lộ hàng".

Cái thứ hai là nó quá ngột ngạt, bản thân cái quán nó không có sinh khí để thở rồi mà lại làm thêm một mô hình chiếc máy bay rồi để bàn ghế trong đó. Cái tiếp theo là nhân viên phục vụ quá tệ, họ sai nạnh nhau nên cứ đi tới đi lui nhưng làm không được việc...

Sau này quán đó bán lại cho một tập đoàn máy tính. Tuổi trẻ có tài là một chuyện nhưng cũng phải biết lắng nghe và tìm hiểu coi khách hàng cần cái gì chứ không phải là mình muốn gì!

3/ Muốn làm gì phải hiểu rỏ bản chất?

Một cái shop chuẩn bị khai trương bán cái walkman (máy nghe nhạc) khu tây ba lô quận 1, dĩ nhiên là mình không dám cản họ vì công việc của người ta mà mình thì không quen người chủ đó, lúc đó công ty mình cách đó một căn nên biết rất rõ việc kinh doanh đó sẽ thất bại. Phân tích cho thằng bạn nghe nó cũng không tin, nó bảo sẽ bán được còn mình thì nói không. Lý do nó đưa ra bán được là vì ở khu vực này đông người đi qua đi lại, còn mình phân tích cho nó nghe lý do bán không được như sau:

- Máy móc qua Việt Nam đã bị đánh thuế nên giá sẽ cao hơn bên đó, hoặc là một số bạn bên đó mua trả góp, chỉ cần bỏ ra một số tiền ít ỏi là sẽ có một cái máy nghe sau đó trả góp lần lần (một số nước chứ không phải là tất cả)

- Khi qua Việt Nam du lịch hầu như ai cũng đem theo ít nhất là một cái nên nhu cầu mua gần như không có.

- Qua Việt Nam tìm hiểu khám phá thưởng thức du ngoạn chứ không phải để... nghe nhạc

- Tây ba lô rất là "kẹo" cho nên vấn đề mua sắm họ tính toán rất kỹ, những mặt hàng không cần thiết hay giá mắc thì không bao giờ họ mua.

- Người ta nói buôn có bạn bán có phường, cho nên khách Việt Nam ra khu này phần lớn là tìm hiểu và mua tour du lịch chứ không ai có nhu cầu mua máy, nếu muốn mua họ sẽ tới những trung tâm, những con đường nổi tiếng có nhiều shop bán loại hàng hóa này...

Mặc bằng lúc đó họ thuê 8 triệu một tháng (hợp đồng 1 năm, trả tiền cọc trước ba tháng là 24 triệu) họ mướn hai nhân viên, một bạn trả 2 triệu một tháng (giá của năm 2007) tính tiền nhà, tiền nhân viên, tiền thuế, điện nước và chi phí phát sinh lặt vặt khác là 15 triệu một tháng. Họ bán 6 tháng chỉ được duy nhất... 1 cái, đúng ra là chủ nhà lấy hết tiền đặt cọc vì hợp đồng mới một năm, nhưng bà chủ tốt bụng thấy tội nghiệp quá nên kiu trả hết lại 24 triệu tiền cọc. Coi như sau 6 tháng họ lỗ khoản 90 triệu.

4/ Khách hàng - ông là ai?

Câu chuyện cuối cùng là một cái shop mới khai trương khoảng chừng 2 tháng và hiện giờ cũng còn đang hoạt động. Theo mình shop đó giỏi lắm tồn tại chừng một năm là phá sản, chủ là một siêu mẫu có tiếng trong làng thời trang.

- Đoạn đường đó một chiều không thuận lợi lắm.

- Đối tượng khách hàng nhiều tiền thì họ có thể đi du lịch lòng vòng các nước Châu Á và mua bên đó vì bên đó rẻ hơn, thí dụ có mắc hơn thì cũng là hàng độc.

- Khách hàng trung lưu hay ít tiền thì cũng không ghé đó mua vì giá nó mắc hơn nhiều so với các shop khác.

- Dựa vào sự nổi tiếng cũng không đúng, vì chủ nhân có bao giờ đứng đó bán hàng đâu mà khách tới đó sẽ gặp.

- Dựa vào mối quan hệ bạn bè cũng chưa chắc, trong những ngành có tính cạnh tranh cao thì chưa chắc mối quan hệ "ngầm" nó tốt hay xấu mà người ta tới mua để ủng hộ....

Điều cuối cùng mình muốn nói là: Khi kinh doanh bạn phải hiểu thật rõ bạn đang làm cái gì, khách hàng là ai và họ từ đâu tới?

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Mình thích quán bún nhất

Trong những cửa hàng kinh doanh trên mình thích quán bún nhất. Tuyệt chiêu đó có hiệu quả rất lớn nhưng đã không có nhiều người sử dụng, hay vô tình sử dụng mà không hay biết.

Bạn có biết không, Hiệu ứng đám đông không biết vô tình hay cố ý mà được hình thành. quán nhỏ - món ngon làm cho thực khách không thể cưỡng nổi nhưng vẫn phải chờ trong giây phút. đôi đũa trơn làm cho thực khách lúng túng khi dùng bữa nhưng lại không kém phần thú vị trong bữa ăn, nhất là đối với những nhóm bạn hay gia đình nhỏ... (Vì đây là quán nhỏ nên không phải là đối tượng của việc "chiêu đãi" khách hàng rồi "hehe").

Chuyện bà chủ kể khổ chi là giao tiếp với bạn thui! hihi. Nếu quán ăn được mở rộng ra thì có nhiều thứ phải thay đổi rồi, nhất là về phong cách buôn bán cũng như hình thức phục vụ và chắc chắn là sẽ mất đi một lượng lơn khách hàng. nếu không có cách tìm kiếm một lượng khách hàng mới thì quán sẽ mau chóng "vang tanh nhu chua ba danh" thôi. Mình cũng thấy một vài cửa hàng như vậy rùi. - Ý kiến chia sẽ riêng của mình

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Mình có 1 số suy nghĩ như sau nhé :

1/ Mặt bằng quá nhỏ, quán lại quá đông, người lại ăn đông, họ phải xếp thành hàng dài để chờ có bàn đến lượt mình, đó chính là chiêu bài của người chủ quán, họ than vãn với khách hàng về những vấn đề mà ai - cũng biết là vấn đề gì đó, nhưng họ có khả năng mở rộng họ cũng sẽ không làm, quán nhỏ, trong hẻm, người xếp hàng dài chờ ghế, sẽ gây ra 1 sự tò mò thích thú, ai cũng sẽ muốn nếm thử, tay nghề đầu bếp tất nhiên là ngon (hoặc có khi cũng trung bình) ,1 đồn 10,10 đồn 100, như thế tuy quán nhỏ, nhưng lượng khách ngày kéo tới 1 đông, khách tới vì tò mò, nhưng sẽ quay lại thích thú......họ rất thành công......nhưng nếu họ mở to ra, thì sẽ không còn hiện tượng chờ đợi, xếp hàng, sẽ giống như mọi quán khác, ko có gì khác biệt.....đó chính là họ đã áp dụng bí quyết " mầm đá" của Trạng Quỳnh.
Còn về vấn đề cái muỗng và đôi đũa, tôi lại nghĩ đơn giản rằng họ dùng đũa nhựa vì lý do vệ sinh an toàn thực phẩm thôi, ai cũng biết là sẽ khó ăn hơn, chủ quán cũng thế, nhưng như vậy sẽ sạch sẽ hơn.

2/ Vấn đề quán cafe, tôi cũng biết quán này, tuy nay đã không còn, nhưng phải nói, họ đã rất thành công vào thời điểm khi đó, ai cũng muốn tới đó xem như thế nào ,và họ thất bại không phải vì kinh doanh cafe thất bại, mà do họ muốn mở rộng ra, kinh doanh thêm rất nhiều thứ...nhưng vì chưa có kinh nghiệm và sự chuẩn bị nhiều nên cái gì tới đã tới ...

3/ Vấn đề này cũng giống như quán cafe ở trên, do ko có kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu thị trường,cũng như sự chuẩn bị tốt... cái gì tới đã tới....

4/ Có những nơi rất xa, rất khó tìm, nhưng nếu yêu thích bạn vẫn có thể tới đó, tôi cũng là 1 tín đồ thời trang, nên những con đường 1 chiều sẽ ko thành vấn đề lắm, tôi biết bạn đang đề cập đến NTMK, nhưng con đường mà nhiều bạn trẻ vẫn hay đi mua sắm là NĐC-Q3 cũng 1 chiều và lúc nào cũng tấp nập.

_ Nhiều người họ co rất nhiều tiền, nhưng bù lại, họ lại không có thời gian đi du lịch, mà họ vẫn muốn mặc những bộ đồ giá trị, thời trang.... lựa chọn đồ ở 1 shop của siêu mẫu là thích hợp nhất, họ có con mắt thời trang, hàng hóa độc...g iá cao cũng ko là vấn đề lắm.

_ Khi mở shop,họ đã nhắm đến khách hàng mục tiêu của shop mình rồi, nên những khách hàng trung lưu hay ít tiền sẽ có những shop khác nhắm đến họ và họ sẽ có những lựa chọn chính xác dành riêng cho họ.

_ Khi mở shop tất nhiên mối quan hệ tốt thì sẽ có nhiều khách, nhưng ko ai mở shop chỉ nhắm tới bạn bè của mình bao giờ :)

_ Chưa biết là thành công hay thất bại, nhưng họ đã có hướng đi riêng, con đường riêng mà họ theo đuổi.

Kết :

Theo tôi tất cả mọi thứ không thể suôn sẻ ngay từ đầu được, thất bại là mẹ của thành công, họ dám làm, thành công hay thất bại chưa biết được, nhưng họ đã rút được những kinh nghiệm mà không phải ai muốn cũng có thể có được.

Biết đâu trên đường đời tấp nập này, bạn vô tình gặp lại những người thất bại đó với những thành công lớn hơn rất nhiều lần.....

Chúc vui

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước

Tôi đã thấy sự việc này từ lâu lắm rồi.

Các bạn thử đi một vòng các quán phở xem sao, đa số các quán dùng loại muỗng rất trẹt, cho nên khiến người dùng phở phải mất rất nhiều thời gian để húp (cũng như người nào có thói quen bỏ bánh phở vô muổng trước khi cho vô miệng). Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao không thay loại muỗng khác giống loại múc canh như nhiều nhà hàng phở ở Mỹ đã làm cho đỡ tốn thời gian của khách hàng, cũng như về phần chủ quán không bị kẹt bàn?

Về cung cách phục vụ trong quán ăn, cafe thì ở VN tôi thấy rất dở. Rất đông nhân viên, mà trong khi phục vụ lại rất chậm chạp, không được huấn luyện bài bản. Tôi còn nhớ khi còn rất nhỏ, mẹ tôi có chỉ dạy tôi rằng (nhà cũng có quán ăn): Một người phục vụ giỏi, là một người không nên nhìn trực tiếp khách hàng (khi họ chưa cần giup đở, vì làm vậy sẽ khiến họ không được tự nhiên trong việc ăn uống, nói chuyện với đối tác).

Nhưng phải biết ngay khi họ cần mình điều gì (Tức là lúc nào cũng phải để mắt một cách gián tiếp đến họ). Đằng này, thì ngược lại, tôi thấy rất nhiều khách hàng phải la ơi ới khi cần sự giúp đỡ, trong khi nhân viên phục vụ lại quá dư thừa đi qua đi lại, mà chẳng có việc gì quan trọng cho lắm!!!

Nói chung. Đúng như tác giả đã nói, muốn thành công thì phải hiểu đối tượng mình phục vụ cần gì, chứ không phải theo suy nghĩ một cách quán tính được. Nhưng tiếc cái là rất nhiều doanh nghiệp phục vụ không hiểu như vậy. Cho nên phải đối mặt với : "tưng bừng khai trương và âm thầm dẹp tiệm" là chuyện đương nhiên phải xãy ra mà thôi. Đành rằng có một số cửa hàng kinh doanh đã "may mắn" thành công, khi mà họ chẳng quan tâm những điều đó, nhưng đó chỉ là một thiểu số nhỏ trong đa số bị thất bại.

biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Sự việc tồn tại tại trong cuộc sống đều tuân theo quy luật đào thải tự nhiên các bạn ạ .

1/ Về quán bún trật trội nhưng đông khách:

- Thế bạn đã bao giờ đặt câu hỏi với những quán cực lớn, cực rộng, có cả trăm bàn, trăm nhân viên và tất nhiên đồ ăn có lẽ ko thể thua kém quán bún nhỏ đó nhưng lúc nào cũng vắng hoe và sập trước quán bún nhỏ đó ko (hơi nói quá về số lượng)

Mình không tự hào lắm và cũng chẳng phải khoe khoang nhưng mình đang là chủ 1 shop thời trang với diện tích nhỏ (chắc còn nhỏ hơn quán bún đó) nhưng mỗi tháng mình kinh doanh có lãi ko dưới 30tr sau khi đã trừ tất cả chi phí (mình duy trì cơ nghơi nhỏ bé của mình đã hơn 1 năm nay và trong tương lại mình ko có ý định mở rộng nó )

2/ Quán cafe này nếu mình ko nhầm thì nằm trên đường Trần Phú (Hà Nội) và nếu đúng như vậy thì mình dám khẳng định rằng ko quán cafe nào lại để lại ấn tượng với mình lâu như nó vì mình đến đó chỉ duy nhất 1 lần và cách đây đã hơn 3 năm Như vậy về mặt ý tưởng anh chủ quán đã rất thành công,còn việc quán sụp đổ có lẽ là do khâu quản lý hoặc cả ti lý do khác (nếu kinh doanh các bạn sẽ hiểu có rất nhiều những lý do có thể dẫn đến sự sụp đổ của 1 cơ sở kinh doanh kể cả khi nó đang rất đông khách).

3/ (có phần giống (2) )

4/ Nghành này là nghành của mình nhé ^^ Shop này thì mình ko biết nhưng bạn nói về những lý do họ sụp đổ có lẽ là bạn đã nhìn ở 1 góc độ quá nhỏ, đó là lời nhận xét theo mình bạn nên ( của riêng bạn ) mà thôi . mình cũng là chủ 1 shop và bán tất cả những gì mà mình cần nhưng mình vẫn rất thường xuyên đi mua sắm Mình chỉ cần đưa ra 1 ví dụ: Có 1 lần mình phải đến dự sinh nhật của 1 ông anh chơi cùng mình ,anh ấy là chủ của vài khách sạn lớn tại Hà Nội (1 người có địa vị và có tiền) và mình muốn tặng anh ấy 1 món đồ thời trang (vì anh ấy cũng còn khá trẻ và thích ăn diện) nhưng mình đã rất khó khăn khi tìm dc món đồ nào đó phù hợp với đẳng cấp của anh đó Lúc ấy mình chỉ cần 1 shop có dc 1 món đồ nào đó thật độc kể cả đắt mình cũng mua...

Thế đó ! Mọi sự vật,sự việc tồn tại đều có lý do của nó cả cho nên tốt nhất khi nói và viết cái gì chúng ta chỉ nêu ý kiến của bản thân và mang tính chất tham khảo.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Mình xin được bắt đầu từ điều kết luận của bạn "Điều cuối cùng mình muốn nói là: Khi kinh doanh bạn phải hiểu thật rõ bạn đang làm cái gì, khách hàng là ai và họ từ đâu tới?"

Quan điểm của bạn đúng nhưng chưa đủ, nó hoàn toàn phù hợp với thực tế của chính những nơi bạn quan sát, nhưng mình thấy rằng:

1. Đối với tiệm bún hay mở rộng ra là những mặt hàng kinh doanh có địa điểm mang đặc tính tự nhiên (khái niệm tương đối) bán những mặt hàng bình dân thì vấn đề không nằm ở việc cái đũa hay cái thìa mà nó nằm trong chính hương vị của quán bún đó, rõ ràng bạn mới đến đó một đôi lần và đúng là bạn hoàn toàn không thích những vấn đề trên, tuy nhiên có một điều lý thú mà mình một người sống ở Hà Nội lại thấy đó chính là một liệu pháp thị trường rất tốt: Rõ ràng việc thìa nhỏ và đũa trơn đã để lại ấn tượng cho bạn, bạn phải chờ để đến lượt mình, việc chờ để được đến lượt lại là một điều có lợi cho chủ quán, nó giống như người ta đang hiểu là sản phẩm mà họ sẽ được hưởng đó là một sự may mắn, ít nhất là với những người đang còn phải đợt, trong kinh doanh người ta gọi đó là cảm giác chiến thắng.

2. Những vấn đề khác bạn nên cho các trường hợp còn lại như: lợi thế địa điểm; đối tượng khách hàng; thương hiệu của chủ nhân hay các mối quan hệ đều đúng. Tuy nhiên mình có một số điều lý giải thêm:

- Địa điểm kinh doanh chỉ được coi là lợi thế chứ không có vai trò quyết định, quan trọng là bạn làm thế nào để khách hàng biết bạn bán cái gì và ở đâu, bạn biết rằng kinh doanh qua mạng hay truyền hình hoàn toàn không quan trọng về địa điểm, nói thêm về của hàng thời trang hoặc của hàng cafe, rõ ràng đối tượng họ nhắm đến đó là những người tò mò về người chủ của hàng, họ muốn đến để xem thực chất của những con người đó đang làm gì và rõ ràng trong 10 khách đến họ chỉ cần 3 khách quay lại đó là một thành công, đôi khi sự phàn nàn trong dịch vụ của những người như bạn sẽ làm những người nghe tò mò hơn và đó không thể nói là họ không thành công nếu như những người chưa đến muốn mục sở thị điều đó.

3. Vậy thành công phải từ cái gì: Trong xã hội cởi mở về thông tin việc kinh doanh thành hay bại ngoài những cái bạn nêu và tôi vừa trao đổi thì việc cốt lõi là tạo ra cho mình một cách thức để cung cấp thông tin về mặt hàng bạn kinh doanh ra thị trường một cách nhanh nhất. Cùng với đó bạn hoàn toàn biết bạn có gì và còn thiếu gì?

Hãy bù bắt những cái thiếu của mình bằng chất lượng phục vụ còn cách thức tiếp cân việc đó như thế nào đôi khi hoàn toàn không thể nói bằng những lời các bạn và tôi đang trao đổi, nó là sự nhìn nhận theo quan điểm của từng người vậy nên ở Hà Nội có một bà già nhà quê bán bún cả ở gốc chợ Gia Lâm là một nơi tôi luôn muốn đến mỗi khi gió mùa đông tràn về...

tun oi
tun oi
Trả lời 13 năm trước

Tìm một cái bàn có sẵn chiều ngang 6 tấc, chiều dài 1,2 mét, chiều cao chừng 1 mét. Nói chung là có thể nhỏ hơn hay lớn hơn thì tùy theo mình có, nên tận dụng cái mình có rồi đỡ phải tốn tiền mua hoặc là xin người khác. Miễn sao trên đó bạn để được một số đồ dùng cụ thể và nhất thiết là phải để được một cái kệ kiếng một hoặc hai ngăn, nếu có sẵn kiếng thì đem tới tiệm cắt, hoặc không thì mua cái mới.

Mua 20 cái ghế nhựa nhỏ vuông vuông (loại ghế không có chỗ dựa lưng nhé) và 5 cái bàn nhựa. Nếu muốn rẻ có thể tìm những nơi người ta xài rồi bán lại cũng không sao, kẹt lắm thì mua cái mới, tùy theo từng nơi và từng loại chất liệu của ghế tốt xấu, nói chung là đầu tư khoảng 1 triệu cho vụ bàn ghế là được.

Mua khoảng 700 ngàn gồm 5 loại khô: Khô bò (bỏ vô cái keo kiếng) khô mực, khô khoai, khô cá thiều, khô cá đuối … (tùy theo địa phương người ta thích ăn khô gì hay đặc sản là khô gì thì mua loại đó). Tại sao phải là khô mà không phải là món khác, tại vì mới ra quán khách chưa đông nên khi ta kinh doanh khô thì không sợ ế, nếu bán chậm ta có thể để lại lâu ngày, sau này có khách đông có thể bán thêm hột vịt lộn, chân gà hấp hành, bò xào củ hành, phá lấu, bê thui … Hiện tại song song với khô, bạn có thể trộn thêm gỏi để bán ....

Vì quán này chủ yếu là khô nên bắt buộc bạn phải biết lựa những loại khô thật ngon, nhìn con khô như thế nào để phân biệt được con cá đó còn tươi người ta đem phơi khô hay là con cá đó chết lâu rồi người ta đem phơi khô, rồi hiểu được phơi có đặng nắng hay không hay là ít nắng hay là mắt mưa đem ra đem vô, hoặc là cá đó có mặn hay không. Cái việc này đòi hỏi kinh nghiệm, mình thì biết phân biệt rất rõ, nhưng cầm trên tay từng loại khô cụ thể mình mới chỉ bí quyết được chứ nói chung chung mình không biết giải thích làm sao cho bạn hiểu. Nói chung là tìm nơi uy tín và giá rẻ để mua, còn chuyện cố gắng tìm hiểu khô nào ngon hay không thì từ từ. Quan trọng thứ hai là nước chấm, bạn làm nước chấm riêng biệt cho từng loại khô, thật đậm đà và cay (ai không ăn cay được thì có loại khác). Riêng mình thì mình rất thích cái khoảng làm nước chấm của người Miền Trung. Phần nước chấm rất quan trọng mà ít ai chú ý.

Mặc dù là bán quán nhưng tôi khuyên bạn nên có cây cân cho nó công bằng, thí dụ bạn tính con thì đôi khi có con nhỏ con lớn, đôi khi người khó tính sẽ bắt bẻ chứ khi bạn đem lên cân rồi thì chả ai nói gì.

Cụ thể là người ta kêu một dĩa khô mực, bạn cứ đem lên cân đúng 100 gam là ok, sau đó nướng và đưa ra cho họ, thí dụ mực bạn mua 150 ngàn/1 ký, thì bạn có thể bán 20 hoặc 25 ngàn một dĩa tùy theo bạn, tùy theo địa phương, nếu khô nào mua rẻ hơn thì bán rẻ hơn. Bạn nên chọn loại than tốt, chắc lõi để khi đốt mùi khói nó không hôi ảnh hưởng tới khô. Khô không được nước chín quá hay còn sống quá, nói chung phải tinh tế trong mọi việc.

Bạn chọn mặt bằng ngoài trời sao cho thoáng mát, không lấn chiếm vỉa hè phạm pháp, đảm bảo có chỗ đi vệ sinh và chỗ để xe, nhớ không gần bãi rác hay ống cống là được.

Nếu chưa sắm được cái đồ quay cho khô mềm thì chịu khó đập bằng cây chày vậy, sau này sẽ mua sau. Vấn đề bia hay nước ngọt thì bạn liên hệ đại lý gần nhà, họ sẽ đem tới bán chịu cho bạn, cho nên bạn yên tâm không lo vụ này, vấn đề nữa là ly tách và thùng nước đá.

Với số vốn ít thì bạn nên làm vậy cho nó gọn, mới đầu ra mỗi loại khô mua chừng 1 kí trở lại, chừng nào bán hét thì đi mua tiếp (ý nói là ngày hôm sau). Ở nông thôn hay thành phố thì đều bán được, quan trọng là tùy theo khu dân cư và tình hình nơi mình ở thế nào. Nói chung nếu vốn liếng ít thì bạn có thể gói gém trong vòng 2 triệu hoặc nhỉnh hơn chút đỉnh là đủ, quan trọng là cứ đi tìm hiểu thực tế thì sẽ biết như thế nào. Điều cuối là cách giao tiếp của bạn với khách hàng và tôi khuyên bạn không nên bán chịu…. Chắc chắn bạn sẽ thành công !