Cảnh báo: Bữa điểm tâm và gói bim bim giá bạc triệu?

[b]Những câu chuyện mua bán thật như đùa và bài học "chặt chém" - muôn thuở vẫn là vỡ lòng với không ít người tiêu dùng.[/b] 2 tô mì ăn liền + 1 lon 7up = 21 USD [b]Gọi đồ không xem giá, chịu trận trả tiền-[/b] Số tiền phải trả cho suất ăn nhẹ tại sân bay Tân Sơn Nhất khiến anh P.T. ngỡ như mình đang ở New York hay Paris - chốn xa xỉ... Cuối tháng 7/2009, sau khi làm thủ tục check-in xong, anh T. cùng các bạn chờ tới giờ lên máy bay sang Đức. Trong khi chờ đợi, mọi người quyết định vào quán ăn nhanh trên tầng 2 lót dạ. Mọi người trong đoàn gọi mỗi người một tô mỳ, riêng anh T. ăn hai tô và uống một lon 7up rồi choáng váng với giá tiền phải trả. Anh kể: "Ăn xong tới quầy tính tiền, chị chủ quán hỏi: “Em muốn thanh toán bằng “đô” hay tiền Việt?” Tôi nói là không có “đô” nên trả bằng tiền Việt cho tiện… Nghĩ bụng là một tô mì thế này ở ngoài mình mua đắt lắm cũng chỉ 9, 10 nghìn đồng nên trong đây có cao hơn cũng chỉ khoảng 40, 50 nghìn đồng là cùng. Nhưng tôi không tin vào mắt mình nữa khi nhìn vào máy tính tiền, số tiền phải trả là 374.000 đồng." Anh chia sẻ: "May mà tôi còn đủ tiền Việt để trả cho bữa ăn đó chứ không phải đi tìm chỗ đổi euro về trả nữa thì thật là phiền phức. Quay về chỗ ngồi chờ, mọi người trong đoàn chỉ còn biết nhìn nhau nhăn nhó. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng tôi vào quán ăn nhanh đó." Chuyện "chém đẹp" tại sân bay đã không còn lạ với nhiều khách hàng, 60.000 đồng/1 ổ bánh mì, 88.000 đồng/tô bún chả, 124.000 đồng/1 tô mỳ... Sau mỗi lần như vậy, khách hàng đều tự nhắc nhở mình chuyện "check giá" trước khi mua hàng. [b]2 gói bim bim giá 3 triệu 6 trăm nghìn đồng[/b] Cuối tháng 8/2009, nhóm bạn của anh Thư (Hà Nội) gồm 5 người lên Tam Đảo chơi. Buổi chiều, sau khi đi dạo ngắm cảnh, cả nhóm vào một quán nhỏ ven đường, ngồi truyện trò. Họ gọi hai gói bim bim và vài cốc trà đá. Tuy nhiên anh Thư cho biết, trong khi mọi người đang nói chuyện, chủ quán đã thả vỏ một chai rượu ngoại vào chiếu và khi tính tiền đã bắt nhóm anh phải thanh toán cả chai rượu không này. Anh Thư bức xúc kể lại: "Chủ quán nói chúng tôi đã uống rượu nên phải trả tiền. Giá là 3 triệu 600 nghìn đồng! Cãi nhau một trận với chủ quán, cả nhóm đành cắn răng góp tiền để trả vì bị đe doạ "nếu không trả sẽ có đầu gấu đến làm việc". Quán nhỏ ven đường, bị ép giá nhưng nơi đất khách quê người, cả nhóm đành chịu trận. Một trường hợp khác, anh Thành (Hà Nội) không quên chuyện bị "móc túi" cách đây chưa lâu. Trong chuyến du lịch Đà Nẵng, anh Thành cùng 3 cậu bạn đi hát karaoke. Bốn người gọi 4 chai bia. Tuy nhiên, thấy chất lượng âm thanh không tốt, anh Thành cùng bạn quyết định chọn quán khác. Khi tính tiền, nhân viên đưa hoá đơn thanh toán 14 chai bia. Anh Thành ngỡ ngàng vì chỉ uống có 4 chai. Nhân viên nhanh nhảu chỉ tay xuống dưới gầm bàn, nơi có 10 vỏ chai bia cùng loại chỏng chơ. Không thể cãi lại được, bất đắc dĩ anh Thành phải trả tiền cho những vỏ chai bia "tự mọc"! Những câu chuyện mua bán tưởng chừng rất đơn giản, nhưng không hiếm khách hàng đã gặp phải tình cảnh tương tự. Để không "vô phúc đáo tụng đình" thì việc cân nhắc, cảnh giác và thói quen quan sát, tìm hiểu giá cả luôn là bài học nằm lòng với bất cứ ai muốn rút ví chi tiền cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào đó.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Cấm thương nhân thực hiện một trong những hành vi sau đây:[/b] 1. Trực tiếp hay gián tiếp dùng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực đối với người tiêu dùng; 2. Tạo ra hoặc lợi dụng tình trạng hạn chế tự do ý chí của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch; 3. Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán với những hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp mà không có thoả thuận với người tiêu dùng; 4. Từ chối giao dịch với một hoặc một số người tiêu dùng nhất định trong cùng các điều kiện thương mại mà thương nhân đã thực hiện giao dịch với khách hàng khác, trừ các trường hợp bất khả kháng; 5. Hạn chế hoặc ngăn cản người tiêu dùng thực hiện các quyền được pháp luật quy định; 6. Thực hiện các hành vi ép buộc người tiêu dùng khác theo quy định của pháp luật.