Bản chất của ngoại cảm ?

Hà Nội
Hà Nội
Trả lời 16 năm trước
Ngoại cảm theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia là khái niệm dùng để chỉ bất cứ khả năng nào mà thu nhận được các thông tin bằng cách tri giác không dùng đến các giác quan (vị giác, thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác) hay bất cứ giác quan nào mà khoa học đã biết (sự cân bằng, sự nhận cảm trong cơ thể…) (Extra-sensory perception, or ESP, is the name given to any ability to acquire information by means other than the five canonical senses (taste, sight, touch, smell, and hearing), or any other sense well-known to science (balance, proprioception, etc) - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn: [blue]http://en.wikipedia.org/wiki/Extra-sensory_perception)[/blue] Nhưng bạn có thấy chúng ta khó nhận biết được lúc nào thì Nhà ngoại cảm tri giác bằng các giác quan và tri giác không dùng đến chúng. Và vì mục đích thông tin đề cập ở định nghĩa trên là gì cũng chưa được đề cập đến. Nên tôi đề xuất hiểu khái niệm “ngoại cảm” cụ thể hơn là: Ngoại cảm là khả năng thu nhận thông tin về thế giới bên ngoài trong quá khứ, hiện tại hay tương lai bằng các phương thức khác thường mà không thông qua các kênh cảm giác (vị giác, thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác) hay bất cứ giác quan nào mà khoa học đã biết (sự cân bằng, sự nhận cảm trong cơ thể…) Những dạng thức đặc biệt của ngoại cảm gồm có 3 dạng chính sau: + Năng lực tri giác về các sự kiện ở một nơi khác như: - Thấu thị: khả năng cảm nhận đối tượng hay sự kiện bên ngoài không kèm theo các kích thích cảm giác thông thường ví dụ như: nhìn xuyên tường, nhìn thấu lòng đất... - Thấu thính: khả năng nghe những âm thanh mà người khác không nghe được - Thấu vị: khả năng nếm những vị mà người khác không cảm nhận được - Thấu giác: khả năng cảm giác hay tri giác về những điều mà người khác không cảm giác, tri giác được - Một số khả năng khác như:  Tiên tri: khả năng biệt được các sự kiện tương lai  Hậu tri: khả năng biết các sự kiện trong quá khứ  Khả năng nhìn thứ hai + Năng lực tri giác về phương hướng và vị trí bên ngoài bản thân mà không cần quan sát. + Khả năng truyền, liên hệ thông tin từ não người này trực tiếp qua người khác ở một khoảng cách rất xa: - “Đọc ý nghĩ” hay “thần giao cách cảm” - Liên lạc với thế giới bên kia (ví dụ như nhập hồn hay xuất hồn) hoặc với những chiều không gian khác (ví dụ như chiêm tinh) Về khái niệm Ngoại cảm tìm mộ tôi xin hiểu là phương cách sử dụng khả năng ngoại cảm để thu thập các thông tin về người quá cố và thế giới bên kia trong cả ba khung thời gian: quá khứ, hiện đại và tương lai nhằm tìm kiếm, khai quật và quy tập được hài cốt thất lạc. Biển học mênh mông, ngoại cảm là một lĩnh vực mung lung và huyền bí. Thực không dễ gì để hiểu, thứ cho tôi đã mạo muội post bài này.