Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Con đội thuỷ lực: Sử dụng sao cho đúng nhất?

AvatarTrần Thanh Trà -
Lượt xem: 3.446

Con đội thuỷ lực là công cụ hữu dụng và vô cùng quen thuộc trong ngành sửa chữa sản xuất cơ khí, ô tô,... Tuy nhiên để hiểu rõ từng loại kích thuỷ lực, nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng thì không phải ai cũng nắm rõ. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả bài viết dưới đây!

1. Con đội thuỷ lực dùng để làm gì?

Con đội thuỷ lực dùng để làm gì

Con đội thuỷ lực dùng để làm gì

Con đội thuỷ lực hay còn có tên khác là kích thủy lực. Đây là một thiết bị sửa chữa chuyên dụng và có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thiết bị này có tác dụng nâng đỡ các vật nặng có khối lượng lớn từ 5 - 300 tấn tuỳ vào cấu tạo và kích cỡ của bộ phận xi lanh trong con đội. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi để nâng hàng phổ rộng hoặc nâng hạ các dòng xe ô tô, máy xây dựng, máy công nghiệp,... 

Đồng thời, con đội thuỷ lực còn được sử dụng rất nhiều ở các nơi chuyên cho thuê nhà máy, chống động đất, thảm hoạ,... Công việc nâng - hạ vật nặng sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, công sức khi sử dụng kích thuỷ lực.

2. Con đội thuỷ lực gồm mấy loại? 

2.1. Phân loại theo chiều nâng

a. Con đội thủy lực 1 chiều 

Kích thủy lực 1 chiều là loại con đội dọc dùng để nâng vật nặng lên theo chiều thẳng đứng. Loại kích này có lực tác động đơn khi hoạt động và thường được kết hợp sử dụng với bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực. Người dùng cần phải thao tác với bơm thủy lực để nâng vật nặng lên sau đó mở van bơm để hạ thiết bị xuống tự động.

Về khối lượng nâng, con đội thuỷ lực 1 chiều là loại kích được sử dụng phổ biến nhất do thiết bị có khả năng nâng vật có khối lượng từ 1 - 1000 tấn cùng nhiều hành trình nâng khác nhau. 

b. Con đội thủy lực 2 chiều

Con đội thuỷ lực 2 chiều

Con đội thuỷ lực 2 chiều

Kích thủy lực 2 chiều là loại con đội ngang nên có thể nâng hoặc hạ vật nặng theo 2 chiều thẳng đứng hoặc  nằm ngang. Tuy nhiên trong thực tế thì nhiều người chọn nâng theo chiều nằm ngang để đảm bảo an toàn.

Về mặt cấu tạo, con đội thuỷ lực 2 chiều có sự khác biệt với con đội thuỷ lực 1 chiều ở chỗ: kích thuỷ lực 2 chiều được cấu tạo bởi 2 đường dầu vào kích. Trong đó 1 đường dầu ở phía dưới chịu trách nhiệm bơm dầu vào khoang dưới khi cần nâng vật nặng. Khi không có nhu cầu sử dụng, người ta thường sử dụng đường dầu ở phía trên để ép dầu ở khoang dưới về thùng. Với cơ chế như vậy thì quá trình thu hồi kích sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ở phần giữa của kích 2 chiều cũng không cần 1 khoảng trống để chứa lò xo kích thuỷ lực 1 chiều. 

Về cơ chế hoạt động, con đội thuỷ lực 2 chiều có lực tác động kép nên có lực đẩy mạnh mẽ hơn tuy nhiên vẫn cần phải sử dụng các loại bơm thủy lực có 2 chiều. Về mặt khối lượng nâng, kích thủy lực 2 chiều chỉ nâng được vật có khối lượng tối đa là vài trăm tấn, thấp hơn so với con đội thủy lực 1 chiều.

2.2. Phân loại theo hình dáng

Một số loại kích thuỷ lực phổ biến

Một số loại kích thuỷ lực phổ biến

a. Con đội thường

Con đội thường thuộc loại kích thuỷ lực 1 chiều và được sử dụng rất nhiều trong các xưởng sửa chữa ô tô. Khối lượng nâng của loại thiết bị này thường dao động trong khoảng vài tấn - 100 tấn, chiều cao tăng trung bình lên đến 430 mm. 

b. Con đội móc

Con đội móc có khả năng nâng vật ở dưới sát mặt đất hoặc nâng ở phía trên đầu vật nặng. Con đội móc được trang bị thêm 2 lò xo giúp định vị và kéo đầu kích và móc về vị trí ban đầu một cách nhanh chóng. 

Loại kích thuỷ lực này thường được sử dụng trong ở những khu vực có diện tích rất hẹp và nhỏ. Người ta sử dụng để nâng máy móc và di chuyển chúng (thường được sử dụng chung với con đội rùa đẩy hàng).

c. Con đội rùa đẩy hàng

Con đội rùa đẩy hàng dùng để nâng đỡ và di chuyển các vật nặng có khối lượng rất lớn và di chuyển trong phạm vi nhỏ. Người ta thường sử dụng chung con đội rùa với kích chân và bánh xe để tạo nên một hệ thống di chuyển hoàn chỉnh.

d. Con đội kê

Con đội kê

Con đội kê

Con đội kê có thiết kế dạng hình tháp và được dùng phổ biến trong xưởng sửa chữa lốp ô tô. Sau khi xe được nâng lên cao thì người ta sẽ đặt loại kích này vào trục nhằm đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình tháo và lắp lốp.

e. Con đội cá sấu

Con đội cá sấu được dùng để nâng - hạ vật có khối lượng lớn và cũng được sử dụng chủ yếu trong ngành sửa chữa và làm lốp xe ô tô, xe du lịch. Loại kích thuỷ lực này có thiết kế dạng nằm sát xuống sàn nên người dùng có thể dễ dàng luồn thiết bị vào gầm xe con. Các loại con đội cá sấu đều có thân dài và phần xi lanh thủy lực khi ở trạng thái nâng sẽ ở tư thế tương đối vuông góc với thân.

f. Con đội lùn

Con đội lùn có thiết kế khá giống con đội thường, nhưng chiều cao của con đội lùn sẽ thấp hơn con đội thường. 

3. Sử dụng con đội thuỷ lực như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng con đội thuỷ lực an toàn đúng cách

Hướng dẫn sử dụng con đội thuỷ lực an toàn đúng cách

3.1. Lựa chọn con đội có giới hạn khối lượng nâng lớn hơn khối lượng vật cần nâng

Trước khi lựa chọn con đội thuỷ lực, các bạn trước hết cần phải xác định trước khối lượng vật cần nâng. Thông thường, khối lượng nâng cho phép của con đội thủy lực phải lớn hơn ít nhất 20% so với khối cần nâng (hệ số an toàn phải trong khoảng từ 1,2 đến 1,5). Việc lựa chọn kích thuỷ lực phù hợp với khối lượng hàng nâng cho phép để quá trình nâng - hạ diễn ra một cách nhẹ nhàng và không sợ quá tải.

3.2. Kiểm tra các bộ phận của kích thủy lực

Người dùng cần kiểm tra toàn bộ các bộ phận của kích thủy lực trước khi sử dụng để chắc chắn rằng tất cả các bộ phận của nó ở trong tình trạng tốt nhất, không bị hư hỏng, nứt, hay bị rò rỉ dầu. Việc kiểm tra này sẽ giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình sử dụng như tụt kích, vỡ vỏ, hết dầu,...

3.3. Lắp đặt và vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Hãy luôn nhớ đọc các cảnh báo ghi trên thân của con đội thuỷ lực và hướng dẫn vận hành để đảm bảo sử dụng đúng cách. Các bạn không nên tẩy xóa hay bóc các cảnh báo được dán trên thân của con đội. Và khi sử dụng kích thì luôn mang theo kính, quần áo, giày bảo hộ. 

3.4. Bổ sung dầu khí xi lanh khi không dùng đến

Khi không sử dụng đến kích thuỷ lực, người dùng nên bổ sung dầu với mức vừa đủ theo cảnh báo của nhà sản xuất. Lưu ý, trước khi bổ sung thêm dầu, phải đưa xi lanh về trạng thái ban đầu (vị trí thấp nhất) thì bạn mới có thể bổ sung lượng dầu lớn nhất có thể.

3.5. Không sử dụng kích thuỷ lực như một tấm kê vĩnh viễn

Có rất nhiều trường hợp, người dùng cần phải nâng kích thuỷ lực lên một số cao nhất định. Khi đó, bạn cần một độ cao an toàn để làm việc bên dưới hàng nâng do đó cần phải kê kích thật chắc chắn trước khi làm việc. 

Ngoài việc sử dụng con đội thuỷ lực để nâng - hạ các vật nặng thì hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn sử dụng con đội điện để tiết kiệm thời gian, công sức. Bộ sản phẩm con đội điện bao gồm con kích, súng tháo bu lông, máy bơm cùng một số phụ kiện khác đi kèm sẽ giúp cho công việc nâng hạ, tháo lốp bánh xe diễn ra một cách dễ dàng hơn. 

Bộ sản phẩm con đội điện Kisama

Bộ sản phẩm con đội điện Kisama

Tuy nhiên, khối lượng nâng tối đa của con đội điện là 3 tấn nên việc lựa chọn sử con đội thuỷ lực hay con đội điện còn tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng của người dùng. Các bạn có thể đến các cửa hàng của Kisama hoặc truy cập vatgia.com để mua được các sản phẩm con đội chính hãng, chất lượng với mức giá tốt nhất. 

Thông tin liên hệ chi tiết:

  • Địa chỉ tại Hà Nội: Ngách 1 - Ngõ 68 - Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội.

  • Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: T2/ D2/ 15 đường Bình Chuẩn 62, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

  • Hotline : 0967 687 475.

  • Email : Kisamavn@gmail.com

Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng về sản phẩm con đội thuỷ lực. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Theo: Trần Thanh Trà