• Kiểm tra đơn hàng
  • Hỗ trợ
  • Nạp tiền
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Tìm kiếm :    Giá từ :    ~ Đến :  

Kim cương được định giá như thế nào ?

“Diamond is forever” – câu nói đầu môi của những người biết đến giá trị của kim cương. Nhưng kim cương được định giá như thế nào? Không hẳn bất cứ ai sở hữu kim cương đều hiểu giá trị đích thực của nó. Hiểu biết về giá trị của viên kim cương, bạn sẽ càng yêu mến nó hơn.

Kim cương có thể được cắt nhiều hình dạng khác nhau : hình tròn, giọt lệ, hình trái tim, hình ovale….

 

d1.jpg


Giá trị kim cương được xác định qua 4 yếu tố, thường được gọi là 4C, tức là:

Colour(Màu sắc): Kim cương thông thường có màu trắng (ngoài ra còn có màu hồng, xanh, vàng, nâu), và giá trị càng cao nếu màu càng trắng. Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (Colourless – Không màu) và tiếp tục xuống E, F, G, H, I, J,… Z.

d2.jpg


Clarity(Độ trong): Được dùng để mô tả mật độ khuyết điểm có trong kim cương, bắt đầu từ FL (Flawless – Không có khuyết điểm),IF(Internally Flawless) xuống dần đến VVS (Very Very Slightly Included), VS (Very Slightly Included), SI (Slightly Included), P, I (Imperfect). Giá trị viên kim cương càng cao khi càng ít khuyết điểm.

d3.jpg

Carat: Tính theo đơn vị carat (tương đương với 0.2 gram). Trọng lượng càng nặng, giá trị càng cao – nhưng cần lưu ý rằng giá trị tăng theo cấp số nhân vì những viên kim cương lớn hiếm có hơn. Ví dụ nếu 1 viên kim cương nặng 0.5 carat có giá là 3,000 USD, thì một viên 1 carat (trọng lượng gấp đôi) có thể có giá là 10,000 USD thay vì 6,000 USD.

d4.jpg


Cut: Nếu 3 chữ C nêu trên là yếu tố thiên nhiên sẵn có của kim cương, thì chữ C cuối cùng này là yếu tố cực kỳ quan trọng để xác định giá trị của kim cương. Chính cách cắt mới làm tôn lên vẻ đẹp lấp lánh tuyệt vời của kim cương. Nếu cắt chuẩn, viên kim cương sẽ trở nên sáng hơn, trắng hơn, lấp lánh hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào nó đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên chứ không bị thất thoát xuống phía dưới nhờ sự phối hợp tối ưu của góc độ, sự cân đối và số lượng của các bề mặt cắt. Theo thông lệ, cách cắt được chia làm 3 đẳng cấp: Good (Đẹp), Very good (Rất đẹp), Excellent (Xuất sắc) để phản ánh mức độ chuẩn xác của các bề mặt cắt (tỷ lệ, số lượng, góc độ, sự cân đối).

d5.jpg

Khi công nghệ tiên tiến ra đời, cách cắt đã có thể đạt tới trình độ tinh xảo thượng thừa, và một đẳng cấp mới ra đời – đó là Super- ideal (Tuyệt hảo). Để có được một viên kim cương đẳng cấp Tuyệt hảo sẽ phải tốn nhiều công sức và hao hụt nguyên liệu thô nhiều hơn hẳn các đẳng cấp khác, và vì vậy giá trị của nó sẽ cao hơn với 1 viên khác cùng trọng lượng, màu sắc và độ trong suốt. Đẳng cấp tuyệt hảo được kiểm nghiệm với hiệu ứng ánh sáng Hearts & Arrows (Trái tim và Mũi tên) có thể quan sát được qua một loại kính đặc dụng. Khi nhìn vào mặt trên viên kim cương, bạn sẽ thấy 8 mũi tên cân đối chính xác tuyệt đối, và tương tự, 8 trái tim sẽ hiện ra khi bạn quan sát mặt sau viên kim cương. Theo thống kê của International Gemological Institute (IGI), chưa tới 3 trong 1 triệu viên kim cương thực sự là Hearts & Arrows.

Chỉ riêng ở Việt Nam, người mua thường có khuynh hướng chọn mua kim cương có đường kính lớn, nhờ dễ nhận biết. Nhưng khi làm như vậy, vô tình bạn có thể chọn phải những viên kim cương đẳng cấp thấp (thậm chí không có đẳng cấp) vì người cắt sẽ hi sinh các tiêu chuẩn về tỷ lệ và giác cắt để tận dụng tối đa đường kính, dẫn đến tình trạng viên kim cương tuy lớn nhưng lại nhẹ đi vì thiếu độ sâu, và mất đi sự lấp lánh. Do đó viên kim cương đã mất đi phần lớn giá trị, vì bạn đừng quên rằng yếu tố Carat và Cut mới có tính quyết định nếu không tính tới Colour và Clarity. Cùng một đường kính, màu sắc và độ trong suốt, một viên kim cương đẳng cấp cao hơn sẽ nặng và lấp lánh hơn viên kim cương đẳng cấp thấp, và có giá trị cao hơn rất nhiều.

d6.jpg

d9.jpg