Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Fujifilm FinePix Z10fd

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Hãng sản xuất: FujiFilm Z SeriesĐộ lớn màn hình LCD (inch): 2.5 inch
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng): 7.0 MegapixelĐộ phân giải ảnh lớn nhất: 3072 x 2304
Optical Zoom (Zoom quang): 3xDigital Zoom (Zoom số): 4.8x
Fujifilm FinePix Z10fd
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 1
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 2
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 3
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 4
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 5
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 6
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 7
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 8
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 9
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 10
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 11
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 12
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 13
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 14
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 15
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 16
  • Fujifilm FinePix Z10fd - Ảnh 17
4
Sản phẩm như mô tả
(2 đánh giá)
5 sao0%
4 sao100%
3 sao0%
2 sao0%
1 sao0%
  •  [justify]
    [blue][b]Trong suốt thập kỷ đầu tiên của cuộc cách mạng máy ảnh kỹ thuật số, hầu như tất cả các nhà sản xuất đều treo độc một củ cà rốt nhử trước mũi khách hàng tiềm năng: thêm mega pixel. Bạn đã từng cảm thấy quê độ nếu máy ảnh của mình chỉ có 3 Mê trong khi những model đời mới lại có tới 5 Mê.[/b][/blue]

    Vấn đề là ở chỗ, đến thời điểm này thêm mega pixel chỉ là vô nghĩa. Khi đã vượt quá 5 hoặc 6 megapixel thì chiếc máy ảnh của bạn chỉ giúp nhanh chóng làm cạn thẻ nhớ và ổ cứng mà thôi. Cũng có lúc này, lúc khác bạn sẽ thấy thêm một ít điểm ảnh cũng hữu ích trong việc cắt cúp và sử dụng một phần nhỏ của tấm ảnh. Ấy nhưng việc nhét tới 10 hoặc 12 megapixel lên tấm chíp cảm quang bé xíu của máy ảnh số phổ thông chỉ làm giảm chất lượng ảnh mà thôi bởi mỗi điểm ảnh trở nên ngày càng bé. Ngày càng nhiều người tiêu dùng – và cả người bán hàng – đã và đang nhận ra rằng nhiều Mê không có nghĩa là tăng chất lượng ảnh.

    May thay, trong nỗ lực cải thiện niềm tin đã lỗi thời này, các hãng máy ảnh đang thực hiện hai chiến lược sau: hoặc cải thiện các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến chất lượng ảnh: kích thước chip cảm quang, chống rung, nhạy sáng, chất lượng quang học, tốc độ chụp … hoặc họ bắt đầu sản xuất các mẫu máy khác nhau phù hợp với từng đối tượng sử dụng khác nhau: Olympus và Pentax có những model sử dụng được dưới nước. Nikon bán những chiếc máy ảnh có thể tải ảnh lên trang Flickr.com qua kết nối Wi-Fi. Chiếc Canon S5 IS có thể quay và chụp đồng thời.

    Và Fujifilm cũng ra một model mới đó là chiếc Z10fd Finepix — nhắm vào tuổi teen. Một chiếc máy ảnh cho thế hệ Z: thế có nghĩa là sao? Thứ nhất, nó có nghĩa là rẻ. Chiếc Z10fd có giá giới thiệu là 200 đô la. Khi được tung ra thị trường vào cuối tháng 9, giá bán chắc còn rẻ hơn. Thứ hai, Nó còn có nghĩa “trông ngon mắt”. Chiếc máy ảnh nhỏ nhắn duyên dáng này có rất nhiều màu vỏ ánh kim sáng bóng để lựa chọn: hồng, xanh nước biển, xanh lá cây, đỏ, đen hoặc da cam. Bật máy lên bằng cách kéo nắp đậy ống kính sang bên – thật nhanh và đơn giản.

    Thế hệ Z có chức năng Đấu giá (Auction), có nghĩa là máy sẽ tự ráp hai hoặc ba bốn hình lại thành một ảnh JPEG duy nhất để tải lên eBay hay các website khác (mà không cần phải dùng phần mềm để xử lý). Ngoài ra cũng có chức năng Blog, đơn giản chỉ là chụp ảnh kích thước nhỏ, ở độ phân giải thấp.

    Chức năng “tụi nhỏ siêu quậy” thú vị nhất chính là khả năng gửi ảnh bằng hồng ngoại.

    Đó là những lúc chụp hình cả nhóm, ta cứ phải đứng như trời trồng chờ hết máy này đến máy kia chụp. Đó là những lúc ta đang trình diễn hoặc hùng biện và có người khác chụp được – ta ước mong có chính bức ảnh đó (hoặc ta chính là người chụp và người kia muốn xin copy). Đó là những lúc ta bắt gặp những sự kiện kỳ thú và trong tay chỉ có chiếc máy ngắm chụp khiêm tốn trong khi cái gã đứng bên cạnh có những bức ảnh tuyệt vời bằng chiếc máy chuyên nghiệp đắt tiền.
    Hầu hết mọi người đều không thể chia sẻ hình ảnh ngay tại chỗ. Một số viết nguệch ngoạc email gửi nhau (rồi sau đó lại đánh mất) hoặc dùng những trang web chia sẻ ảnh online để trao đổi. Sẽ rất tuyệt vời hơn nhiều nếu có thể chia sẻ ảnh ngay lập tức bằng chiếc máy ảnh của mình, và chẳng phải bận tâm với việc xin xỏ lại sau này.

    Kiếm chiếc Z10fd đi. Đây là một trong hàng loạt chiếc Fujifilm có mắt hồng ngoại giấu rất tinh tế bên cạnh. Bạn có thể đặt 2 chiếc máy ảnh đối diện nhau, cách không quá 20cm, rồi bấm tổ hợp 3 phím, thế là có thể gửi hình qua máy kia, nhờ một chuẩn hồng ngoại mới với tên gọi IRSimple — một cải tiến công nghệ gửi dữ liệu bằng hồng ngoại đầu tiên kể từ thời những chiếc PalmPilot cổ lỗ sĩ — việc chuyển file chỉ hết có 3 giây.

    Rằng hay thì thật là hay, nhưng tại thời điểm này nó chưa thể làm rung chuyển thế giới trừ những người sở hữu máy ảnh Fujifilm, hi vọng công nghệ IRSimple sẽ được áp dụng rộng rãi.

    Chiếc Z10fd còn có nhiều tính năng khác không chỉ nhắm vào đối tượng thanh thiếu niên. VD: chức năng Nhận diện Khuôn mặt Thông minh, tương tự như tính năng mà Canon đã giới thiệu một năm trước đây. Chức năng này giúp phát hiện khuôn mặt trong khung hình, tính toán lấy nét ưu tiên khuôn mặt và chụp.

    Nếu không có chức năng nhận diện khuôn mặt thì có thể bức ảnh chụp đôi bạn lại chỉ nét vào khoảng trống ở giữa, còn bức ảnh chụp ông sếp với đèn flash sẽ làm cho mặt sếp thành một đốm trắng bợt. Với khả năng nhận diện khuôn mặt, khuôn mặt đôi bạn sẽ nét căng còn trong trường hợp thứ hai, đèn sẽ được chỉnh giảm sáng để làn da thanh tú của sếp được phơi sáng chuẩn xác.

    Bạn sẽ biết ngay khi chức năng này được kích hoạt, bởi khung khuôn mặt sẽ xuất hiện trên màn hình khi bạn bố cục bức ảnh. Khung vuông này sẽ di động cùng cử động của chủ thể. Thú vị là ở chỗ ngay cả chế độ xem lại hình cũng có nhận diện khuôn mặt, thế là chỉ cần zoom ngay vào ô vuông để xem kỹ từng khuôn mặt. (Tôi thích nhất một câu trong cuốn hướng dẫn sử dụng: “Nhận diện Khuôn mặt Thông mình không hiệu quả nếu chủ thể đứng trồng cây chuối”)

    Chiếc này có 54 megabyte bộ nhớ trong, có nghĩa là có thể chụp được vài kiểu trong khi chưa kịp mua thẻ nhớ. Ta có thể thấy chiếc Z10fd vừa sử dụng được cả thẻ SD giá rẻ thuận tiện và phổ biến, vừa nhận thẻ xD đắt tiền và khó kiếm. Phải nói rằng thẻ xD cực kỳ khó chịu ngay từ ngày đầu được tung ra, được Fujifilm và Olympus ôm khư khư, thực sự là không cần thiết trong một thế giới đã đầy rẫy các loại thẻ không tương thích với nhau. Việc chiếc Z10fd chỉ có 1 khe thẻ để cắm một trong hai loại – chính là một giải pháp kỹ thuật thông minh và có lẽ đây là khởi đầu của một xu thế - một sự thừa nhận rằng cuộc thử nghiệm xD đã là một sai lầm.

    Còn một sự cách tân đáng nói nữa: chế độ chụp song đôi ánh sáng tự nhiên / lên flash. Ở chế độ này, máy ảnh chụp 2 kiểu liên tiếp, 1 kiểu có đèn và một kiểu không. Chế độ này rất hữu dụng khi ánh sáng không được tốt lắm. Nhiều lúc ta cứ phải băn khoăn, tốt nhất là không sử dụng đèn nếu không thực sự cần, nhưng lại sợ hình ra bị mờ do ống kính mở lâu vì thiếu sáng. Có cả hai kiểu chụp liên tiếp trong 1 giây sẽ giúp có cả hai kiểu ánh sáng khác nhau mà không sợ mất khảnh khắc.

    Một khả năng hay nữa được gọi là chế độ chụp liên tiếp lấy 3 ảnh cuối. Chiếc máy ảnh chụp liên tục chừng nào nút chụp còn được bấm, khi rời tay thì 3 ảnh cuối cùng sẽ được lưu. Chức năng này tuyệt vời khi bạn không biết khoảnh khắc quyết định khi nào sẽ diễn ra – Phóng tàu Con thoi, Cú sút cầu môn …nhưng bạn vẫn muốn sẵn sàng cho những sự kiện này.
    Nghe thì rất ngọt ngào, vậy nhưng Z10fd vẫn chỉ là chiếc máy ảnh 200 đô la. Vì nó thuộc loại rẻ tiền nên đừng hi vọng chất lượng hình ảnh quá cao. Như hình minh họa, ngoài ánh sáng ban ngày thì ảnh sẽ nhiễu lốm đốm, mờ hoặc lệch màu. Chiếc máy này đương nhiên là không có chống rung.

    Ngoài ra Z10fd cũng chậm một cách thảm hại, đặc biệt khi dùng đèn flash. Cũng như các máy ảnh tí hon ngày nay, Z10fd không có khe ngắm quang học. Màn hình cũng nhìn tốt dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng cũng đôi khi, đặc biệt về đêm ta vẫn thích nhìn qua khe ngắm quang học hơn.

    Dù sao thì chiếc Z10fd cũng là một thử nghiệm đáng lưu ý với giá 200 đô la. Nó tiên phong ở nhiều đặc điểm nho nhỏ và minh họa cho môt xu thế lớn hơn: những model nhắm vào từng nhóm khách hàng và tình huống cụ thể. Đương nhiên sẽ là điều tốt bởi một ngày nào đó bạn sẽ có một chiếc máy ảnh mà nhà sản xuất thiết kế cho chính mình.[/justify]
     Có ích   05/01/2008 - 15:45
  •  FinePix Z10fd mới của Fujifilm có thiết kế nhỏ gọn với kích thước các chiều chỉ 91,2 x 56,6 x 18,8 mm, mang phong cách thời trang, xuất hiện sặc sỡ với các gam màu trẻ trung nhằm hướng tới giới trẻ. Ngoài ra, Z10fd còn sở hữu nắp bảo vệ ống kính dạng trượt, cảm biến CCD 7,2 megapixel, ống kính zoom quang 3x, và màn hình LCD 2,5 inch.

    Tuy nhiên cơ chế trượt của nắp bảo vệ ống kính ở Z10fd không được trơn tru, nhưng nó giúp cho người dùng tránh được việc vô tình mở máy. Những chức năng điều khiển được thiết kế đơn giản xoay quanh hai phím bấm hình tròn khá to ở mặt sau, tạo ra sự tiện lợi cho người sử dụng và khiến cho mặt sau trở nên thoáng hơn. Tuy nhiên, máy không có những phím bấm giúp người dùng có thể lựa chọn trực tiếp các chế độ chụp khác nhau, máy cũng không có phím chuyên dụng để điều chỉnh độ cân bằng trắng.

    Z10fd được trang bị các chế độ chụp Blog và Auction. Chế độ Blog cho phép người chụp có được những bức ảnh ở kích cỡ vừa đủ để họ dễ dàng đưa lên blog. Trong khi đó, chế độ Auction mode, lại giúp cho người chụp có thể đính nhiều bức ảnh lại với nhau, nhằm đưa lên các trang web mua bán trực tuyến như eBay hay Craiglist. Máy cũng có tính năng IrSimple của Fujifilm, giúp đơn giản hoá chu trình chia sẻ ảnh qua kết nối hồng ngoại.

    Máy được trang bị 14 cảnh cài đặt sẵn để dùng trong hoàn cảnh chụp bất thường. Ngoài ra máy cũng được trang bị chế độ nhận diện khuôn mặt. Không giống như phiên bản nhận diện khuôn mặt thứ 2 của Fujifilm, phiên bản đầu tiên được sử dụng ở Z10fd không thể nhận diện khuôn mặt nếu nó không nhìn thấy 2 mắt trên khuôn mặt của người. Điều đó có nghĩa là máy không nhận diện được khuôn mặt của những người đứng ở vị trí nghiêng, còn trong trường hợp thẳng về phía máy ảnh thì nó có thể thấy khuôn mặt một cách nhanh chóng và dễ dàng lấy nét.

    FinePix Z10fd hoạt động chậm nhưng so với những chiếc máy ảnh giá thấp thì có thể nói nó hoạt động đạt mức trung bình. Máy phải mất tới 2,3 giây để khởi động và chụp được bức ảnh JPEG đầu tiên. Sau đó mất 2,3 giây giữa các bức ảnh khi không bật đèn flash và 2,6 giây khi bật đèn flash.

    Chất lượng ảnh rất tốt nhưng thuật toán giảm nhiễu mà Fujifilm sử dụng để giữ cho mức nhiễu ISO trong tầm kiếm soát làm cho các bức ảnh của Z10fd mất đi sự sắc nét. Nếu bạn in các bức ảnh chụp ở mức nhỏ hoặc trung bình thì các bức ảnh khá đẹp, còn nếu bạn in cỡ to hoặc xem và phóng đại to các bức ảnh trên màn hình máy tính thì bạn sẽ thấy các bức ảnh đó nhiễu ở mức ISO hơi cao.

    Ở mức nhạy sáng thấp nhất ISO 64 những bức ảnh chụp đẹp, nhưng thực sự chúng không sắc nét như những gì chúng ta mong đợi ở một chiếc máy ảnh 7,2 megapixel. Ở mức ISO 200 nhiễu bắt đầu trở nên rõ ràng khi xem trên màn hình, nhưng khi in ra thì chúng cũng không nhiều lắm. Ở mức ISO 400 thì các bức ảnh khi in ra có những hạt nhỏ, độ sắc nét giảm hẳn. Với FinePix Z10fd khi chụp ảnh bạn nên giữ ở mức ISO 400 hoặc thấp hơn nếu có thể.

    Dù Fujifilm FinePix Z10fd có giá hợp lý nhưng cũng có những chiếc máy ảnh khác với chất lượng ảnh tốt hơn mà lại có cùng mức giá như Sony Cyber-shot DSC-W55 hay DSC-W80. Tất nhiên là không chiếc máy ảnh nào có kiểu dáng thể thao, xinh xắn, đa dạng về màu sắc như Z10fd, nhưng thực sự người dùng sẽ ấn tượng với những bức ảnh mà máy chụp hơn là màu sắc sặc sỡ của chiếc máy ảnh.
     Có ích   20/12/2007 - 16:54
Hỏi đáp gian hàng
Bình luận về Máy ảnh Fujifilm FinePix Z10fd (1)
  • Dientu Vitinh   ·   26/05/2015 - 13:23
    tai sao may anh lan khong tieng viet rat kho su dung
    Trả lời   ·  

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá