Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc - Nhà Tần, Nhà Hán, Ngụy - Tấn & Nam Bắc Triều (Tập 1)

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Chính trị - Lịch sử - Địa Lý - Lịch sử Thế GiớiSố trang: 948
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Văn hoá thông tin
Tìm theo vần: BHình thức bìa: Bìa mềm
Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc - Nhà Tần, Nhà Hán, Ngụy - Tấn & Nam Bắc Triều (Tập 1)
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchChính trị - Lịch sử - Địa Lý - Lịch sử Thế Giới
Tác giảCát Kiếm Hùng
Người dịchPhong Đảo
Số trang948
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnVăn hoá thông tin
Tìm theo vầnB
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
- Sự phát triển của lịch sử có quy luật cơ bản của nó, điều đó không thể dùng ý chí của mọi người để thay đổi, mà nó là tất nhiên. Nhưng bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội, bất cứ một triều đại nào, bất cứ một nhà vua nào, bất cứ một sự kiện nào đều có tính ngẫu nhiên của nó không thể dựa vào một quy luật cụ thể nào đó để xuất hiện hoặc biến mất đi, cũng như để hưng thịnh và suy vong…Trong lịch sử Trung Quốc, xã hội phong kiến đã chiếm một phần lớn trong các thời kỳ lịch sử tạo nên một bề dày lịch sử với những bước thăng trầm đáng kể. Dựa vào tính phát triển tổng thể và tính quy luật của lịch sử, tác giả đã biên soạn bộ sách này nhằm cung cấp cho bạn đọc một số sự thật lịch sử cũng như một số kinh nghiệm và trí tuệ lịch sử.

Sách in 4 màu trên giấy couché, bao gồm 3 tập, lần lượt trình bày các bước thịnh suy của các triều đại Trung Quốc:
- Tập 1: Nhà Tần - Hán - Ngụy Tấn và Nam Bắc Triều
- Tập 2: Nhà Đường - Lưỡng Tống - Nguyên
- Tập 3: Nhà Minh - Thanh

Mục lục
Phần I: TRIỀU ĐẠI NHÀ TẦN
Sơ lược tình hình chung
Chương một: Bước đầu xây dựng đế nghiệp: Sự cải cách của Thương Ưởng
Chương hai: Mưu lược bí mật và công khai: Kế hợp tung và liên hoành
Chương ba: Bóng tối và cái giá phải trả của sự tiến bộ lịch sử
Chương bốn: Cách chức lưu đày “tứ quý” và chiến thuật giao hảo với nước xa để tấn công nước gần: Phạm Thư làm Tể tướng nhà Tần
Chương năm: Từ người lái buôn đầu cơ trở thành nhà chính trị: Lã Bất Vi và bộ sách Lã Thị Xuân Thu
Chương sáu: Một mình cai trị cả giang san: Doanh Chánh tự cầm quyền để cai trị toàn dân
Chương bảy: Công và tội của người làm thầy vua: Hàn Phi và lý luận pháp gia của công
Chương tám: Chiêu hiền đãi sĩ: Thói quen nuôi kẻ sĩ và chế độ khách khanh
Chương chín: Từ việc chín đỉnh đồng đưa về nhà Tần đến việc thống
nhất thiên hạ
Chương mười: Bốn bể trở thành một nhà: Hoàn thành việc thống nhất cả nước
Chương mười một: Xây dựng cơ nghiệp muôn đời: Mộng tưởng và sự cấu tạo của Tần Thủy Hoàng
Chương mười hai: Vị bạo chúa hiếm có thống trị bằng quyền lực tuyệt đối của nhà vua - Một số sự kiện quan trọng chứng minh cách cai trị tàn bạo của Tần Thủy Hoàng
Chương mười ba: Sự thắng lợi và sự thất bại qua cách cai trị bằng luật pháp: Tìm hiểu về luật pháp nhà Tần
Chương mười bốn: Sự độc tôn và sự dung hòa về mặt tư tưởng: Từ trăm nhà đua tiếng bàn về lý luận thống trị của nhà Tần
Chương mười lăm: Sự phân biệt giữa “gốc” và “ngọn”: Lý luận và thực tiễn về việc trọng nông ức thương
Chương mười sáu: Sự sụp đổ của đế quốc Tần: Từ cái chết của Tần Thủy Hoàng đến sự đầu hàng của Tử Anh
Chương mười bảy: Chinh phạt kẻ vô đạo và tru diệt bạo chúa: Những cuộc đại khởi nghĩa cuối đời nhà Tần
Phần II: TRIỀU ĐẠI NHÀ HÁN
Chương một: Đại Hán cường thịnh: Bốn trăm năm thịnh suy
Chương hai: Tranh giành đế nghiệp: Người thắng lợi trong cuộc đọ sức giữa Sở và Hán
Chương ba: Không cai trị thiên hạ trên lưng ngựa: Lưu Bang và Nho sinh
Chương bốn: Từ việc phong chức cho tới việc “Phân tán ân huệ”: Các vương quốc Chư hầu đầu đời Tây Hán
Chương năm: Không cho ngựa hồ vượt âm sơn: Giữa nhà Hán và Hung Nô từ đấu tranh trở thành hòa hợp
Chương sáu: Một đế quốc mạnh chưa từng có: Phạm vi lãnh thổ của hai triều đại nhà Hán
Chương bảy: Sự khai thông của Trương Khiên: Đế quốc Hán và thế giới
Chương tám: Giai đoạn tuổi già của Hán Võ Đế
Chương chín: Người soán đoạt lại là một nhà cải cách: Bi kịch của Vương Mãng
Chương mười: Tiền tệ có tội gì: Địa vị của Thương gia và Thương nghiệp
Chương mười một: Giữa lý tưởng và hiện thực: Sự lựa chọn khó khăn của những phần tử trí thức
Chương mười hai: Câu chuyện về Hán - Ngụy: Chân tướng của việc nhường ngôi
Phần III: NGỤY - TẤN VÀ NAM BẮC TRIỀU
Chương một: Một thời đại đầy rẫy mâu thuẫn: Sơ lược về lịch sử Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều
Chương hai: Khống chế nhà vua để ra lệnh cho Chư hầu: Sự quật khởi của tập đoàn họ Tào
Chương ba: Người dân xem việc ăn no là việc lớn: Sự mở rộng chế độ đồn điền
Chương bốn: Ai có tài thì dùng: Phương lược dùng người của Tào Tháo
Chương năm: Đối sách tại Long Trung: Chiến lược của tập đoàn họ Lưu
Chương sáu: Chiếm vùng đông nam: Tập đoàn họ Tôn cát cứ Giang Đông
Chương bảy: Quan chức cao không có nhà nghèo, quan chức thấp không có thế tộc: Chế độ Cửu Phẩm Trung Chính và sự xác lập đường lối chính trị sĩ tộc
Chương tám: Một đời sống vô cùng xa xỉ: Sự hủ bại của giai cấp thống trị thời Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều
Chương chín: Sự nổi loạn của tám Vương: Kết quả xấu của việc cắt đất phong hầu theo lối cổ
Chương mười: Cái gọi là “Ngũ hồ loạn hoa”: Hậu quả xấu của sự áp bức dân tộc
Chương mười một: Vương và Mã cùng chung đất nước: Đông Tấn tìm sự yên ổn ở vùng Giang Nam
Chương mười hai: Trận đánh tại sông Phì: Sự hình thành cuối cùng của tình thế chong mặt giữa hai miền bắc nam
Chương mười ba: Nói suông làm hại đất nước: Nếp sống của kẻ sĩ đời Tào Ngụy, Lưỡng Tấn thuộc Nam triều
Chương mười bốn: Nghi kỵ và tàn sát: Tệ đoan chính trị của Nam Triều
Chương mười lăm: Một cuộc cải cách chưa từng có: Cuộc cải cách của Hiếu Văn Đế triều đình Bắc Ngụy
Chương mười sáu: Chia đều ruộng đất trong nước: Chính sách điền địa thành công của Bắc Triều
Chương mười bảy: Tụt hậu tất sẽ bị diệt vong: Chính sách dân tộc thất bại của Bắc Tề
Chương mười tám: Từ “Hồ hóa” để “Hán hóa”: Chính sách bản vị quan lũng từ Tây Ngụy đến Bắc Châu và sự thống nhất của miền Bắc
Chương mười chín: Nịnh Phật để ức chế đạo và diệt Phật để tôn sùng đạo: Chính sách tôn giáo trong thời kỳ Nam Bắc Triều
Chương hai mươi: Những bộ luật huy hoàng: Thành tựu về lập pháp trong thời kỳ Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều
Chương hai mươi mốt: Siết chặt đối với lê dân, nới lỏng đối với quyền quý: Đường lối tư pháp trong thời kỳ Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá