Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Hướng dẫn giải nhanh đề thi khối C (V,S,Đ)

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Sách tham khảo - Cấp IIISố trang: 0
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: ĐH Sư phạm TP.HCM
Tìm theo vần: HHình thức bìa: Bìa mềm
Hướng dẫn giải nhanh đề thi khối C (V,S,Đ)
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchSách tham khảo - Cấp III
Tác giảPhạm Văn Đông
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnĐH Sư phạm TP.HCM
Tìm theo vầnH
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng0
Nội dung tóm tắt
HƯỚNG DẪN GIẢI CỦA THẦY ĐOÀN VĂN ĐẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 - 1949.

Câu II. (2,0 điểm)Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu III. (2,0 điểm)Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc tiến công đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINHCâu I:

* Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ 1945 - 1973:

- Từ sau Chiến tranh thế giới hai, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau.

- Ba mục tiêu chủ yếu:

+ Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc Mĩ.

* Việc triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu 1947 - 1949:

- Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mĩ Truman đọc thông điệp trước Quốc hội Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì…

- Đầu tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” với khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Và thông qua kế hoạch này, Mĩ tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của mình đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Câu II:

* Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất...

* Nhận xét: Những nhiệm vụ trên bao gồm hai nội dung (chống đế quốc và chống phong kiến), song nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh hơn. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn - phải giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. Đây là nhiệm vụ đúng đắn và sáng tạo, sớm kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng chủ yếu.

* Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

* Nhận xét: Đó là chủ trương tập hợp mọi lực lượng có mâu thuẫn với đế quốc Pháp về quyền lợi dân tộc, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam; huy động lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập. Thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù, rất phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn.

Câu III:

* Xác định đường lối và phương pháp cách mạng:

- Nguyễn Ái Quốc tổ chức và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) để hoàn thành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đã được đề ra trong Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đó là:

+ Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Như vậy, tại mỗi nước Đông Dương phải thành lập mặt trận thống nhất của nước mình để lãnh đạo cách mạng. Do đó, tại Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh.

+ Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi; đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trọng tâm.

* Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:

- Sáng lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), một hình thức mặt trận có quy mô và tổ chức rộng khắp cả nước do Người đứng đầu, là trung tâm đoàn kết đấu tranh chống Pháp - Nhật để giành độc lập. Mặt trận Việt Minh bao gồm các “hội cứu quốc”, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; tập hợp và rèn luyện lực lượng chính trị quần chúng.

- Ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), là đội quân chính quy cách mạng đầu tiên.

- Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, ban đầu là căn cứ Cao Bằng, đến tháng 6/1945 thành lập khu giải phóng Việt Bắc. Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

- Năm 1942 và 1945, Người đi Trung Quốc liên hệ để tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng đồng minh chống phát xít.

- Sáng suốt dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

- Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm Chủ tịch.

- Cùng Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi chỉ trong một thời gian ngắn là 15 ngày (13/8 - 28/8/1945).

- Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Người, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu. Người soạn thảo và công bố Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá