Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Hiện tượng học tinh thần

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Triết học - Phương TâySố trang: 1640
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Văn Học
Tìm theo vần: HHình thức bìa: Bìa mềm
Hiện tượng học tinh thần
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchTriết học - Phương Tây
Tác giảG. W. F. Hegel
Người dịchBùi Văn Nam Sơn
Số trang1640
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnVăn Học
Tìm theo vầnH
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng920 gram
Nội dung tóm tắt
Tập sách này trình bày cái biết đang trở thành (daswerdende Wissen). Hiện tượng học tinh thần có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết. Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học. Nó bao hàm những hình thái khác nhau của tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối. Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học (hiện tượng học) vốn được chia ra thành: ý thức, Tự - ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức (xã hội). Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó. Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học. Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý (hay sự thật) sát cận nhất của chúng. Chúng sẽ tìm thấy chân lý (hay sự thật) tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học (Triết học tư biện) như là kết quả của cái Toàn bộ (Hegel).
Mục lục
Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Cùng Hiện tượng học Tinh thần qua các chặng đường đánh giá”
GEORG WILHELM FRIEDRICH HEGEL HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN
Lời tựa
Về nhận thức khoa học
Môi trường của chân lý là khái niệm và hình thức đúng thật của nó là hệ thống khoa học
Chỗ đứng hiện nay của Tinh thần
Nguyên tắc không phải là sự hoàn tất: chống lại chủ nghĩa hình thức
Cái Tuyệt đối là Chủ thể
... Và chủ thể này là gì?
Môi trường của tri thức
Nâng lên trong môi trường của tri thức chính là (công việc của) “Hiện tượng học Tinh thần”
Chuyển hóa cái được hình dung bằng biểu tượng và cái quen thuộc thành tư tưởng
... Và nâng tư tưởng lên thành Khái niệm
Hiểu như thế nào khi bảo rằng: “Hiện tượng học Tinh thần" có tính phủ định và chứa đựng cái sai?
Chân lý lịch sử và chân lý toán học
Bản tính của chân lý triết học và phương pháp của nó
Chống lại chủ nghĩa hình thức sơ đồ hóa
Điều đòi hỏi trong việc nghiên cứu triết học
Tư duy “lý sự” trong thái độ phủ định (tiêu cực) của nó
... Và trong thái độ khẳng định của nó; (với tư cách là) Chủ thể
Triết lý theo kiểu tự nhiên với tư cách là “lý trí con người lành mạnh” và với tư cách là “thiên tài”
Kết luận: quan hệ của tác giả với công chúng
Lời dẫn nhập
Ý THỨC
Chương I: Sự xác tín cảm tính; “cái này” và sự “cho rằng”
Chương II: Tri giác; sự vật và sự lừa dối (của nó)
Chương III: Lực và giác tính, hiện tượng và thế giới siêu - cảm tính
TỰ - Ý THỨC
Chương IV: Sự thật của việc xác tín về chính mình
Sự độc lập tự chủ và không độc lập tự chủ của Tự ý thức; làm Chủ và làm Nô
Tự do của Tự ý thức; thuyết khắc kỷ, thuyết hoài nghi và ý thứcbất hạnh
LÝ TÍNH
Chương V: Sự xác tín và sự thật của lý tính
Lý tính quan sát
Việc hiện thực hóa của Tự ý thức lý tính thông qua chính bản thân mình
Tính cá nhân tự biết chính mình là thực tồn tự mình và cho mình
TINH THẦN
Chương VI: Tinh thần
Tinh thần đúng thật (Tinh thần khách quan), trật tự đạo đức
Tinh thần tự tha hóa; sự đào luyện (văn hóa)
Tinh thần tự xác tín về chính mình. Luân lý
TÔN GIÁO
Chương VII: Tôn giáo
Tôn giáo tự nhiên
Tôn giáo nghệ thuật
Tôn giáo khải thị
TRI THỨC TUYỆT ĐỐI
Chương VIII: Tri thức tuyệt đối
Phụ lục:Trích đoạn hài kịch “Đôi giày tuyệt đối” (của F.G.L.Linder, dành cho bạn đọc nào đã bị “nội thương trầm trọng” sau khi đọc “Hiện tượng học Tinh thần”
Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và các tác phẩm của Hegel
Mục lục tên riêng
Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ
Thư mục chọn lọc

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá