Khó chịu khi bị chiếu pha vào buổi tối. Xử lý sao đây???

Đi đường phố vào ban đêm hoặc trên các đường quốc lộ không có rào chắn, các bạn có thấy khó chịu không khi ôtô và xe máy bật đèn chiếu xa (đèn pha) mặc dù người đi ngược chiều đã nháy đèn ra tín hiệu .

Tôi có cảm giác một số người cho đó là điều chiến thắng vì đã làm cho người khác chói hết cả mắt. Có lẽ văn hóa giao thông trong việc sử dụng đèn và còi cần phải được nhiều bạn đọc góp ý hơn nữa để mong sao ý thức giao thông của nước mình ngày càng văn minh và lịch sự.

(Nguyễn Bá Văn)

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Vâng , tôi rất ngạt nhiên không hiểu tại sao ở Việt Nam nhiều tài xế cả xe máy lẫn xe ô tô cứ ngang nhiên mở đèn pha để chạy, rất là khó chịu và gây nguy hiểm cho người đi chiều ngược lại. Có lẽ ở Vietnam chưa có luật xử phạt người lái xe mở đèn pha ban đêm trong điều kiện bình thường thì phải.

Ở nước ngoài tài xế chỉ được mở đèn pha trong điều kiện sương mù hoặt mưa lớn hoặt tầm nhìn không được xa, hoặc bạn là một người duy nhất trên đường, nhưng khi có người đi ngược lại thì phải trở lại đèn thường. Đó là phép lịch sự và là luật mà mọi người phải tuân theo.

Le Nguyen

Hoang Minh Thu
Hoang Minh Thu
Trả lời 13 năm trước

Tôi cũng nghĩ như anh

Mình không hiểu tại sao họ lại bật pha trong khi đèn đường sáng, mà không có đèn đường cũng không nên bật pha liên tục, thấy xe đối diên thì hãy chuyển cos. Có vài mẫu xe hiện đại cũng đã trang bị cơ chế tự động này rồi.

Có lẽ một số ngưòi còn thiếu thông tin nhưng bên cạnh đó cũng có ngưòi cố tình nghĩ là bật pha cho sáng đường ta đi, ai chói kệ.. Mình nghĩ các anh công an phải mạnh tay hơn, làm thường xuyên như việc kiểm tra tốc độ thì mới mong cải thiện được thôi.

Hieupham

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Pha chiếu hậu của xe tải

Tôi cũng chia sẻ để các anh Cảnh sát giao thông phạt nặng trường hợp sau: Có hôm tôi đi từ HN về Tp.Hải phòng trên QL5 đoạn Tp. Hải dương. Tôi đi xe hơi còn trước tôi là xe Container. Thật khó chịu khi xe Container lắp hai bên đèn pha rọi hẳn về phía hai bên trái và phải.

Muốn vượt không được, muốn đi thì chói mắt. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh với các trường hợp như vậy. Sẽ rất nguy hiểm cho người điểu khiển phương tiện phía sau.! Không hiểu khi học lái xe ra các tài xế có được dạy là lắp đèn để cản vượt thế không nhỉ.

Thiết nghĩ mà đau lòng cho ý thức một số người tham gia giao thông.!

MinhHoàng

Hoang Van Tai
Hoang Van Tai
Trả lời 13 năm trước

Mình thấy bạn chủ topic toàn nói về vụ bật đèn pha trên quốc lộ. Thì mình xin nói rằng luật VN cho phép bật đèn pha khi đang chạy trên quốc lộ mà bạn ? Không biết bạn đã từng đi vô những đoạn đường quốc lộ hay tỉnh lộ tối om, gần như chỉ thấy ánh đèn nhà dân ở phía xa xa.

Nếu xe bật đèn cos thì ko tài nào thấy được đường đi, lúc đó chỉ có cách bật đèn pha (nếu đường có con lươn chắn giưa thì ko bị chói, ko thì đành chịu) để thấy đường, thấy ổ gà từ xa mà né. Bạn bật đèn cos thì khi bạn thấy ổ gà để né là quá muộn rồi, ban đêm chạy nhanh té xe hay lật xe vì mấy vụ này như chơi.

Mình chỉ phản đối hành vi bật đèn pha khi tham gia giao thông trong nội ô thành phố hay khu dân cư nào đó thôi.

TCH

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Nhân tiện xin hướng dẫn về việc sử dụng đèn pha/cốt cho tài mới

Đặc biệt khi đi ra ngoại thành, trên đường quốc lộ. Việc đầu tiên với tôi là nếu đường không có giải phân cách cao như ở trên đường cao tốc Pháp Vân thì tôi sẽ chuyển sang chế độ đèn chiếu gần ngay. Bởi tôi biết là nếu chiếu xa như một số xe đi ngược chiều làm vậy thì sẽ làm cho người đi ngược chiều bị chói mắt mà mất kiểm soát tay lái sẽ rất nguy hiểm khi đang đi tốc độ nhanh không kịp phản ứng.

Tuy nhiên nhiều bác mới lái không biết "văn hoá dùng đèn" khi đi ban đêm, nên nhân tiện tôi muốn được trao đổi: xe luôn có 2 loại đèn: pha (chiếu xa) và cốt (chiếu gần); khi đi ban đêm ở quốc lộ, đoạn đường không có đèn chiếu sáng, bạn dùng đèn pha vì nó giúp cho bạn quan sát được khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên đèn pha sẽ gây chói mắt cho xe đi ngược chiều và xe đi cùng chiều phía trước.

Vì vậy khi quan sát thấy xe đi ngược chiều hoặc khi tiến đến gần xe cùng chiều phía trước, bạn phải chuyển từ pha sang cốt để giúp lái xe phía trước quan sát dễ dàng hơn. Sau khi vượt qua, bạn có thể chuyển lại từ cốt sang pha. Nếu bạn không tạo thói quen làm như vậy khi đi trên đường, nhiều lái xe lâu năm sẽ trả đũa: bật lại pha để làm chói mắt bạn, ép không cho bạn vượt, hoặc cho bạn vượt lên rồi tiến sát đuôi xe bạn và bật pha khiến bạn chói mắt không quan sát được.

Vài kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với các bác mới lái.

Nhóm kỹ thuật tổng đài vctel.com

Huyng Mai Diem
Huyng Mai Diem
Trả lời 13 năm trước

Cách xử lý đèn ôtô chiếu ngược chiều

Thân gửi các bạn,

Mình cũng gặp trường hợp bị xe đi ngược chiều chiếu đèn dài, thật sự là rất bực mình, vậy làm cách nào đối phó với tình huống này. Các bạn hãy tắt đèn xe của mình đi, phía đối phương sẽ bị bất ngờ khi một xe đang lưu thông gần như biến mất khỏi mặt đường còn bạn thì hoàn toàn chủ động vì lúc đó bạn có thể quan sát mọi vật trên đường một cách dễ dàng như ban ngày vậy. Ngay lập tức đối phương sẽ hạ đèn pha xuống, lúc đó ta lại bật đèn lên.

MÌnh đã áp dụng rất nhiều lần và rất hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Khang

Hoang Dinh Thang
Hoang Dinh Thang
Trả lời 13 năm trước

Cách xử lý của tôi

Do yêu cầu công việc, tôi hay phải chạy xe ban đêm. Tuyến đường mà tôi đi thường là HN - Việt Trì (hoặc ngược lại) và HN - Hải Dương (hoặc ngược lại). Như vậy là các bạn có thể hình dung lưu lượng xe khi tôi tham gia giao thông trên nhưng cung đường này là rất lớn. Tôi nghĩ lại thì thấy thế này:

1. Đối với các xe chở người từ 12 chỗ trở xuống, đại đa số đều có động tác nháy đèn từ xa để cảnh báo. Khi khoảng cách giữa 2 xe còn khoảng 15 - 20m thì hạ pha -> các bác tài trong trường hợp này có ý thức chấp hành tương đối tốt.

2. Đối với các xe chở người trên 12 chỗ, ít thấy có động tác hạ pha. Nháy đèn cảnh báo đã là tốt rồi. Xe cao, pha sáng và thường làm cho tôi chói mắt -> tôi phải giảm tốc độ từ xa, bám sát lề đường chiều mình đi, và đương nhiên không quên hạ đèn pha xe mình.

3. Đối với các xe tải thì chỉ có mấy bác chạy tải 1t25 với 1t5 là chấp hành thôi, chứ các bác tải lớn hoặc xe cont thì ít lắm.

4. Đối với xe máy thì nói thật là quá hiếm có động tác hạ pha. Vậy thì ta phải làm thế nào? Nói thật là nhiều trường hợp cũng ức lắm. Mình nháy đèn và hạ pha từ xa, đi đúng làn đường, giảm tốc độ xuống mức thấp nhất để giữ an toàn. Bên kia thì cứ sáng quắc lên, ào ào chạy như thốc vào mặt. Ức chế không phải vì mình lép vế đâu.

Xe tôi là Accord 2.0 đời 2010, đôi lúc phải đi bằng BMW 5-serie 2010 của người bạn. Pha của tôi đủ sáng để LÀM CHÓI MẮT BẤT KỲ XE NGƯỢC CHIỀU NÀO. Chính vì vậy mà tôi luôn ý thức là mình đang làm chói mắt xe ngược chiều đấy, và thế là tôi có biện pháp xử lý an toàn cho cả 2 bên. Còn bên kia chấp hành hay ko tôi ko quan tâm, giữ an toàn cho mình và cho người khác. Thời mới chạy xe tôi còn hiếu chiến, nó dựng pha thì mình cũng dựng pha, chả việc gì phải hạ mất sĩ diện. Vài lần thế thấy kinh quá, xe kia nó chạy qua mắt mũi tối sầm lại, loạng choạng luôn. Thế là từ đấy cạch hẳn.

Vậy quan điểm của tôi là ta cứ chấp hành quy tắc an toàn, trước hết là cho mình cơ mà. Gần như 100% các trường hợp ko hạ pha sẽ bị những người ngồi trên xe ngược chiều bình phẩm bằng những lời bất nhã. Chắc chẳng ai muốn bị như vậy. Thế còn đối với xe cùng chiều? Tôi vẫn chấp hành. Dù có định vượt người ta hay không thì khi đến gần xe trước, gần đến đâu thì căn cứ vào điển chiếu sáng xa nhất của xe mình.

Khi điểm này chạm vào đuôi xe trước, ta nên hạ pha xuống là vừa. Phải thầy rằng mình ĐANG LÀM CHÓI MẮT người lái xe đằng trước qua 3 gương chiếu hậu, và điều này không hay ho gì. Đôi khi chỉ vì chút tự ái đó mà nhất định xe trước không cho mình vượt đâu. Cũng lưu ý là khi đó, xe mình đã rất gần với xe trước rồi, trong trường hợp có biến cố sẽ rất khó xử lý an toàn đấy. Một lần nữa, tôi thấy nên chấp hành các quy tắc an toàn, vì an toàn của chính mình trước hết, và còn an toàn cho rất nhiều người khác.

Nguyễn Việt Cường

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước

Cần CSGT xử phạt cao nhất theo luật

Chuyện bật đèn pha đi buổi tối tôi đã thấy được nói nhiều nhưng hình như chưa đến được tai lực lượng CSGT thì phải. Theo tôi, để hạn chế và chấm dứt hanh vi này cần làm ngay mấy việc sau:

1. Thông tin tuyên truyền trên báo đài về quy định và khung hình phạt đối với hành vi sử dụng đèn pha, vì rất nhiều người tham gia giao thông, đặc biệt phụ nữ không hiểu biết về quy định này (không kể một số thanh thiếu niều cố tình sử dụng đèn pha).

2. Lực lượng CSGT cần triển khai thực hiện ngay việc xử lý phạt các trường hợp xử dụng đèn sai Luật (quy định tại khoản 12. Điều 8, Luật GTĐB và đoạn h. khoản 4. Điều 8. Mục 1 TT 146/2007/NĐ-CP phạt tiền từ 200k-400k).

3. Khi tham gia giao thông, mong mọi người có ý thức nhắc nhở những người bật đèn pha chuyển về cốt (sẽ không dễ nhưng nếu tất cả mọi người cũng nhắc nhở thì sẽ thực hiện được).

Minh