Giao tiếp bằng tín hiệu đèn khi đi đường?

Tôi lái xe được một năm nhưng vẫn chưa hiểu tín hiệu đèn của mấy bác tài đi ngược chiều. Nháy đèn một cái và nháy đèn liên tiếp là sao? Tôi vẫn bỡ ngỡ lúng túng không biết phải làm sao? nguồn: vnexpress.net
gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước
Chào bác, em nói cho vui thôi. Khi bác lái xe thì quan trọng nhất là phần đường của ai người đó đi, vì thế trong tình trạng mà bác lấn chút ít đường thì một là bác xin nhan nhanh hoặc phải nháy đèn cho xe đối diện biết hoặc bác lưu thông trên xa lộ với tốc độ cao mà phía đối diện bác quan sát thấy xe muốn vượt thì bác nháy đèn 2- 3 lần để họ biết họ nhường cho bác qua rồi họ vượt lên sau. Nhưng cẩm thận quan sát cho kỹ nhé, vì ngồi trong xe hơi ta không rễ gì nghe tiếng còi, với lại lượng xe cộ như vậy ai cũng bóp còi thì ai nghe. Chúc bác thượng lộ bình an. Hai Ho
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Giao tiếp bằng đèn chỉ sử dụng vào ban đêm, khi muốn vượt xe phía trước cùng chiều. Bạn nháy pha cốt của đèn soi đường để ra tín hiệu xin vượt. Còn ban ngày thì sử dụng coi. Một số tài xế sử dụng đèn cho cả ban ngày với hàm ý có CSGT phía trước hay không (nháy đèn pha cốt). Xe ngược chiều trả lời bằng nhiều cách (bằng tay hoặc bằng đèn). Có cả tài xế ra tín hiệu đèn ban ngày cho xe ngược chiều biết đang xin vượt (cướp đường) để đề phòng. Lâm Văn Thanh
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Nếu bạn đi đường dài gặp mấy bác tài mà nháy đèn như thế thì có trường hợp : 1. Xin đường để vượt, cảnh báo cho xe có ý định vượt từ đằng sau bạn. 2. Cảnh báo đường hẹp hoặc muốn xin vượt thẳng, cảnh báo có sự cố gì đó hay ko. 3. Cuối cùng là các bác tài báo nhau biết có CSGT ở đàng trước hay ko. Chúc bạn lái xe an toàn! Trinh Hieu
lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước
Thực ra chẳng có một quy định nào về việc nháy đèn (cũng như bóp còi) cả. Nháy đèn như thế nào, nháy một lần hay liên tục là do thói quen của từng tài xế. Ngoài ra nó còn phụ thuộc tính khí, tâm trạng của lái xe. Người điềm đạm thường nháy đèn và bóp còi nhẹ nhàng, tôn trọng người khác. Ngược lại người nóng nảy thô lỗ thường nháy đèn liên tục, bấm còi inh ỏi, liên tiếp, làm như đường chỉ của riêng anh ta. Nhìn vào cách điều khiển một chiếc xe, và nhất là nghe tiếng còi xe, nhận thấy ánh đèn nháy cũng biết được văn hóa của người lái xe. Hoàng Nghĩa Thắng
roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
Chào qúi anh Để hiểu được các tín hiệu này thì anh phải đọc lại bộ luât Giao thông một chút để có thêm kiến thức khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và người khác. Theo tôi, khi xe đối diện Nháy đèn pha 1 cái thì Xe đối diện cảnh báo về việc xin đường để vượt chướng ngại vật or là cảnh báo các nguy hiểm khác (VD: xe của mình đang chạy lấn va vạch kẻ đường sang phía đối diện). Khi xe đối diện nháy đèn pha liên tục + với bật đèn xinhan thì có nghĩa là tình trạng nguy hiểm sắp xảy ra tức thì. Vì vậy, khi gặp các tín hiệu đèn như vậy. Bạn hãy kiểm tra lại phần đường của xe đang đi, các điều kiện đảm bảo kỹ thuật khác của xe mình (vd: quên tắt đèn xinhan xin đường, ...). Chúc các anh lái xe an toàn Huỳnh Phong Lâm
biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước
Đó là tín hiệu hỏi thăm đó. Mình có ông anh thường lái xe xa, đi chung mới biết các dấu hiệu. Thường xe đi đối diện sẽ nhá đèn sương mù liên tiếp, chủ ý là hỏi mình xem đoạn đường mình đi rồi có cảnh sát giao thông ko. Trả lời bắng dấu hiệu khi 2 xe đi ngang nhau. Thai Son
tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước
Đó không đơn giản chỉ là tín hiệu xin đường, mà đó còn là tín hiệu báo có cảnh sát chốt chặn kiểm tra cách đó không xa. Ở khu vực Đồng Nai, Tiền Giang, đường xa lộ rộng thênh thang, mà tín hiệu đèn vẫn nháy liên tục để báo hiệu cho xe đi chiều ngược lại rằng "phía trước có cảnh sát". Và thực tế đúng như vậy, có cảnh sát chốt chặn thật sự, và mọi phương tiện cơ giới lúc này đều xếp hàng chạy cực kỳ chậm nối tiếp nhau như rùa bò ! Dương
phuong trinh
phuong trinh
Trả lời 14 năm trước
Xin đường và báo hiệu -Nếu bạn thấy xe ngược chiều nháy đèn và bật xi-nhan (đường cao tốc có dải phân cách) thì họ đang muốn vượt xe chạy phía trước. Nếu là xe cùng chiều đi phía sau bạn nhá đèn cũng có nghĩa là họ muốn xin vượt (cái này thường có tín hiệu kèm theo là xinhan và còi) - Nếu xe ngược chiều nhá đèn liên tục mà phía trước họ không có xe thì hãy cẩn thận, giảm tốc độ (nếu bạn đang đi quá tốc độ cho phép trên cung đường đó) vì phía trước có xxx đang chờ bạn :D. - Nếu xe ngược chiều đá đèn 2 lần cùng với động tác của tay (lắc hoặc chỉ) là họ muốn thông báo có xxx hoặc hỏi bạn trên đoạn đường bạn vừa đi qua có xxx hay không? Tuấn
biert rui
biert rui
Trả lời 14 năm trước
Khi xe ngược chiều nháy đèn bạn hiểu 2 vấn đề như sau: Thứ 1 khi xe đó qua đường hoặc đang vượt xe khác thì nháy đèn bạn hiểu là xin đường và bạn phải nhường đường cho họ. Thứ 2 là 1 tín hiệu dành riêng cho anh em tài xế đó là tín hiệu hỏi tình hình đường xá phía trước, nếu họ đi ngược chiều nháy đèn 2 cái bạn hiểu là họ hỏi tình hình đường xá phía trước như thế nào có CSGT không và bạn trả lời bằng cách nháy đèn lại 1 cái tức là đường phía trước ko có vấn đề gì hết còn nháy đèn liên tục là báo cho xe đi ngược chiều biết là phía trước có vấn đề có thể gặp CSGT. H.A
pqy
pqy
Trả lời 14 năm trước
Mang nhiều ý nghĩa Lái xe trên đường là cả một sự nghệ thuật, khéo léo và giao tiếp. Vì vậy, cách giao tiếp cũng thể hiện trình độ, tính cách và cả bản lĩnh của người lái xe nữa. Trong đó, cách giao tiếp bằng cách nháy đèn tín hiệu là một cách thông dụng nhất. Tôi sưu tầm được một vài cách sau, xin chia xẻ cùng bạn: 1. Nháy đèn khi muốn vượt xe khác (kết hợp với đèn xi nhan trái). 2. Nháy đèn khi đang vượt xe khác mà có xe ngược chiều từ phí trước để xin đường và để bác tài xe đối điện chú ý. 3. Nháy đèn cảnh báo khi xe đối diện lấn sang phần đường của mình (phòng hờ có bác tài bị ngủ gật ấy mà). 4. Nháy đèn khi lưu thông ban đêm mà xe đối điện đang sử dụng đèn pha gây chói mắt. Điều này cũng thể hiện văn hóa lái xe. Khi lưu thông ban đêm đường ngoại thành có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm nhìn. Tuy nhiên, khi thấy có xe đối diện thì phải hạ cốt để không gây chói mắt bác tài bạn, sau khi qua rồi có thể lên lại pha đi tiếp. Nếu quên sẽ bị xe đối diện nhắc nhở bằng cách nháy đèn! 5. Nháy đèn khi đến ngã 4 không có tín hiệu đèn giao thông: Khi lưu thông ban đêm, đường vắng trong nội thành thì tránh dùng còi sẽ gây ồn ào, phiền lòng người xung quanh. Khi đó sẽ sử dụng đèn thay cho còi. 6. Sau cùng, nháy đèn khi đối diện có một chiếc xe cùng loại với mình (ý là bác tài kia cũng có cùng sở thích với mình) và nếu tỏ ra phấm khích, bác tài đó cũng sẽ nháy lại để...chia xẻ với bạn. Còn cách nháy đèn cũng như cách bấm còi thôi, không phân biệt nhấp nháy như thế nào. Có vài bác tài nhấp nháy đèn rất ...điệu nghệ, nhìn rất thích. Tuy nhiên, nếu nháy đèn mà giữ hơi lâu một tí thì thể hiện bác tài đó đang giận dữ đấy. Thân chào. Đăng Khoa